“Trung Cộng phải xin lỗi vì thái độ kiêu ngạo” tại Hội nghị thượng đỉnh Thái Bình Dương

Tổng Thống Nauru, Baron Wapa đang nổi giận vì hành vi điên rồ của quan chức ngoại giao Trung Cộng

Tổng thống Nauru, Baron Waqa nói rằng Trung Cộng phải xin lỗi vì hành vi “điên rồ” của nhà ngoại giao hàng đầu Bắc Kinh tại Diễn đàn Thượng đỉnh Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum – PIF).
Tờ Guardian dẫn lời TT Wapa: “Phía Trung Cộng yêu cầu được phát biểu trong khi chuẩn bị tới lượt Thủ tướng Tuvalu. Đặc phái viên Trung Cộng Du Qiwen có thái độ rất thiếu khiêm nhường, làm gián đoạn cuộc họp giữa lãnh đạo các quốc gia. Ông ấy chỉ là một quan chức. Có lẽ vì ông ấy đến từ một nước lớn nên ông ấy muốn bắt nạt chúng tôi. Họ không phải là bạn của chúng tôi. Họ chỉ cần chúng tôi vì mục đích riêng của họ”.

Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương viết tắt là PIF kết thúc tại Nauru hôm thứ Năm (6/9), thái độ gây tranh cãi của Trung Cộng đã trở thành sự kiện bình luận nổi bật trong suốt lịch sử 49 năm của diễn đàn.

Tổng thống Nauru, Baron Waqa (ảnh trên), hôm 4-9 cáo buộc đại diện phái đoàn Trung Cộng “cậy mạnh” và “bắt nạt” đảo quốc nhỏ bé này khi tham dự Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF).

Theo tin Reuters và SBS thì Hội nghị thượng đỉnh PIF diễn ra tại Nauru quy tụ lãnh đạo các nước thành viên và đại biểu từ Mỹ, Trung Cộng với vai trò đối tác đối thoại. Phản ứng gay gắt của Tổng thống Waqa được đưa ra sau cuộc họp kín căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo.

Theo tổng thống nước chủ nhà, đại diện phái đoàn Trung Cộng Du Qiwen trong cuộc họp đã chen ngang và yêu cầu ưu

Vị trí đảo Nauru trên vùng Nam Thái Bình dương

tiên nói trước, bất chấp Thủ tướng nước Tuvalu sắp phát biểu. Sau khi bị từ chối, Tổng thống Waqa nói rằng đại diện Trung Cộng tỏ ra “rất ngang ngược”, thậm chí tức tối xông ra ngoài và bỏ dở buổi thảo luận để tỏ thái độ không hài lòng. Tổng thống Waqa cho biết dựa trên nguyên tắc, lãnh đạo các nước phải được ưu tiên phát biểu so với đại diện ngoại giao. Vì vậy, ông Waqa chỉ trích hành động của quan chức ngoai giao Trung Cộng hoàn toàn không tôn trọng những nhà lãnh đạo hiện diện tại cuộc họp, thậm chí có xu hướng “cậy thế” cường quốc và “bắt nạt” các đảo quốc nhỏ như Nauru. Bộ Ngoại giao Trung Cộng vẫn chưa lên tiếng bình luận.

Nằm ở Nam Thái Bình Dương, Nauru có diện tích 21km2 và dân số khoảng 11.000 người. Đảo quốc này cùng với Tuvalu là hai trong số 6 quốc gia Thái Bình Dương công nhận Đài Loan và không có quan hệ ngoại giao với Trung Cộng. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Nauru đã “chọc giận” Bắc Kinh là từ chối cấp thị thực cho hộ chiếu ngoại giao của đại biểu Trung Cộng và chỉ chấp nhận cấp cho hộ chiếu cá nhân. Theo Tổng thống Waqa, đây là hiểu lầm bởi quan chức hai nước trước nay vẫn nhập cảnh qua lại bằng hộ chiếu thông thường. Tuy chỉ là chuyện nhỏ, nhưng nhiều thành viên PIF vốn nhận viện trợ và các khoản vay ưu đãi của Bắc Kinh đã tỏ ra không hài lòng, thậm chí đe dọa tẩy chay hội nghị. “Hành động đơn phương của ngài trên tư cách Tổng thống Nauru là tiền lệ nguy hiểm mà tôi cho rằng có thể không được các nhà lãnh đạo trong diễn đàn chấp nhận” – trích bức thư của Thủ tướng Samoa Tuilaepa Sailele Malielegaoi gửi Tổng thống Waqa.

Đặc sứ ngoại giao Du Qiwen  (Áo đó) của Trung Cộng tham dự PIF đòi phát biểu trước thủ tướng Tuvalu

Theo giới quan sát, phản ứng của các thành viên PIF cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng giữa lúc căng thẳng và cạnh tranh đang “nóng” lên tại Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 2006-2016, các đảo quốc khu vực đã nhận khoảng 1.78 tỉ USD viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ Bắc Kinh, dấy lên lo ngại nguy cơ “bẫy nợ”. Trước “quyền lực mềm” mà đại cường Trung Cộng sử dụng, Úc cùng New Zealand gần đây bắt đầu tăng tốc loạt chương trình viện trợ nhằm duy trì ảnh hưởng tại khu vực được coi là “sân sau” của họ.

Theo Guardian, Reuters và SBS

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt