Trung Cộng : Bọn Thực Dân Mới
Trung Cộng: Thực Dân Mới, tai họa của thế giới trước thế kỷ 21
Trung Cộng: Bọn Thực Dân Mới
The Economic
Không có gì phải gọi là phóng đại khi nói rằng Trung Quốc đang thèm khát nhiều mặt hàng. Mặc dù dân số Trung Quốc chỉ chiếm vào khoảng một phần năm dân số thế giới, nhưng lại tiêu thụ hơn phân nửa (1/2) sản lượng thịt heo, dùng một nửa (1/2) lượng xi măng, với một phần ba (1/3) lượng sắt thép và hơn một phần tư (1/4) lượng nhôm của toàn thế giới. Trung Quốc chi tiêu cho việc nhập cảng đậu nành và dầu thô cao hơn gấp 35 lần khi so sánh với năm 1999, và chi tiêu cho nhập cảng đồng cao hơn gấp 23 lần thật vậy, Trung Quốc đã nuốt hơn bốn phần năm (4/5) số lượng đồng của thế giới, mà mức cung cấp đã gia tăng kể từ năm 2000.
Nhưng không phải tất cả các nhà quan sát đều nghĩ rằng sự thèm muốn vô biên của Trung Quốc về các mặt hàng hoá là thượng hạng. Những than phiền thông thường nhất đều đặt trọng tâm vào chính sách đối ngoại. Trong nỗ lực để bảo đảm có những nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, Trung Quốc đang ve vuốt các nhà độc tài, bóc lộc các quốc gia nghèo và làm suy yếu đi những nỗ lực của Tây phương nhằm truyền bá dân chủ và thịnh vượng. Những tiếng gào thét lớn nhất cho rằng Hoa Kỳ và Âu Châu đang làm “mất đi” Phi Châu và Mỹ Châu La tinh.
Lập luận này đã làm ngơ về những lợi ích mà cơn say sưa về hàng hóa của Trung Quốc sẽ đem lại, không chỉ cho các nước nghèo, nhưng cũng cho một số quốc gia giàu có, chẳng hạn như nước Úc. Các nền kinh tế ở Phi Châu và Mỹ Châu La tinh chưa từng bao giờ tăng trưởng nhanh như thế. Sự tăng trưởng đó, khi đến phiên, sẽ có khả năng đưa dân chúng thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, hơn là các chương trình viện trợ thiếu hiệu qủa của Tây phương. Hơn nữa, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất hỗ trợ cho các chế độ bạo tàn. Hãy xem người Pháp đóng quân rải rác khắp Phi Châu, một số người trong họ mới đây đã chuyển giao một chuyến tàu chuyên chở vũ khí của Libya cho nhà độc tài Idriss Déby của nước Chad.
Dù vậy, sự thèm khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng đang gây ra nhiều khó khăn. Phần lớn các khó khăn này nằm ngay bên trong Trung Quốc, chứ không phải từ bên ngoài. Trung Quốc đang hút vào nhiều hàng hóa hơn lúc nào hết, không phải vì nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh chóng, nhưng cũng vì sự tăng trưởng đó tập trung trong các ngành kỹ nghệ xử dụng nhiều tài nguyên. Trong vài năm qua, đã có một sự chuyển hướng đáng chú ý từ các ngành sản xuất nhẹ sang kỹ nghệ nặng. Cho nên với mỗi đơn vị sản phẩm làm ra, Trung Quốc bây giờ lại tiêu thụ thêm nhiều nguyên liệu.
Ðiều này nghe có vẻ như là một thay đổi nhỏ, nhưng hệ quả thì mang nhiều kịch tính. Thí dụ như có một thứ, nó khuyến khích cho những cái như những vướng mắc với thế giới bên ngoài, mà hiện giờ những vướng mắc đó đang gây cho Trung Quốc những vấn đề bối rối. Lo ngại hơn nữa, nó lại đang chồng chất lên tình trạng ô nhiễm, vốn đã ác liệt, của Trung Quốc. Kỹ nghệ nặng đòi hỏi một nguồn năng lượng to lớn. Thí dụ như ngành luyện thép xử dụng 16% năng lượng của Trung Quốc, so với 10% của tất cả các đơn vị gia cư cộng lại. Bằng một mức rất xa, nhiên liệu thông dụng nhất để tạo ra điện năng vẫn là than đá. Do đó, xây thêm các lò luyện thép và nhà máy hoá chất, thì có nghĩa là có thêm mưa acid và khói mù, đó là chưa kể đến vấn đề hâm nóng toàn cầu.
Những điều này không chỉ gây ra sự bất thuận tiện, nhưng cũng là một trở ngại vô cùng to lớn cho xã hội. Mỗi năm, nó làm cho hàng triệu người mắc bệnh, gây ra hàng trăm ngàn vụ chết yểu, làm giảm thiểu sản lượng nông nghiệp, v.v… Ông Pan Yue, một thứ trưởng trong một cơ quan giám sát môi trường của nhà nước, tin tưởng rằng cái giá phải trả hàng năm, vì tình trạng ô nhiễm, chồng chất lên đến khoảng 10% trị giá tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Và khả năng để xảy ra thêm các vụ khủng hoảng về sự gẫy đổ của môi trường thì rất lớn: khu vực phía Bắc của Trung Quốc đang bị cạn nước; và các khối băng hà vẫn cung cấp nguồn nước cho các dòng sông đang bị thu nhỏ lại thì đang tan ra, xin cám ơn nạn hâm nóng toàn cầu
Nhà nước Trung Quốc biết rõ các khó khăn này, và đang cố gắng giải quyết. Họ đã lợi dụng kỳ họp Quốc hội Nhân dân trong tháng này để nâng cơ quan giám sát môi trường của ông Pan lên thành một bộ của nhà nước. Họ đã gia tăng mức phạt vạ đối với những kẻ gây ra ô nhiễm, giảm việc trợ cấp xăng dầu và huỷ bỏ việc giảm thuế cho ngành kỹ nghệ nặng. Họ cũng đề xướng ra việc xử dụng các nguồn điện năng sạch như các máy phát điện chạy bằng sức gió và khí đốt thiên nhiên. Nhưng mặc dù có những nỗ lực dồn dập để làm sạch sẽ Bắc Kinh cho kịp với Thế vận hội vào tháng Tám, các lực sĩ vẫn nghi ngờ về việc không khí có trong lành không để hít thở. Lực sĩ nhanh nhất thế giới của môn chạy marathon, là một thí dụ, đã đe dọa sẽ bỏ không tranh tài trong cuộc đua đó vì nạn ô nhiễm.
Tất cả các dự án làm xanh tươi môi trường của nhà nước đang bị làm suy yếu đi vì một nguồn vốn phong phú đầy giả tạo, và sự hăng hái của giới quan liêu nhà nước muốn đưa các nguồn vốn này vào các ngành kỹ nghệ (gây ô nhiễm) nhơ bẩn. Các ngân hàng Trung Quốc, được nhà nước cho phép, chỉ trả một lãi xuất rất thấp so với lãi xuất thật trên các khoản tiền được ký thác, rồi cho các công ty quốc doanh vay mượn lại với lãi xuất rẻ mạt. Ða số các công ty này cũng được hưởng lợi nhuận từ đất đai được cấp phát miễn phí và chia chác lại các khoản lợi tức không đáng kể cho nhà nước, để dành nhiều tiền đầu tư thêm vào các nhà máy (gây ô nhiễm) bẩn thỉu. Những người ký thác ngân hàng và đóng thuế tại Trung Quốc đang trợ cấp cho các ngành kỹ nghệ đang dần dà đầu độc họ.
Trung Quốc đang trên đường để tiêu thụ một lượng nguyên liệu khổng lồ khi họ càng phát triển. Nhưng với tình trạng ô nhiễm như thế, với bao nhiêu xáo trộn mà tình trạng ô nhiễm đang gây ra, Trung Quốc nên kìm hãm lại cơn háu đói của họ về các nguồn tài nguyên. Một kế hoạch phát triển kém phung phí hơn sẽ là một kế hoạch lành mạnh hơn.