Trump mời Tập đến dự lễ Đăng Quang mang ý nghĩa gì?

Lễ đăng quang Tổng Thống Trump ngày 20 tháng 1 năm 2027 (ảnh: internet)

Tu chính án thứ 20 của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã quy định: nhiệm kỳ của mỗi Tổng thống Mỹ 4 năm nếu ai trúng cử phải làm lễ Đăng Quang vào buổi trưa ngày 20/01 của năm sau. Tại đó Tổng Thống phải tuyên thệ, đọc diễn văn nhậm chức trước khi  chính thức nhận trách nhiệm Tổng Thống Hoa Kỳ trong 4 năm tới.
Thông thường, ngày Tổng Thống Mỹ đăng quang 20/01: Cổng kiểm soát an ninh bắt đầu lúc 6:00 AM, âm nhạc bắt đầu 9:30 AM, khai mạc đăng quang lúc 11:30 AM. Khách có giấy mời vào trong sân khấu. Khách tham dự tự nguyện đứng ngoài dọc đại lộ Pennsylvania để cổ vũ bài diễn văn nhậm chức của tổng thống qua màng hình lớn và chào mừng đoàn diễn hành từ Điện Capitol đến Toà Bạch Ốc khoảng 3:00 PM cùng ngày.
Theo nghi thức thông thường, Ủy Ban Quốc Hội Lưỡng Đảng về Lễ Nhậm Chức Tổng Thống JCCIC (Joint Congressional Committee on Inaugural Ceremonies) gửi thư mời đến trưởng phái đoàn toà Đại Sứ của các quốc gia tại Mỹ và những nhân vật quan trọng được mời của nước Mỹ như các đời cựu Tổng Thống Mỹ v.v..
Năm nay, ông Donald Trump phá lệ: ông muốn buổi lễ đăng quang của ông có mặt các nhà lãnh đạo ở các nước trên thế giới, trong đó đặc biệt có một đối thủ số một là lãnh tụ đảng Cộng Sản Tàu -Tập Cận Bình, biết chắc việc này nhờ câu trả lời trên đài truyền hình Fox News vào thứ năm (12/12/24) của Bà Karoline Leavitt, Tân Thư Ký báo chí của Tổng Thống Đắc Cử Trump đã xác nhận ông Trump có mời Tập Cận Bình đến tham dự lễ đăng quang của ông. Bà cho biết thêm lời mời như một nỗ lực nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia, vốn từ lâu được coi là đối thủ.
Thế là truyền thông
Mỹ bắt đầu thổi phồng: Nào là “kỷ nguyên ngoại giao mới của nước Mỹ” – nào là “Mong muốn của Trump về một sân khấu toàn cầu tại Washington DC v.v..

Thật ra đây là một hiện tượng lạ trái với thông lệ khách mời “đăng quang” từ trước đến nay. Nhưng sự thổi phồng cho thấy giới truyền thông suy nghĩ hơi nhiều, nếu không muốn nói là dùng “đao to búa lớn” gán vào ông Trump. Chuyện ông Trump phá lệ là chuyện thường nằm trong cá tính của ông, nhưng ông Trump phá lệ mà không dám phá luật vì ông ngại cảnh tượng một chánh án cấp quận ở New York vô danh tiểu tốt mà cũng bắt ông Trump phải im không được mở miệng trước toà án tại New York.

Lý do gì mà ông Trump phá lệ mời Tập Cận Bình đến tham dự lễ đăng quang?

Số là, trong thời gian tranh cử nhiều lần ông Trump tuyên bố, nếu ông đắc cử sẽ giải quyết “chiến tranh Ukraine trong 24 giờ đồng hồ”. Lời nói nặng ký đối với người Mỹ. Thế rồi khi ông đắc cử thì thấy chuyện giải quyết chiến tranh Ukraine không đơn giản chút nào!
– Về phía Ukraine thì ông có “cây gậy cúp quân viện” để ép Tổng Thống Ukraine Zelensky ngồi vào bàn đàm phán.
– Về phía Putin ông Trump không có cây gậy nào để ép gã đồ tể này.
– Cách hay nhất là nhờ Tập Cận Bình rút thẻ “thông công” (ngừng âm thầm giúp Nga) thì Putin “hết đường binh” đành ngồi vào bàn đàm phán. Do đó Trump phá lệ mời lãnh tụ Cộng Sản Tập Cận Bình đến tham dự lễ đăng quang của ông để có cơ hội nói chuyện “hai mặt một lời”.
Có thể vì lẽ đó mà gần đây những lời lẽ của ông Trump với Tập Cận Bình có vẻ mềm mỏng như cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “Meet the Press” trên truyền hình NBC, Ông Trump nói rằng ông và Tập đã liên lạc thường xuyên kể từ khi ông đắc cử, ngay cả khi ông vẫn tiếp tục đe dọa sẽ phát động một cuộc chiến thương mại rộng lớn với Trung Cộng sau khi nhậm chức. Khi được hỏi liệu Tập có chấp nhận lời mời của ông tham gia lễ đăng quan hay không, Ông Trump trả lời: “Tôi không muốn tiết lộ điều này” và nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo có “mối quan hệ rất tốt”.

Tập Cận Bình có tham dự lễ đăng quan của Trump hay không?

Ông Trump mời Tập Cận Bình là nước cờ cao, đây không phải là chuyện mời xã giao cá nhân đến dự lễ mà là một lời mời có tính toán đến chiến lược quan hệ Mỹ-Trung 4 năm tới và việc giải quyết chiến tranh Ukraine. Đó cũng là một nghệ thuật ngoại giao tinh tế mang hai ý nghĩa: Một là định hình con đường 4 năm giữa Mỹ-Trung trong đó có việc và việc giải quyết chiến tranh Ukraine. Hai là gửi đi cho thế giới một thông điệp là Trump không phải hẹp hòi bảo thủ, cứng nhắc luôn luôn cho “American First” mà sẵn sàng đối thoại để giải quyết những bế tắc giữa hai nước.
Nếu Tập nhận lời đến tham dự: chẳng khác nào nhượng bộ trước áp lực của Mỹ. Ông Trump nắm thế chủ động.
Nếu tập không đến tham dự: thì sẽ bị thế giới chê trách cho rằng Tập Cận Bình thiếu thiện chí đối thoại làm gia tăng căng thẳng của siêu cường Hoa Kỳ và Đại cường Trung Cộng trước tình hình thế giới nhiều biến động bên bờ vực thẳm hiện nay.
Nếu Tập gửi đại diện tới tham dự: sẽ không nói lên được điều gì, có thể làm bớt căng thẳng một chút thôi…
Tập Cận Bình đang ở thế khó xử: “tiến thối lưỡng nan”
Lời mời của Trump vừa thể hiện sự cứng rắn, vừa sẵn sàng đàm thoại để giải quyết khó khăn giữa hai nước. Đồng thời nói lên Mỹ yêu chuộng hoà bình bằng con đường đối thoại nhưng cũng sẵn sàng chiến tranh nếu cần.

Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 12 năm 2024
Lê Thành Nhân

 

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt