Trung Cộng nuốt biển Đông, Hoa Kỳ chủ động trở lại Châu Á

Tình hình chính trị ở Châu Á Thái Bình Dương nóng bỏng trở lại, Hoa Kỳ tuyên bố trở lại Đông Nam Á như bà ngoại trưởng Hilary Clinton đã tuyên bố trong chuyến viếng thăm khối ASEAN vừa qua. Bài của bình luận gia Lý Đại Nguyên.

TRUNG CÔNG ĐỊNH NUỐT BIỂN ĐÔNG
HOA KỲ CHỦ ĐỘNG TRỞ LẠI CHÂU Á

Chính sách ngoại giao quốc tế của Hoakỳ đã được nữ ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton  công bố tại Bangkok Tháilan ngày 22/07/09, rằng: “Hoakỳ đã trở lại Á Châu và sẵn sàng tái tục và củng cố những quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”. Bà nói với các ký giả: “Sự tham dự của Hoakỳ vào ASEAN là một phần quan trọng của đường hướng tiếp cận toàn diện tại châu Á”. Ngày 23/07/09 tại cuộc họp của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên đảo Phuket, Hoakỳ đã ký vào Hiệp Ước Thân Hữu và Hợp Tác với khối ASEAN, một hiệp ước mà Hoakỳ chưa từng tham gia từ khi bắt đầu thảo hoạch vào năm 1976. Hiệp ước này nhằm mục đích giải quyết các cuộc tranh chấp cấp vùng bằng phương pháp ôn hòa. Trước đó Hoakỳ và Ấn Độ đã đạt được mức đồng  minh chiến lược giữa hai nước Dân Chủ có võ khí nguyên tử. Nay khối ASEAN lại trở thành đồng minh với Hoakỳ thì vòng đai phòng thủ chiến lược của Mỹ quanh Hoalục đã nối kết được từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, Khởi đi từ Ấn Độ qua ASEAN xuống Úc vòng lên Nhậtbản, tới Nam Hàn.

Ngược lên phía Bắc Trunghoa, nước Nga đã đạt được thỏa thuận với Mỹ về kế hoạch cắt giảm tối đa kho võ khí nguyên tử của 2 nước. Đồng thời cho Mỹ mượn lãnh thổ của Nga để tiếp tế cho chiến trường Afghanistan. Nước Kyrgyzstan cũng thỏa thuận cho Mỹ thuê lại căn cứ quân sự. Cuộc căng thẳng giữa khối quân sự NATO với Nga bỗng giảm cường độ. Với đà phát triển kinh tế thị trường và tiến trình dân chủ hóa nước Nga, chính quyền Nga sẽ không phải gồng mình lên vận dụng tinh thần Dân Tộc Đại Nga để mỵ dân nữa, thì chẳng bao lâu sẽ san bằng được cách biệt giữa nước Nga và Liên Âu, họ sẽ có tự tin và cùng tin nhau hơn để bảo vệ cuộc sống hòa bình thịnh vượng. Quay sang Trung đông, cuộc chiến Iraq sắp qua đi, chế độ Dân Chủ dần dần vào ổn định. Chiến tranh chống khủng bố đã chuyển sang Afghanistan và Pakistan. Ở đây chỉ còn 1 nước ngang ngạnh là Iran, nhưng Iran cũng đang gặp khủng hoảng chính trị nội bộ. Phe Dân Chủ đang trỗi dậy dồn phe Bảo Căn vào thế bí. Hàng Giáo Sĩ lãnh đạo Hồi Giáo, mất sự tin tưởng tuyệt đối cũa dân chúng. Chế độ Giáo Sĩ Toàn Thống mà bị vỡ niềm tin thì dù có sức mạnh quân đội cũng không còn đứng vững lâu nữa. Trong khi đó, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp ‘Lá Chắn Phòng Thủ’ cho các nước đồng minh ở vùng Vịnh. Điều khó khăn nhất của Mỹ ở đây là phải thuyết phục cho bằng được Do Thái và Palestine chấp nhận nhau, trong tư cách 2 quốc gia độc lập cùng tồn tại.

Mỹ trở lại Á châu với 2 hồ sơ nhất thời nóng bỏng là chế độ Quân Phiệt Miến Điện đang đàn áp phong trào Dân Chủ, và chế độ Cộng Sản Bắc Triều Tiên tiếp tục sản xuất nguyên tử, đồng thời có thể viện trợ hạt nhân cho Quân Phiệt Miến Điện. Nhưng cái gốc của thảm họa Á Châu trước, sau gì cũng vẫn là Trungcộng. Mục tiêu chiến lược của Hoakỳ vẫn là Trunghoa lục địa. Trungcộng hiện nay trong chiến lưọc tòan cầu của Mỹ không phải là đối thủ, đối đầu, đối địch như Liênxô trong thời Chiến Tranh Lạnh nữa, mà là ‘đối tác’ cả về kinh tế lẫn quân sự phòng thủ chiến lược thời bình. Nhưng cũng vẫn là “đối tượng đề phòng” của Mỹ, và mặc nhiên là “đối trọng phòng thủ” của các nước Á châu. Chính vì vậy mà Trungcộng dù là nước vi phạm nhân quyền bậc nhất, thì Mỹ cũng cứ vỗ béo cho nó, kể từ 10 năm qua, khi chính quyền Dân Chủ Mỹ, Bill Clinton cho Trungcộng hưởng quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn- PNTR, để  ngày 11/12/2001 được gia nhập WTO. Thế giới ào ào đổ vốn đầu tư vào, rồi 8 năm cầm quyền của chính phủ Cộng Hòa Mỹ, George W. Buch tiếp tục nâng Trungcộng lên hàng cường quốc kinh tế đứng hạng 3 trên thế giới.

Mục tiêu của Mỹ đẩy Trungcộng lên thành con ‘Sư Tử Phương Đông’ để đủ sức dọa nạt các nước Á châu, phải cần tới nhau và nhờ sự trở lại bảo vệ của Mỹ là điều đã rõ. Ở đây nếu nói Mỹ là cao thủ chiến lược quả không ngoa, nhưng chính tham vọng Đế Quốc bành trướng của Trungcộng đã giúp cho bài toán chiến lược của Hoakỳ diễn tiến đúng dự liệu. Trong đó phải kể tới sự ngu xuẩn của bọn Việtcộng tiếp tay không nhỏ. Nếu năm 1999, Việtcộng dám qua mặt quan thầy Trungcộng của chúng, ký Hiệp Ước PNTR với Mỹ, thì Việtnam đã đi bước trước Trungcộng, để nhận vốn đầu tư quốc  tế và sự trợ giúp của Mỹ, thì đã có thể ngang vai với nhiều nước phát triển, đâu phải chờ tới 6 năm sau mới vào được WTO, để lẹt đẹt theo sau Trungcộng, và sợ Trungcộng thôn tính như hiện nay.

Hầu như số phận Việtnam phải gánh cái nghiệp dĩ làm tấm gương cho các nước Á châu và toàn thế giới về cái gọi là “Chiến Lược Toàn Cầu” của Mỹ. Nào là “Diệt Phát Xít”. “Chống Thực Dân”. “Dẹp Cộng Sản”, những giai đoạn chiến lược toàn cầu của Mỹ ấy, Việtnam cũng vẫn là “con cờ thí”. Đến nay, để thức tỉnh Đông Nam Á, và Châu Á cùng họp sức với Mỹ nhằm “Ngăn Bành Trướng” Đại Hán, Việtnam cũng vẫn là nạn nhân trực tiếp. Không phải sao? Trungcộng bành trướng hải lực trên biển Đông, chiếm Hoàngsa, Trườngsa của Việtnam làm bàn đạp. Muốn nuốt trọn Khối ASEAN thì Trungcộng phải Hán hóa Việtnam, nên chúng đã Hán hóa đảng Cộngsản Việtnam, qua việc Hồ Chí Minh đã là đảng viên hữu thệ của đảng Cộngsản Trunghoa, rồi công nhận tổng bí thư Nông Đức Mạnh là thuộc giống Choang (Zhuang), một bộ phận của đại gia đình dân tộc Trunghoa. Biến 15 ủy viên Bộ Chính Trị thành đầy tớ trung kiên của Bắc Kinh. Buộc phải ngoan ngoãn để ngưới Tầu sang lấy vợ, lập làng, khai thác tài nguyên Việtnam, và bauxite tại Tây Nguyên, điểm chiến lược ở Đông Dương. Đó là chủ trương tàm thực và đồng hóa dân tộc Việtnam thành dân tộc Trunghoa vĩ đại. Nếu Việtnam thuộc Tầu thì toàn khối ASEAN sớm muộn gì cũng rơi vào tay Tầu. Chính ở điểm đáng sợ này, mà toàn khối ASEAN đã phải dựa vào nhau, mở rộng vòng tay để mời đón Hoakỳ trở lại Á châu.

Trước khí thế chống bành trướng Trungcộng trong dân chúng Việtnam ngày càng sôi động. Trước mối lo chung của toàn châu Á. Trước sự quyết tâm trở lại Á Châu của Hoakỳ. Một phái đoàn không quân Hoakỳ do trung tướng Loyd S. “Chip” Utterback cầm đầu đã tới Việtnam họp với binh chủng không quân Việtnam, kéo dài từ ngày 21/07 đến 24/07/09 . Theo tướng Utterback: “Mối quan tâm của Hoakỳ trong các cuộc hội đàm là nhằm xây dựng một mối quan hệ hữu ích trong tương lai. Qua các cuộc gặp trực tiếp với các không quân trong khu vực và đối thoại với cùng một ngôn ngữ của không quân, chúng ta có thể tìm thấy nền tảng chung và các cơ hội hợp tác trong tương lai”. Như vậy, vể mặt quốc phòng, 2 nước đã nhúc nhích thêm một bước đáng kể. Nhờ vậy, về mặt ngoại giao, Việtcộng đã dám qua mặt Trungcộng, gửi công hàm thông báo cho một số nước trong khu vực, đề nghị hợp tác với Việtnam điều tra xác minh, nhằm bảo đảm an toàn hoạt động đánh bắt cá của ngư dân và an toàn hàng hải.

Little Saigon ngày 28/07/2009

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt