Trung Cộng sẽ đưa thêm 50 giàn khoang nữa, cục diện an ninh biển Đông đi về đâu?

Hãng tin BBC vừa trích đăng một số ý kiến lượng giá cục diện an ninh và chính trị khu vực châu Á của các chuyên gia uy tín trên thế giới trong lúc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm Australia và các diễn biến tiếp tục tại Biển Đông.

Trả đài BBC tiếng Trung về đối thoại chiến lược Mỹ – Trung tuần này ở Bắc Kinh và về chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama, ông Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc cho rằng, bằng việc dồn ép Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang muốn cho các đồng minh và bạn của Mỹ thấy không nên quá tin tưởng vào Washington, qua đó hy vọng làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh đang đánh cược rằng Mỹ sẽ không lựa chọn đối đầu với Trung Quốc tại châu Á cũng giữ vị trí trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.

Sự do dự của Mỹ khi quyết định can thiệp vào các xung đột ở Trung Đông, Ukraine hay châu Á chính là nguyên nhân dẫn đến ý nghĩ này của Bắc Kinh. Tuy nhiên, rủi ro là suy tính đó có thể sai bởi lợi ích của Mỹ ở châu Á là rất quan trọng. Chẳng hạn, nếu Washington thất bại trong việc trợ giúp Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng ở Senkaku/Điếu Ngư, điều này sẽ làm tổn hại quan hệ của Mỹ với Nhật, cũng như vị trí của Washington tại khu vực.

Trung Quốc có thể đã sai lầm bởi Mỹ có thể muốn trợ giúp Nhật Bản. Đó là lý do vì sao rủi ro đối đầu là khá cao. Chúng ta có một tình huống cổ điển ở đây như hồi năm 1914 (thời điểm Thế chiến thứ nhất diễn ra). Trung Quốc nghĩ có thể dồn ép bởi Mỹ sẽ lùi bước, còn Mỹ cũng nghĩ có thể dồn ép bởi Trung Quốc sẽ lùi bước. Cả hai có thể đều sai. Ở châu Á, ông Obama muốn giữ vai trò chủ đạo của Mỹ, và phản ứng lại bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Quốc. Đó thực sự là chính sách “xoay trục” của Obama.

Ngay chính giữa của chính sách xoay trục là ý tưởng rằng nước Mỹ phải sử dụng tất cả các yếu tố của sức mạnh Mỹ để bảo vệ hiện trạng, không chấp nhận nhượng bộ với Trung Quốc như lời Tổng thống Obama đã nói. Cuối cùng, chính sách xoay trục đã không đưa lại nhiều sức mạnh Mỹ đến châu Á. Nếu nó làm được, sẽ khó để chỉ đơn giản là chấp nhận thách thức từ Trung Quốc và từ chối thỏa hiệp.
“Tôi nghĩ đó là chính sách sai lầm. Tôi cho là ông ấy không thực hiện nó một cách hiệu quả”, ông Hugh White bày tỏ.

Sau cùng, Trung Quốc hiện đang gần có một nền kinh tế lớn hơn Mỹ tính theo ngang giá sức mua (PPP). Vì thế việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ là mối nguy lớn nhất mà Mỹ từng đối mặt.

Về mặt kinh tế, họ mạnh hơn hẳn Liên Xô ngày xưa. Vì thế tôi nghĩ sẽ không thực tế cho chính sách ngoại giao của Obama khi cứ giả định rằng Mỹ có thể duy trì địa vị số một tại châu Á và từ chối thỏa hiệp với Trung Quốc. Nhưng đó là điều mà Obama đã cố làm. Ông ấy đã thử và thất bại, kết quả là uy tín an ninh của Mỹ tại châu Á đã bị xói mòn.

“Tôi nghĩ đó là những thứ mà chúng ta thấy trong việc Nhật Bản lo lắng về tương lai đồng minh của mình. Và đó là thứ đứng phía sau các thay đổi trong chính sách ngoại giao gần đây của Nhật Bản”, ông Hugh White nói thêm.

Còn bình luận gia Roger Mitton thì viết trên tờ Myanmar Times rằng, sang thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói thẳng với lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục “sử dụng mọi biện pháp có thể” để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc.

Trung Quốc dự định đưa 50 giàn khoan vào vùng biển tranh chấp trong những năm tới

Ông cũng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một giàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa thêm khoảng 50 giàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc sẽ làm.

Tác giả Erin Zimmerman thì viết trên The Diplomat: Có nhiều lợi ích trong việc tăng cường gắn kết với Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương. Trước hết, đưa Trung Quốc vào các tiến trình khu vực sẽ tạo ra môi trường gắn kết mang tính xây dựng, khuyến khích Bắc Kinh chứng tỏ ảnh hưởng tích cực của họ đến khu vực.

Thêm vào đó, các nước châu Á nhỏ hơn có thể sử dụng các tiến trình đa phương như Hội nghị Thượng định Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM – Plus) để giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc và cho thấy một mặt trận thống nhất về những vấn đề an ninh.

Sự thật là Bắc Kinh đã tăng cường tham gia vào các đối thoại đa phương, mặc dù có quá khứ chống đối điều này. Nó cho thấy sự cởi mở của Trung Quốc trong việc gắn kết khu vực, xu thế mà nên được khuyến khích bởi tất cả các quốc gia có lợi ích an ninh ở châu Á.

Theo BBC

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt