Trung Cộng đã nuôi dưỡng bao nhiêu “kẻ hai mặt” trong giới khoa học tinh anh của Mỹ?

Charles Lieber bị xử tôi tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ ở Boston, Massachusetts (Ảnh: Brian Snyder/Reuters)

Charles Lieber, trưởng khoa Hóa Học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ gần đây đã bị kết án nhiều tội danh, bao gồm nói dối về việc nhận tài trợ từ Chương Trình Ngàn Nhân Tài của Trung Cộng. Trước đó, hơn 100 giáo sư, đặc biệt là những người Mỹ gốc Hoa hoặc có mối quan hệ với ông, đã biện minh cho hành vi của ông, một số thậm chí còn biện minh cho ông với lý do “phân biệt đối xử với người châu Á”. Phán quyết của bồi thẩm đoàn tòa án Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những “kẻ 2 mặt” trong các trường đại học và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ.

Charles Lieber tập trung vào khoa học nano. Kỹ thuật công nghệ nano là một ứng dụng của khoa học nano, nó có thể thay đổi triệt để tất cả các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến sản xuất. Công trình của ông được cho là sẽ góp phần phát triển “cảm biến điện tử nano sinh học có khả năng phát hiện bệnh ở cấp độ hạt virus có tính truyền nhiễm đơn lẻ”. Ông và các đồng sự cộng tác của mình có hơn 35 bằng sáng chế.

Là một trong những nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, Charles Lieber đã nhận được hơn 15 triệu đô la tài trợ từ Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (DOD) Mỹ. Một phần của yêu cầu đối với các khoản tài trợ này là phải tiết lộ các xung đột lợi ích quan trọng, bao gồm hỗ trợ tài chính từ các tổ chức nước ngoài. Tuy nhiên, Charles Lieber đã không tiết lộ chức vị “khoa học gia chiến lược của Đại học Kỹ thuật công nghệ Vũ Hán, Trung Cộng” và ông đã tham gia “Chương trình Ngàn Nhân Tài” (TTP) của Trung Cộng trong thời gian 5 năm từ năm 2012 – 2017.

Trung Cộng đã khởi động Chương Trình Ngàn Nhân Tài vào năm 2008 để “thu hút, chiêu mộ và cung cấp nhân tài khoa học trình độ cao nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học, thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia của Trung Cộng”. Chương trình do Trung Cộng trực tiếp điều hành và Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) chịu trách nhiệm thực hiện. Chương trình này thường nhắm đến các chuyên viên và các nhà nghiên cứu hàng đầu làm việc trong các lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), bất kể quốc tịch hay chủng tộc. Chương trình này cho phép ĐCST tận dụng sự cởi mở và tự do học thuật của các nền dân chủ Tây phương để có được sự phát triển kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu hàng đầu từ nước ngoài.

Charles Lieber là một ví dụ điển hình về cách thức hoạt động của Chương Trình Ngàn Nhân Tài. Theo hồ sơ của tòa án, Đại Học Kỹ thuật công nghệ Vũ Hán đã trả cho Charles Lieber mức lương hàng tháng 50,000 USD (600,000 USD/năm), chi phí sinh hoạt hàng năm 150,000 USD, và hơn 1.5 triệu USD để thành lập một phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Trung Cộng. Đổi lại, Charles Lieber phải làm việc cho Đại học Kỹ thuật Kỹ thuật Công nghệ Vũ Hán ít nhất 9 tháng mỗi năm. Chức trách của ông bao gồm “trình báo các dự án hợp tác quốc tế, đào tạo giáo viên trẻ và nghiên cứu sinh tiến sĩ, tổ chức các hội nghị quốc tế, xin cấp bằng sáng chế, và xuất bản các bài báo dưới tên Đại học Kỹ thuật công nghệ Vũ Hán”.

Việc nhận tài trợ ngay cả khi nằm trong biên chế của các trường đại học nước ngoài không phải là bất hợp pháp. Tuy nhiên, luật pháp yêu cầu Charles Lieber phải tiết lộ các giao dịch tài chính này khi làm việc trong các dự án do NIH và DOD tài trợ. Tuy nhiên, Charles Lieber không những không chủ động tiết lộ sự quan hệ của mình với Đại học Kỹ thuật công nghệ Vũ Hán và Chương Trình Ngàn Nhân Tài mà còn liên tục phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ đó khi bị NIH và DOD nhiều lần chất vấn. Charles Lieber không phải là người duy nhất của Chương Trình Ngàn Nhân Tài che giấu việc nhận tiền lương và việc tham gia làm việc cho Trung Cộng. Nhiều người tham gia chương trình này không tiết lộ sự tham gia của họ cũng như bất kỳ phần thưởng tài chính nào mà họ nhận được. Ví dụ, các nhà quản lý từ hệ thống Đại học Texas A&M đã phát hiện ra rằng hơn 100 giảng viên của trường họ tham gia vào Chương Trình Ngàn Nhân Tài, nhưng chỉ có 5 người tiết lộ sự tham gia của mình.

Phương thức thực thi Chương Trình Ngàn Nhân Tài (TTP) này đã gây ra mối quan tâm nghiêm trọng. Đầu tiên, trong quá trình ghi danh vào TTP, một số ứng viên nhiều triển vọng phải gửi chi tiết nghiên cứu của họ cho các tổ chức do ĐCST trực tiếp điều hành để phê duyệt. Các tổ chức của Trung Cộng thường yêu cầu các học giả TTP ký các hợp đồng để ràng buộc pháp lý có các điều khoản bị Chính phủ Mỹ cho là vi phạm “Tiêu Chuẩn Liêm Chính Trong Nghiên Cứu” Mỹ. Họ cũng đặt các thành viên TTP vào một tình thế nguy hiểm là liên quan đến pháp luật và phá hoại các chuẩn mực khoa học cơ bản về tính minh bạch, có lợi cho nhau và tính liêm chính của Mỹ. Mối quan tâm thứ hai là nhiều kỹ thuật công nghệ và nghiên cứu được các cơ quan nghiên cứu Trung Cộng theo đuổi thường có cả ứng dụng dân sự và quân sự. Do đó chính quyền Mỹ đương nhiên lo lắng rằng việc TTP chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho Trung Cộng có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Các nhà chức trách của Mỹ vẫn chưa nhận ra mối đe dọa của TTP. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Trump, FBI và các cơ quan khác của Chính phủ Mỹ cuối cùng đã bắt đầu tăng cường giám sát mối quan hệ giữa những người nhận trợ cấp của Liên Bang Hoa Kỳ và Trung Cộng. Bộ Tư pháp Mỹ đã mở 24 vụ kiện đối với các nhà khoa học Mỹ. Trong đó, tờ Wall Street Journal đưa tin “9 bị cáo đã nhận tội. Ngoài ra có 6 bị cáo khác đã hoàn toàn được miễn trừ, trong đó có 5 quan chức tuyên bố họ bác bỏ cáo buộc, các nhà khoa học liên quan đã bị giam giữ hoặc bị hạn chế trong một năm và đã chịu đựng đủ sự trừng phạt rồi.”

Các trường đại học và nhà khoa học Mỹ đã phản kích các hành động của Chính phủ Mỹ, họ cho rằng hợp tác khoa học xuyên biên giới vốn dĩ có lợi cho sự phát triển khoa học. Mặc dù luận điểm này có thể có giá trị trong các tình huống khác, nhưng nó đã bỏ qua bản chất thực sự của ĐCST và cách mà ĐCST điều hành xã hội Trung Cộng.

ĐCST coi các trường đại học và tổ chức nghiên cứu của Trung Cộng là tiền tuyến để hiện thực hóa tham vọng thống trị thế giới. Do đó, các cơ quan này của Trung Cộng sẽ không bao giờ là các cơ quan thuần túy hướng về học thuật như ở Mỹ. Mọi thứ ở Trung Cộng, kể cả các trường đại học, đều phải phục vụ nhu cầu của Đảng Cộng Sản Tàu. Đối với ĐCST mà nói, TTP đã đạt được nhiều thành công. Theo báo cáo, tính đến năm 2017, Trung Cộng đã chiêu mộ 7,000 nhà nghiên cứu và nhà khoa học, bao gồm 70 người đoạt giải Nobel, hơn 300 nhà nghiên cứu của Chính Phủ Mỹ và hơn 600 nhân viên công ty Mỹ. Những kiến ​​thức về kỹ thuật công nghệ được chia sẻ bởi các nhà khoa học này đã góp phần vào việc Trung Cộng thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ với tốc độ kinh ngạc.

Chúng ta đã chứng kiến ​​một số ảnh hưởng đáng sợ của Trung Cộng tinh ma về kỹ thuật công nghệ. ĐCST đã thiết lập hệ thống giám sát rộng rãi nhất để giám sát công dân của mình và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trung Cộng cũng xuất khẩu thiết bị giám sát của mình để hỗ trợ các chế độ độc tài khác nhằm thực hiện các hoạt động tương tự đối với công dân của họ. Tiến bộ kỹ thuật công nghệ của Trung Cộng cũng cho phép ĐCST hiện đại hóa quân đội và phát triển vũ khí tiên tiến. Ví dụ, Trung Cộng gần đây đã thử nghiệm hỏa tiễn nguyên tử siêu thanh dựa trên những thiết kế của các nhà khoa học NASA, điều này đã gây chấn động trong giới quân sự và tình báo Mỹ. Hỏa tiễn “di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có thể đạt khoảng cách lên tới 1,500 dặm”. Nếu hôm nay Trung Cộng và Mỹ khai chiến, những vũ khí như vậy sẽ khiến Mỹ gặp nguy hiểm khôn lường.

Do đó, các nhà khoa học, trường đại học và cơ quan nghiên cứu của Mỹ không thể ngây thơ coi sự hợp tác của họ với Trung Cộng là trao đổi khoa học một cách tự nhiên và vô hại. Họ phải nhận thức được những rủi ro địa chính trị nghiêm trọng và vi phạm đạo đức của những hợp tác xuyên biên giới này. Họ phải cố hết sức để làm phần việc của mình, đó là không cho phép các chế độ độc tài sử dụng kiến ​​thức kỹ thuật công nghệ của họ để đe dọa các giá trị dân chủ và tự do. Các cơ quan thực thi pháp luật liên quan của chính phủ Mỹ, đặc biệt là FBI, phải tăng cường điều tra và trừng phạt những vi phạm trong giới khoa học, để những ai vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Hồ Hạo (viết theo The Vision Times)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt