Trung Cộng: Giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời

Các nhà dân chủ Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, trước Văn Phòng Liên Lạc của Tàu Cộng. Ảnh ngày 13/07/2017 (Ảnh: Reuters)

Bị giam tù từ năm 2009, sau đó được trả tự do có điều kiện vào cuối tháng 06/2017 vì lý do sức khỏe, nhà ly khai Tàu Cộng Lưu Hiểu Ba đã qua đời hôm nay, 13/07/2017, tại một bệnh viện ở Trầm Dương (Shenyang), tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), do bị ung thư gan.
Kể từ khi tham gia vào việc soạn thảo dự án cải cách Hiến Pháp Tàu Cộng, giải Nobel Hòa Bình 2010 đã trở thành nhà ly khai đáng thù ghét nhất trong con mắt của Bắc Kinh.

Tên tuổi Lưu Hiểu Ba không xuất hiện trên báo chí Tàu Cộng kể từ ngày 08/10/2010. Tất cả các phương tiện truyền thông chính thức Tàu Cộng không hề nhắc đến tên ông. Đối với Bắc Kinh, thì tại Tàu Cộng không có giới ly khai, chỉ có những kẻ phạm tội hình sự. Hồi mùa thu năm 2010, thông báo trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh đánh giá là “xấu xa”.

Lật đổ chính quyền Nhà nước

Từng tham gia phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Thiên An Môn, bị đưa đi trại cải tạo trong thời gian 1996 – 1999, rồi bị sa thải khỏi trường đại học, nhà văn Lưu Hiểu Ba đã tiếp tục xuất bản các tác phẩm của mình thông qua ngả Hồng Kông, cho dù vẫn bị các nhân viên công an theo dõi chặt chẽ. Vào tháng 12/2008, Lưu Hiểu Ba bị bắt và bị tống giam tại một nhà tù ở phía bắc Tàu Cộng với lý do “kích động lật đổ chính quyền Nhà nước“. Tội của ông là đã dám đòi áp dụng Hiến Pháp Tàu Cộng và các quyền ghi trong Hiến Pháp, và các đòi hỏi này được ghi trong một tài liệu dựa theo khuôn mẫu “Hiến Chương 77” của nhà ly khai Tiệp Khắc Vaclav Havel.

Quả thực là Lưu Hiểu Ba đã tham gia vào việc soạn thảo “Hiến Chương 08″“, ban đầu có tới 303 trí thức ký tên, sau đó có rất nhiều người khác tham gia.

Bình thường ra, người Tàu Cộng coi số 8 là số mang lại niềm may mắn. Thế nhưng, Bắc Kinh đã nổi đóa với “Hiến Chương 08” nhưng không làm nhụt chí nhà ly khai. Là người đấu tranh không mệt mỏi cho dân chủ, cực kỳ lạc quan, Lưu Hiểu Ba, lúc còn sức lực, vẫn tiếp tục chạy mỗi ngày một giờ ở trong tù, người thân của ông cho biết như vậy.

Giết gà dọa khỉ”

Cái chết của Lưu Hiểu Ba ngày hôm nay 13/07, đánh dấu sự chấm dứt một “mùa xuân” đối với các nhà tranh đấu cho dân chủ tại Tàu Cộng. Được đăng tải nhân dịp một trăm năm Hiến Pháp Tàu Cộng và kỷ niệm 60 năm bản Tuyên bố phổ quát về nhân quyền, bản “Hiến Chương 08” đã gây tiếng vang trong một thời gian dài. Ví dụ như vào thời điểm Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh, giới trí thức Tàu Cộng đã nuôi hy vọng có cải cách. Thế nhưng sau đó đã có nhiều đợt trấn áp trong xã hội dân sự. Hàng chục ngàn luật sư và nhà tranh đấu cho nhân quyền đã bị bắt hoặc bị bắt buộc phải im lặng.

Tàu Cộng có ngạn ngữ : “Giết gà dọa khỉ“. Trong nhiều năm trời, các luật sư của Lưu Hiểu Ba đã đòi trả tự do cho ông vì lý do sức khỏe và trị bệnh. Ngược với Đà Lai Lạt Ma, một kẻ thù khác của Bắc Kinh, Lưu Hiểu Ba chưa bao giờ lên tiếng từ trong tù.

Nhà ly khai có cùng triết lý về bất bạo động với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, sống lưu vong tại Dharamsala, Ấn Độ. Trong phiên tòa xét xử ông năm 2009, Lưu Hiểu Ba tuyên bố : “Tôi muốn nhắc lại với cái chế độ đã tước quyền tự do của tôi là tôi không có kẻ thù, tôi không thù oán”.

Bị truy đuổi, trấn áp và bỏ tù, Lưu Hiểu Ba đã kết hôn nhưng không có con. Vợ ông, bà Lưu Hạ, bị quản thúc tại gia, kể từ khi chồng bà được trao giải Nobel Hòa Bình.

Tin RFI/VOA

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt