Trung Cộng kỷ niệm 100 năm cầm quyền tàn bạo

100 năm máu lửa cho dân Tàu dưới các thời kỳ cai trị độc tài tàn bạo của Tàu Cộng

Vào ngày 1 tháng 7 tới đây, Đảng Cộng Sản Tàu  (ĐCST) sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Đảng. Đảng này luôn vênh váo tự cho mình là “vĩ đại, vinh quang, đỉnh cao trí tuệ loài người”. Và khi bắt đầu bước sang thế kỷ thứ II của ĐCST vào ngày 1/07/2021, họ cũng tự hào đảng này tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; thậm chí còn tỏ ra thách thức với quốc tế dựa vào “sức mạnh bong bóng” của mình.
Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều người đã nghĩ rằng Trung Cộng sẽ sụp đổ theo. Đó là những điều không xẩy ra như mọi người mong đợi. Mà gần đây Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13/6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Cộng, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Cộng] hay không!”. TT Joe Biden hãy dùng sức mạnh vô địch siêu cường càng sớm càng tốt thì sẽ giải quyết ĐCST – để lâu thì “đêm dài lắm mộng!”

Một đảng đã cai trị dân số lớn nhất thế giới trong 72 năm với “đảng cử dân bầu” chứ không phải do 1.4 tỉ người dân Trung Hoa quyết định bầu lên.

Tuy vậy ĐCST không cho đó là một kỷ lục trên thế giới mà Tập Cận Bình đang hô hào. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn, tương tự như  Đảng Cộng Sản Bắc Hàn, hay Việt Nam. Nhưng không có chế độ cộng sản nào chuyển mình được để đưa nền kinh tế đi lên mà bây giờ xem như lớn thứ hai thế giới với những con đường cao tốc và hệ thống đường sắt ở Trung Cộng mà hệ thống giao thông cũ của Mỹ cần chú ý.

Trung Cộng đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất trong các nước cộng sản thế giới, nhờ vào các yếu tố:

1) Rất độc ác và tàn nhẫn: họ từng tan sát các cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn vào năm 1989.  Giết người biểu tình bằng súng liên thanh, đe dọa cả dân Trung Hoa phải cúi đầu khuất phục.

Các nhà lãnh đạo Trung Cộng tiếp theo Đặng Tiểu Bình không có dấu hiệu hối hận về vụ thảm sát ghê tởm này! Ngược lại, nay Tập Cận Bình cho rằng Cộng Sản Liên Xô sụp đổ vì các nhà lãnh đạo Moskva không đủ “sức mạnh đứng lên và kháng cự” tại những thời điểm quan trọng. Điều đó hàm ý rằng: các ông không tàn ác bằng chúng tôi, không có gan để tàn sát những người biểu tình tay không bằng súng đại liên và xe bọc thép!

2) Khả năng cầm quyền lâu dài của ĐCST là sự linh hoạt về ý thức hệ: Chỉ vài năm sau khi Mao qua đời, năm 1976, nhà lãnh đạo mới – Đặng Tiểu Bình, bắt đầu loại bỏ các “công xã nhân dân” vốn kiềm chế năng suất lao động của Mao,  và thiết lập các lực lượng thị trường với khẩu hiệu “mèo trắng hay mèo đen hễ bắt được chuột là tốt”. Những người trung thành chủ nghĩa Mao đã không hài lòng, nhưng sản lượng sản xuất đã tăng vọt. Sau biến cố Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên Xô, Đặng đã chiến đấu chống lại các thành phần bảo thủ theo chủ nghĩa Mao và đón nhận mở cửa kinh tế thị trường tư bản. Điều này dẫn đến việc đóng cửa nhiều công ty quốc doanh nhà nước và tư nhân hóa nhà ở. Hàng triệu người mất việc làm, nhưng Trung Cộng đã có sự phát triển nhất định về kinh tế.

Dưới thời Tập Cận Bình ngày nay, ĐCST đã thay đổi một lần nữa nhằm tập trung vào ý thức hệ chính thống, cho nên tư tưởng Mao một lần nữa được “thần thánh hóa” theo chiều hướng Tập Cận Bình. Các cán bộ của Đảng thấm nhuần “tư tưởng Tập Cận Bình”. Bộ máy hành chính, quân đội và cảnh sát đã thanh trừng những giới chức tham nhũng bằng chính sách “đả hổ diệt ruồi”. Các doanh nghiệp lớn đang được chấn chỉnh. Tập Cận Bình đã xây dựng lại Đảng Cộng Sản Tàu từ cơ sở, tạo ra một mạng lưới mật vụ dày đặc theo dõi ở địa phương và đưa đảng viên mật vào các công ty tư nhân để giám sát họ. Xã hội chưa bao giờ bị kiểm soát chặt chẽ như vậy kể từ thời Mao.

3) Nguyên nhân thứ ba dẫn đến thành công của đảng là Trung Cộng đã không biến mình thành một chế độ “ăn cướp” hoàn toàn:  ĐCST dùng nhóm lợi ích bảo vệ Tập Cận Bình, họ tướt đoạt tài sản quần chúng từng phần như của cải dành ưu tiên cho những người có quan hệ hảo hữu với ĐCST. Tham nhũng đãi ngộ phe nhóm bảo vệ Tập, và những gia đình quyền lực nhất trong ĐCST thuộc nhóm Tập là những “tư bản đỏ”… ĐCST ăn nhưng có nhả ra phần nào để người dân Tàu cảm thấy cuộc sống của họ đang thay đổi về vật chất. ĐCST đã bãi bỏ thuế nông thôn, trợ cấp chăm sóc y tế ở thôn quê. Tuy chưa được nhiều, nhưng cũng giảm phần nào sự uất hận ở ông thôn, nhằm tránh cuộc khởi nghĩa tương tự của nông dân Thái Bình Thiên Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh do Hồng Tú Toàn lãnh đạo vào giữa thế kỷ thứ 19.

Trong những năm qua, các nhà quan sát phương Tây đã tìm ra rất nhiều lý do để dự đoán sự sụp đổ của ĐCST như: 

– Sự kiểm soát của một nhà nước độc đảng sẽ không thể tương ứng với sự tự do mà một nền kinh tế hiện đại yêu cầu. Sự chông chênh đó sẽ nổ ra một biến cố chính trị. Điều này khó tìm tìm ra ở Trung Cộng!

– Một ngày nào đó, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng sẽ cạn kiệt theo luật thăng trầm kinh tế, dẫn đến sự vỡ mộng của người dân và các cuộc biểu tình sẽ nổ ra. Hoặc tầng lớp trung lưu rộng lớn mà tăng trưởng kinh tế tạo ra chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều quyền tự do hơn – đặc biệt là vì rất nhiều con cái của họ đã được tự mình  trải nghiệm dân chủ khi họ theo học ở phương Tây. Không phải! Thái tử đỏ bảo vệ quyền lợi độc tài của họ và còn bạo hành hơn lớp cha ông chúng nó như Kim Jong-un ở Bắc hàn du học Thụy Sĩ về.

Những suy luận đó có thể xẩy ra trong chế độ độc tài dictatorship, chứ không thể  xẩy ra trong một chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản theo chủ nghĩa totalitarianism. Xin mấy chính trị Tây Phương ngừng đoán mò.

Không đảng chính trị  nào tồn tại mãi mãi – đây là quy luật cần suy ngẫm

Mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Tập Cận Bình không đến từ quần chúng, mà từ chính nội bộ đảng. Bất chấp mọi nỗ lực chèn ép của Tập, đảng vẫn có chủ nghĩa bè phái, sự thiếu trung thành và sự buông thả về ý thức hệ. Các đối thủ bị cáo buộc âm mưu tiếm quyền đã bị bỏ tù, nhưng nền chính trị Trung Cộng ngày càng trở nên thiếu minh bạch hơn trong những thập niên qua, những cuộc thanh trừng không ngừng của Tập Cận Bình cho thấy càng thanh trừng càng rộ lên nhiều kẻ thù đang ẩn hiện khắp đâu đây.

Thời điểm bất ổn lớn nhất có thể sẽ là thời điểm diễn ra sự chuyển giao quyền lực. Không biết ai sẽ thay thế Tập Cận Bình, hoặc thậm chí đâu là những quy tắc điều chỉnh quá trình chuyển giao đó. Khi loại bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước vào năm 2018, Tập đã báo hiệu rằng ông muốn nắm giữ quyền lực vô thời hạn. Nhưng điều đó có thể làm cho việc chuyển giao quyền lực sau này rối răm thêm và hổn loạn. Đến một lúc nào đó, triều đại này của Trung Cộng cũng sẽ cáo chung.

Lê Thành Nhân

Tham khảo tài liệu của tạp chí Economic: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt