Trung Cộng trải thảm đỏ đón bà Suu Kyi

Bàu Sui Kyi và Lý Khắc Cường thủ tướng Trung Cộng trong chuyền thăm TC ngày 18/08/2016

Bà Sui Kyi và thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm TC ngày 18/08/2016

Truyên thông tây phương, Nhật báo Le Figaro trong bài “Trung Cộng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi” nhận định Bắc Kinh sẽ xúc tiến cho tiến trình hòa bình giữa chính phủ Miến Điện và các nhóm nổi dậy, nhưng chủ yếu là để tân chính quyền Miến Điện không vuột khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Cộng.
Trong năm ngày qua, Trung Cộng đã trải thảm đỏ cho cố vấn Nhà nước kiêm ngoại trưởng Miến Điện. Đến thăm theo lời mời của Bắc Kinh, bà Aung San Suu Kyi đã hội đàm với ba lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Cộng là chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và chủ tịch nước. Có nghĩa là rất nhiều cơ hội để bà ca ngợi tình hữu nghị gắn bó “pauk phaw” với quốc gia láng giềng khổng lồ, cho thấy “không có phát triển bền vững nếu không có hòa bình”.

Chuyến công du này quan trọng cho cả đôi bên. Nắm quyền từ mùa xuân năm nay, bà trông cậy vào sự ủng hộ của chế độ Bắc Kinh trong công cuộc đoàn kết quốc gia, vãn hồi hòa bình – mục tiêu quan trọng nhất của bà.

Từ khi Miến Điện giành độc lập năm 1948, các nhóm nổi dậy vũ trang có tiếng là gần gũi với chính quyền cộng sản Trung Cộng, luôn chống đối quân đội chính phủ. Lãnh đạo Miến Điện có thể cảm ơn Bắc Kinh đã gây áp lực trên nhiều nhóm để họ chịu tham gia hội nghị hòa giải lịch sử ngày 31/8 tới. Hôm thứ Sáu, ông Tập Cận Bình đã khẳng định muốn “đóng một vai trò xây dựng nhằm xúc tiến tiến trình hòa bình”.

Đối với Trung Cộng, nhiều nhà quan sát ghi nhận, đây là nhằm bảo đảm cho Miến Điện không thoát khỏi vùng ảnh hưởng của mình. Từ nay nắm trọn quyền lực, thần tượng đấu tranh dân chủ có nguy cơ xích lại gần các cường quốc phương Tây.

Nhưng chuyến đi kết thúc hôm qua cho thấy bà Aung San Suu Kyi đã coi trọng quan hệ với Bắc Kinh như thế nào. Bà không hề chỉ trích Trung Cộng vi phạm nhân quyền, tỏ ra trung lập trong tranh chấp Biển Đông. Hơn nữa, bà dành chuyến công du đầu tiên bên ngoài Đông Nam Á cho Trung Cộng, còn Hoa Kỳ thì để đến tháng Chín.

Trên lãnh vực kinh tế, để giảm áp lực trong hồ sơ đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ đô la bị chính quyền ông Thein Sein cho ngưng lại do dân chúng chống đối vì tác hại đến môi trường, trước chuyến công du này bà Aung San Suu Kyi đã cho thành lập một ủy ban nghiên cứu giải quyết. Sáng kiến này được Trung Cộng hoan nghênh, nhưng ít có nhà quan sát nào cho rằng dự án sẽ được tiếp tục, mà có lẽ Miến Điện sẽ tính đến việc bồi thường.

Lính Trung Cộng đánh thuê cho quân nổi dậy Miến Điện ?

Cũng về chủ đề quan hệ Miến Điện-Trung Cộng, chuyên gia Tôn Vân (Yun Sun) của Centre Stimson tại Washington trong bài trả lời phỏng vấn báo Le Monde có cùng nhận định:

“Bắc Kinh sẽ hỗ trợ tiến trình hòa giải Miến Điện”. Sau khi xích lại gần phương Tây, Miến Điện chăm chút cho quan hệ với nước láng giềng hùng mạnh, vì Trung Cộng đang nắm trong tay chiếc chìa khóa về các nhóm thiểu số nổi dậy.

Bà Tôn Vân – đã từng đến gặp quân đội Wa (UWSA) hồi tháng Bảy – cho biết bà không thấy các trực thăng chiến đấu Trung Cộng như tạp chí Jane’s Defense Weekly đã nêu, nhưng thấy UWSA có cơ xưởng sản xuất vũ khí riêng. Họ cũng tuyển mộ cả lính đánh thuê Trung Cộng, trả lương cao – bà cũng đã trực tiếp nói chuyện với những người này.

Chuyên gia này cho rằng một hội nghị Panglong sắp tới với các phe nổi dậy không thể giải quyết được lập tức mọi vấn đề, hòa bình không thể có ngay. Các nhóm thiểu số đã quản lý lãnh địa của họ từ nhiều thập kỷ qua, tha hồ buôn lậu đủ loại tài nguyên, mang lại thu nhập rất lớn nên họ không có lợi lộc gì khi thỏa hiệp với chính quyền. Tiến trình sẽ còn kéo dài.

Bắc Kinh đã hết sức cố gắng để thuyết phục nhóm thiểu số Wa (Ngõa Bang) tham gia hội nghị – đây là một đóng góp cụ thể của Trung Cộng, gởi một đặc sứ đi dự hội nghị thượng đỉnh liên sắc tộc do nhóm Kachin tổ chức cuối tháng Bảy, và bí mật cấp 3 triệu đô la cho chính quyền Miến Điện để hỗ trợ tiến trình hòa bình.

Theo nhà phân tích, Trung Cộng có khu vực biên giới với Miến Điện an toàn, không muốn chiến sự xảy ra. Nhưng đặc biệt là “Con đường tơ lụa mới” – mô hình đắc ý của Tập Cận Bình, chạy xuyên qua châu Á nối với phần còn lại của thế giới – đi qua các vùng đất bất ổn là bang Rakhine và bang Shan. Trung Cộng đã nhắn nhủ với các nhóm nổi dậy trong khu vực này là nếu đụng đến cơ sở hạ tầng của dự án sẽ là tự sát.

Thuỵ My (RFI)

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt