Trưng cầu dân ý sáp nhập Crimée vào Nga : Merkel phản đối Putin

Đường dây điện thoại đã được sử dụng giữa Matxcơva, Berlin và Luân Đôn. Trong hai cuộc điện đàm, Tổng thống Nga vừa biện hộ cho đề xuất trưng cầu dân ý tại Crimée ngày 16/03 vừa khẳng định muốn “giải pháp ngoại giao”. Nhưng Putin đụng phải phản ứng cứng cỏi của Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin (T). Ảnh chụp tại Berlin ngày 1/ 06 / 2012. REUTERS/Thomas Peter/Files

Theo Vladimir Putin, chính quyền thân Nga tại Crimée là một chính quyền « hợp pháp » và các biện pháp kể cả trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga là « đều dựa trên công pháp quốc tế, bảo vệ quyền lợi cư dân » tại bán đảo Crimée. Tuy nhiên, lập luận của Tổng thống Nga đã bị Thủ tướng Đức bác bỏ một cách dứt khoát.

Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux tường thuật:

” Đức đã dùng lời lẽ cứng rắn với Nga. Cho đến nay, Berlin vẫn nể nang Matxcơva và vẫn giữ thái độ thận trọng trong các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên, Chủ nhật, 09/03, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dứt khoát tỏ thái độ, phải nói là thẳng thừng, với Tổng thống Nga Putin. Trong cuộc điện đàm, bà cho biết lập trường của Đức là không đồng ý với luận điểm của ông Putin trên hồ sơ Ukraina. Thủ tướng Đức nói rõ: Việc tổ chức trưng cầu dân ý ở Crimée muốn độc lập với Ukraina là “vi phạm Hiến pháp của Ukraina và công pháp quốc tế”.

Bà đe dọa nếu không đình chỉ tiến trình này thì bà sẽ tẩy chay Thượng đỉnh G8 dự trù vào tháng 6 tới đây tại Sotchi.

Qua điện đàm với Luân Đôn, Tổng thống Nga cũng bảo đảm với Thủ tướng Anh David Cameron là Nga vẫn “thiên về giải pháp ngoại giao”.

Thế nhưng, Berlin lưu ý Matxcơva là đề xuất thành lập ” nhóm tiếp xúc ” để tìm một giải pháp ngoại giao cho Ukraina cho đến nay vẫn không được thực hiện. Lý do là vì có sự cản trở của Nga.

Tú Anh

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt