Trung Cộng ký thỏa thuận thuê đảo Thái Bình Dương ở Solomon

Vị trí của Đảo Quốc Solomon trên Thái Bình Dương

Lời người post: Quần đảo Solomon nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28,400 km². Thủ đô là Honiara, nằm trên đảo Guadalcanal.

Nhiều sử gia cho rằng người dân đảo quốc này chính là hậu duệ của người Melanesia cổ, sinh sống từ mấy ngàn năm trước. Vào thập niên 1890, thực dân Anh đã thiết lập nền cai trị vùng đất này. Trong thời gian 1942-1945, đảo quốc này chịu tổn thất rất lớn trong Đệ II Thế Chiến. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra trong Chiến dịch quần đảo Solomon, trong đó có Trận Guadalcanal gây thiệt hại nặng nề cho Solomon. Năm 1976, chính quyền tự trị ra đời. Hai năm sau đó, Solomon chính thức trở thành đảo quốc độc lập và là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.

Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trước sự bất lực của chính quyền Solomon. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Úc gọi tắt là RAMSI (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands) được gửi đến với “Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon” nhằm thiết lập lại nền hòa bình và  giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang.

Solomon trước đây là đồng minh của Đài Loan, nay tuyên bố cắt đứt liên hệ với Đài Loan và bắt tay với Trung Cộng, và gần đây Trung Cộng thuê đảo Tulagi của Solomon.

Theo tài liệu của AFP đăng trên Asia Times hôm thứ Năm 17/10/2019 cho biết: Một ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố quốc gia  Solomon làm đồng minh mới nhất của họ trong khu vực quan trọng chiến lược tại Thái Bình Dương, thì Trung Cộng đã ký thuê một hòn đảo Tulagi trong chuỗi đảo của quốc gia Solomon.

Theo tài liệu tiết lộ, đó là hòn đảo thuộc tỉnh miền Trung Solomon đã từng thỏa thuận hợp tác chiến lược của người Hồi giáo, Tulagi là nơi có hải cảng nước sâu mà Hải Quân rất thèm muốn.
Một ngày trước đó, Trung Cộng và Solomon đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao sau khi Bắc Kinh mua chuộc quốc gia Thái Bình Dương nghèo nàn này chấm đứt đồng minh với đối thủ truyền kiếp là Đài Loan và trở thành đồng minh của Bắc Kinh.

Tulagi, một hòn đảo khoảng hai cây số vuông, dân số 1200 người, là một cựu căn cứ hải quân Nhật Bản và là nơi đã xảy ra những trận giao tranh ác liệt trong thời Đệ II Thế Chiến.

Trong bản thỏa thuận với Trung Cộng,  đề cập đến việc phát triển một nhà máy lọc dầu trên đảo, nhưng mưu đồ của Trung Cộng  “nhất cử lưỡng tiện”. Không những dùng làm nhà máy lọc dầu mà qua đó xây căn cứ quân sự Hải Quân của Trung Cộng. Điều này chắc chắn sẽ gây lo ngại đối với Hoa Kỳ và Úc ở Thái Bình Dương.

Chính quyền miền Trung Solomon ước muốn cho Trung Cộng thuê toàn bộ đảo Tulagi để phát triển như một đặc khu kinh tế. Với bao gồm cả bất kỳ ngành công nghiệp nào khác phù hợp để phát triển, bao gồm cả phát triển dầu khí. Trung Cộng cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm rằng họ cam kết hợp tác với Solomon trong một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, cơ sở hạ tầng, ngư nghiệp và du lịch. 

Động cơ chiến lược (Strategic motives)

Jonathan Pryke, giám đốc chính sách đối ngoại có văn phòng tại Sydney, Úc Đại Lợi, trong chương trình Lowy Institute – Pacific, đã nói rằng chẳng có gì lạ khi Trung Cộng hứa sẽ khai triển các đặc khu kinh tế như vậy cho các quốc gia đang phát triển và rất khao khác về đầu tư.

Ông nói với AFP rằng điều đáng sợ hãi là các khu vực này có thể lần lượt tạo ra các khu vực hoạt động quân sự của Trung Cộng, theo thời gian phát triển thành những căn cứ chiến lược lâu dài.

Câu hỏi đặt ra cho Solomon, căn cứ hải quân nước sâu ở đó có sử dụng cho chiến lược của Trung Cộng trong chiều hướng mới hay không?

Đài Loan trước đây là đồng minh lớn nhất của Solomon tại khu vực Thái Bình Dương và Solomon đã quyết định từ bỏ Đài Loan sau nhiều tháng đầu cơ của Trung Cộng. Hành động này được xem là một cuộc đảo chính ngoại giao lớn đối với Bắc Kinh. Vài ngày sau, một nước nhỏ trung thành khác với Đài Loan trong khu vực Thái Bình Dương, Cộng Hòa Kiribati cũng làm như vậy. 

Trung Cộng với các đảo quốc Thái Bình Dương 

Những thủ đoạn của Trung Cộng tại các nước Thái Bình Dương, khiến Đài Loan chỉ còn 4 quốc gia đồng minh ở Thái Bình Dương và 15 quốc gia trên toàn thế giới, đây là một điều báo động đỏ đối với các cường quốc dân chủ truyền thống phương Tây đặc biệt lưu tâm.

Thái Bình Dương từ lâu đã trở thành một chiến trường giữa Đài Loan và Trung Cộng, các nhà lãnh đạo địa phương thường xấu xé tranh dành với nhau để kiếm lợi nhuận. Về phía Trung Cộng, họ đã trở nên quyết đoán hơn ở Thái Bình Dương khi sức mạnh kinh tế của nước này tăng lên. Bắc Kinh xem Đài Loan là một quốc gia nổi loạn cuối cùng sẽ được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.

Các đối thủ nặng ký khác trong khu vực, đặc biệt là Úc Đại Lợi, lo ngại rằng mục đích tối thượng của Bắc Kinh là thiết lập một căn cứ hải quân ở Thái Bình Dương, nơi sẽ gia tăng đáng kể về lực lượng quân sự trong khu vực.  Với những hành động như vậy, Trung Cộng có khả năng sẽ vượt qua địa lý xa xôi cách trở, vì những nơi đó đã cung cấp cho Úc và New Zealand những căn cứ quốc phòng có giá trị.  

Tuy vậy, sự thỏa thuận của Trung Cộng với tỉnh miền Trung của Solomon chưa được chính quyền trung ương Solomon ở thủ đô Honiara chấp thuận.  Thủ tướng miền Trung, ông Stanley Manetiva đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Đài New Zealand: Nói thật, ở đây, việc cho thuê Tulagi sẽ không thể thực hiện được. Không có gì sẽ xảy ra trên thỏa thuận.  Dù thỏa thuận có được tiến hành hay không, Viện Lowy Institute’s Pryke cho biết những biến động ngoại giao giữa Trung Cộng và Đài Loan đang ảnh hưởng đến tình hình tốt trong khu vực Thái Bình Dương.

Ông Stanley nói tiếp: Tham nhũng rất khó lường và các hệ thống bảo trợ vẫn còn tồn tại và tốt ở Thái Bình Dương từ lâu trước làn sóng xâm lược mới của Trung Cộng.  Tuy nhiên, sự có mặt của Trung Cộng đang diễn ra vội vàng, cần thời gian mua chuộc, và nó chắc chắn làm cho nạn tham nhũng ở Thái Bình Dương trở nên tồi tệ hơn.

Theo AFP và ASIAN TIMES

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt