Trump thảo luận với lãnh đạo Nhật, Trung về đe dọa hạt nhân Bắc Hàn

Tổng thống Donald Trump điện đàm tại Phòng Bầu dục ở Tòa Bạch Ốc, Washington (ảnh tư liệu ngày 28/1/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thảo luận về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong hai cuộc điện đàm riêng rẽ với Chủ tịch Nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tòa Bạch Ốc cho hay cả hai nhà lãnh đạo Nhật, Trung đều “tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên,” trong khi Tổng thống Trump còn nêu lên mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn.
Truyền thông nhà nước Trung Cộng đưa tin rằng Chủ tịch Tập cũng nói với ông Trump rằng có “những yếu tố tiêu cực” đã ảnh hưởng quan hệ Mỹ-Trung, và ông hy vọng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ hành xử đúng đắn trong các vấn đề liên quan đến Ðài Loan theo nguyên tắc “một Trung Quốc.”

Kể từ năm 1979, Hoa Kỳ công nhận quan điểm chính thức của Bắc Kinh rằng Ðài Loan mà một phần của Trung Cộng. Tuần trước Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 1,42 tỉ đôla cho Ðài Loan.

Tòa Bạch Ốc cho hay trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Abe, hai nhà lãnh đạo nhất trí phải tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên để buộc nước này “từ bỏ con đường nguy hiểm” và rằng Mỹ và Nhật sẵn sàng đáp trả “bất cứ mối đe dọa hoặc hành động nào của Bắc Triều Tiên gây ra.”

Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Trump và ông Tập, và ông Trump và ông Abe trông chờ sẽ hội đàm trực tiếp với nhau trong tuần này tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg, Đức.

Ngoài các cuộc họp song phương với Chủ tịch Trung Cộng và Thủ tướng Nhật, ông Trump theo dự trù cũng sẽ họp với Tổng thống Nam Triều Tiên Moon Jae-in và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hôm Chủ nhật, ít nhất 10.000 người đã biểu tình ôn hòa ở Hamburg để phản đối cuộc họp thượng đỉnh. Đây là một trong khoảng 30 cuộc biểu tình theo kế hoạch sẽ diễn ra trong những ngày tới, trong đó có những cuộc chống đối các chính sách của ông Trump, bao gồm tuyên bố của ông rút Mỹ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris năm 2015 về mục tiêu giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong những năm tới.

Thông thường, hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thế giới được tổ chức tại các khu nghỉ mát ở xa và biệt lập để dễ dàng cho công tác bảo vệ an ninh, tuy nhiên hội nghi năm nay lại được tổ chức ngày tại trung tâm thành phố Hamburg.

Chính Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chọn thành phố Hamburg để tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-20, một phần để chứng tỏ với các nhà lãnh đạo thế giới rằng biểu tình phản đối đóng một vai trò được chấp nhận trong một nền dân chủ sinh động.

Tin VOA

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt