Trung Cộng bị che mắt trước thách thức lịch sử đối với Dự án Vành đai và Con đường tại G20

TT Mỹ Biden (giữa) và Thủ tướng Ấn Modi (phải) cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 ở New Delhi (9&10/09/2023), ra đời một dự án lịch sử để chống lại ảnh hưởng của Trung Cộng (Ảnh: Ludivic Marin/AFP qua Getty Images)

Lời người post: Từ hơn một tháng nay, khi ông Joe Biden tuyên bố “Tôi đã nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tới G20. Ông ấy muốn nâng chúng tôi [Mỹ] lên thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc” và “tôi sẽ đến thăm Việt Nam sớm”. Từ đó, truyền thông và dư luận của người Việt trong và ngoài nước tập trung vào việc ấy. Quả thật Joe Biden năm nay 81 tuổi mà còn cứng chân “nhảy vọt” quan hệ ngoại giao hai bậc từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện” bỏ qua “đối tác chiến lược” (Biden nhảy vọt thực chất như thế nào sẽ nói sau). Tuy vậy, chúng ta không nên quên một sự kiện cực kỳ quan trọng ngày 9-10/09/2023 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ về Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 đã “bày binh bố trận” đánh sập Vành Đai và Con Đường (BRI) của Trung Cộng như thế nào? Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 là diện tấn công Trung Cộng trong khi Việt Nam chỉ là điểm.
Tạp chí Newsweek có một bài bình luận giá trị:
Trung Cộng bị che mắt trước thách thức lịch sử đối với Dự án Vành đai và Con đường tại G20″ do Danish Manzoor (Baht), Giám Đốc ban biên tập Châu Á của tạp chí Newsweek biên soạn:

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đồng chủ tọa Hội Nghị Đặc Biệt tại thủ đô New Delhi của 20 nước giàu nhất thế giới gọi là G20 nhằm đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu gọi là Partnership for Global Infrastructure and Investment (PGII) (1) và Hành Lang Kinh Tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu International Maritime Employers’ Council (IMEC) vào ngày 09/09/2023 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 ở New Delhi, Ấn Độ. Sự kiện này có sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ EU, Pháp, Đức, Ý, Mauritius, UAE, Ả Rập Saudi và Ngân Hàng Thế giới (World Bank).

PGII là một sáng kiến với mục đích giúp đỡ về cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển và đẩy nhanh các mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu. Mặt khác, đối với IMEC gồm hành lang phía Đông nối Ấn Độ với khu vực Vịnh Ả Rập và hành lang phía Bắc nối Vùng Vịnh với Châu Âu gồm hệ thống vận chuyển đường sắt, đường thủy và đường bộ.

Sáng kiến lịch sử của các nước G20 thể hiện chiến lược của các nước tham gia nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và thúc đẩy sự phát triển trên khắp Châu Á, Trung Đông và Châu Âu. G20 cho rằng đây là một hành động tập thể nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu tích hợp và bền vững, tập trung vào năng lượng sạch, kết nối kỹ thuật cao và cung cấp chuỗi cung ứng an toàn cho thế giới.

Điều quan trọng nhất đó là thách thức trực tiếp đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road / BRI) của Trung Cộng, nó cung cấp cho các nước trong khu vực một giải pháp thay thế để phát triển cơ sở hạ tầng và hợp tác kinh tế một cách an toàn và nhân bản. Ngoài ra, nó thể hiện tầm nhìn chung giữa các quốc gia tham gia với một tương lai mở rộng, an toàn và thịnh vượng, có thể được hiểu là một chiến lược nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Cộng trong khu vực.

Thủ tướng Modi nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối kỹ thuật cao và tài chính với nhận xét của mình, đồng thời lưu ý rằng IMEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi sự hội nhập kinh tế giữa Ấn Độ và Châu Âu. Ông đăng trên hệ thống mạng X (rước đây là Twitter) rằng: “Bắt đầu hành trình của những khát vọng và ước mơ chung, Hành Lang Kinh Tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu hứa hẹn sẽ là ngọn hải đăng của sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ chung”“Khi lịch sử mở ra, mong sao hành lang này là chứng minh cho những nỗ lực và sự đoàn kết của con người trên khắp các châu lục.”

Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc đã chi tiết về sáng kiến này một cách rõ ràng hơn: “Hôm nay, chúng tôi, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Pháp, Đức, Ý và Liên Minh Châu Âu (EU) đã công bố một bản ghi nhớ và cam kết hợp tác cùng nhau phát triển Hành Lang Kinh Tế Ấn Độ – Trung Đông – Châu Âu mới. Thông qua Hành lang kinh tế Ấn Độ – Trung Đông – Châu Âu, chúng tôi mong muốn mở ra một kỷ nguyên mới về kết nối bằng đường sắt, được kết nối thông qua các hải cảng nối Châu Âu, Trung Đông và Châu Á”.

Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nêu bật các mục tiêu liên kết cả hai châu lục với các trung tâm thương mại, tạo điều kiện phát triển và xuất hàng năng lượng sạch, mở rộng khả năng tiếp cận đáng tin cậy, cho phép đổi mới kỹ thuật công nghệ năng lượng sạch tối tân và kết nối cộng đồng với hệ thống Internet an toàn và ổn định.

Nó cũng nhấn mạnh ý định thúc đẩy hoạt động thương mại và sản xuất hiện có, tăng cường an ninh lương thực và chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút các khoản đầu tư mới từ các quốc gia muốn hợp tác với nhau, bao gồm cả khu vực tư nhân và tạo việc làm. Nó kết thúc bằng việc Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết theo đuổi các khoản đầu tư mang tính thay đổi trong khu vực và xây dựng hành lang với sự hợp tác của các của các quốc gia đối tượng.

Biên bản ghi nhớ về IMEC đã được Ấn Độ, Mỹ, Ả Rập Saudi, UAE, Liên Minh Châu Âu (EU), Ý, Pháp và Đức cùng ký kết, củng cố cam kết hợp tác chung và nhanh chóng để thực hiện các dự án này một cách tích cực.

Sáng kiến này không chỉ biểu thị một chiến lược hướng tới tăng cường quan hệ và phát triển kinh tế toàn cầu mà còn thể hiện một biện pháp đối phó quan trọng đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng trong khu vực.

Một cái nhìn sâu hơn về yếu tố Trung Cộng

Sáng kiến Vành Đai và Con Đường (Belt and Road) của Trung Cộng có một số tác động tiêu cực đối với Mỹ và Ấn Độ:

1) Ảnh hưởng địa chiến lược

BRI tăng cường ảnh hưởng địa chiến lược của Trung Cộng trên khắp châu Á, châu Phi và Châu Âu, điều này có khả năng làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại các khu vực này. Đối với Ấn Độ, nó làm tăng ảnh hưởng của Trung Cộng ở khu vực lân cận và dọc biên giới, làm dấy lên lo ngại về việc bao vây chiến lược.

2) Ảnh hưởng kinh tế

Bằng cách cung cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, Trung Cộng có được ảnh hưởng kinh tế đáng kể đối với các quốc gia tham gia BRI. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ và Ấn Độ tại các khu vực này.

3) Ngoại giao nợ

Có lo ngại rằng các quốc gia tham gia BRI có thể rơi vào bẫy nợ, dẫn đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của họ. Điều này gây lo ngại cho cả Mỹ và Ấn Độ, vì nó có thể dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng chính trị và an ninh của họ đối với các quốc gia này.

4) Mối quan tâm về bảo mật

Đối với Ấn Độ, BRI cũng có ý nghĩa về mặt an ninh vì một số dự án đi qua các vùng lãnh thổ tranh chấp như hành lang kinh tế Trung Cộng-Pakistan xuyên qua Kashmir do Pakistan chiếm đóng.

5) Tiếp cận quân sự

Việc phát triển các cảng và cơ sở hạ tầng khác có thể được hải quân Trung Cộng sử dụng, gây ra mối đe dọa an ninh cho cả Mỹ và Ấn Độ.

6) Cạnh tranh kinh tế

BRI cũng đặt ra những thách thức kinh tế vì nó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và nguyên liệu thô của Trung Cộng, có khả năng gây thiệt hại cho Mỹ và Ấn Độ.

Sáng kiến IMEC, do Ấn Độ và Mỹ dẫn đầu và được các nước chủ chốt trên toàn cầu ủng hộ, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc đưa ra một giải pháp thay thế cho BRI của Trung Cộng. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vẫn vắng mặt rõ ràng tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Nguyên tác: Danish Manzoor (Baht)

Hoàng Long phiên dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt