Trump có thể đạt được thỏa thuận với Putin về vấn đề Ukraine không?

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Việt Nam vào tháng 11/2017.(Ảnh: Mikhail Klimentyev / AFP – Getty Images)

Hiện có rất nhiều tin đồn về việc Tổng Thống Trump giải quyết chiến tranh Ukraine không phải dễ dàng như ông đã hứa trong thời gian tranh cử vào Toà Bạch Ốc. Nay đụng chạm với thực tế ông Donald Trump thấy nhiều bế tắc từ Putin.
Thiết nghĩ rằng trong lúc tranh cử ông chỉ nói để làm vừa lòng những cử tri muốn chiến tranh Ukraine sớm kết thúc, thật ra ông Trump chưa có một giải pháp cụ thể nào để đạt được “giải quyết chiến tranh Ukraine trong 24 giờ đồng hồ”.
Khó khăn không phải ở Ukraine mà là ở Putin quá tham lam. Mặc dù Nga đang ra tín hiệu rằng họ đã sẵn sàng đàm phán chiến tranh Ukraine với Hoa Kỳ sắp tới. Nhưng ông Trump dường như thấy ra các điều kiện của Putin khiến ông khó có thể chấp nhận được…

Từ những tin loan truyền của các cơ quan truyền thông và lời tuyên bố của ông Trump khi tranh cử thì sự lo lắng của giới lãnh đạo Ukraine là điều dễ hiểu. Kể từ khi Donald Trump tái đắc cử, Tổng thống Nga Putin đã không để mất thời gian chút nào đẩy mạnh chiến tranh để chuẩn bị cơ sở cho một cuộc thảo luận trực tiếp giữa Nga-Mỹ về các hòa bình ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky cũng đã có những nỗ lực quyết tâm tiếp tục chiến tranh trong những tháng gần đây nhằm thuyết phục Trump rằng tương lai của Ukraine cần phải chiến đấu mới có. Nhưng chưa thấy có một dấu hiệu nào mà các cố gắng của Zelensky làm thay đổi suy nghĩ của TT Trump.
Trump dường như không quan tâm đến đất nước này nhiều! Và sẵn sàng dùng lợi thế của mình để buộc Ukraine vào bàn đám phán. Sự lặp lại của Hoa Kỳ chỉ quanh việc cắt giảm viện trợ quân sự của Mỹ đối với Ukraine.

Trump rõ ràng coi chiến tranh Ukraine là cơ hội để chứng minh uy lực của mình với những cử tri Hoa Kỳ và để thực hiện lời hứa khi tranh cử. Ông có thể đưa Putin vào bàn đàm phán và chấm dứt cuộc chiến mà theo quan điểm của ông là cuộc chiến Ukraine không phục vụ quyền lợi gì cho dân Mỹ, đồng thời dùng mọi nỗ lực để chấm dứt chiến tranh Ukraine để chứng minh cho lời tuyên bố rằng ông ta là người ngăn chặn Thế Chiến III bùng nổ.

Một góc nhìn từ Ukraine, cho rằng Putin đang lôi kéo Trump vào một cuộc đàm phán để giải quyết một vấn đề có tầm quan trọng cá nhân lớn đối với ông Trump. Putin hình như nắm rõ tâm lý của ông Trump, trong khi Zelensky có lý do chính đáng để lo sợ rằng Trump có thể đồng ý với các điều khoản của Putin đưa ra mà không quan tâm đến hậu quả của Ukraine phải chịu.

Mục tiêu của Putin

Putin nắm chắc mục tiêu, không đi lệch ra khỏi các mục tiêu đã đề ra khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022. Đó là chiếm phần đất Donbass cho là đất của Nga và để bảo vệ người nói tiếng Nga, phi quân sự hóa Ukraine và thay thế chính phủ Zelensky bằng một lãnh đạo chấp nhận chỉ thị của Nga.
Ưu tiên hàng đầu của Putin trong các cuộc đàm phán sẽ là bảo đảm tính trung lập của Ukraine. Điều này đòi hỏi một cam kết chắc chắn rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO. Putin sẽ tìm cách hạn chế khả năng quân đội Ukraine và ngăn chặn việc đồn trú quân đội nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine.

Những điều Putin muốn phải có trong đàm phán:

1) Crimea phải sáp nhập lãnh thổ Nga.
2) Nga sáp nhập lãnh thổ
của vùng Donetsk và Luhansk (nói chung là Donbass) kể cả những vùng chưa bị lực lượng Nga đánh chiếm.
3)
Có thể đổi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ở Kherson và Zaporizhzhia lấy lãnh thổ do Ukraine nắm giữ vào tháng 8/2024 ở tỉnh Kursk của Nga.
4)
Putin sẽ muốn dỡ bỏ lệnh trừng phạt từ tây phương để Nga dễ dàng phát triển kinh tế.

TT Donald Trump có thể dễ dàng đồng ý với các điều khoản này không? Nếu đồng ý mà không có linh hoạt về việc “có đi có lại” giữa Nga-Ukraine, thì TT Trump phải mang tiếng là “yếu cơ” với tư cách là một nhà đàm phán.

Trump có thể dễ dàng đồng thuận những điều Putin qua mặt không? Nếu có, thì chứng tỏ mình là một nhà đàm phán yếu kém, điều này sẽ xúc phạm đến lòng tự tôn của ông (mà ông không bao giờ muốn) và làm tổn hại đến hình ảnh của TT Trump dưới những cặp mắt trong Bộ Chính Trị Trung Cộng, hiện họ đang theo dõi chặt chẽ cuộc đàm phán này. Đây là những điều chắc chắn rằng Trump sẽ muốn tránh vì ông đang nỗ lực hết sức để tạo ra ấn tượng rằng Trung Cộng, Iran và các nước khác nên tiếp tục sợ ông trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Hy vọng của Ukraine

Ngay trước cuộc bầu cử, Trump đã nói về nhu cầu “chia rẽ” giữa Nga và Trung Cộng. Ý tưởng rằng Putin đứng về phía Washington bằng cách quay lưng lại với Trung Cộng. Thiết nghĩ đây là điều viển vông…
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow phức tạp hơn nhiều so với vẻ bề ngoài. Cả hai đều chia sẻ chiến lược là giảm ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ và các đồng minh. Sự kiện này đã thành lập mối quan hệ sâu sắc hơn nhiều kể từ khi Trump rời nhiệm sở vào năm 2020 chứ không phải đến lúc Nga xua quân xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022 thì liên kết Trung-Nga mới có.
Điều hy vọng của Ukraine là Putin đã làm thất vọng về Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, vì mặc dù Putin đã bật đèn xanh thân thiện nhưng không đạt được kết quả lớn nào. Chính quyền Trump đã cung cấp vũ khí chống tăng cho Ukraine và phản đối quyết liệt việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nối Nga và Đức.
Với nhiệm kỳ Trump 2.0 khi những đòi hỏi của Putin quá đáng để đàm phán làm cho Trump hết kiên nhẫn xoay qua viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine đánh Nga.

Người nào Trump 2.0 sẽ lắng nghe trong việc giải quyết chiến tranh Ukraine?

Mặc dù cách tiếp cận đàm phán với Nga của Trump mang cá tính nhiều, nhưng việc chuẩn bị đàm phán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người mà ông bổ nhiệm vào các vị trí đặc biệt. Tổng Thống Đắc Cử Trump đã đề cử Keith Kellogg, cựu cố vấn an ninh quốc gia và cựu trung tướng quân đội Hoa Kỳ, làm đặc phái viên tại Ukraine và Nga trong nhiệm kỳ Trump 2.0. Lập trường của Kellogg ủng hộ các cuộc đàm phán cứng rắn với Nga và Ukraine để chấm dứt chiến tranh.
Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News gần đây, Kellogg đặc biệt lưu ý rằng chiến tranh sẽ là “vấn đề lớn nhất” mà Trump phải giải quyết trong nhiệm kỳ Trump 2.0.
Cách thực hiện đã được Kellogg hé lộ trong một bài báo do Viện Chính Sách Nước Mỹ Trên Hết (Viện này ủng hộ Trump) công bố. Bài báo tiết lộ những điều Kellogg đang có chương trình:

1) Kellogg đề xuất Ukraine sẽ chỉ nhận được thêm viện trợ của Hoa Kỳ khi Ukraine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.
2)
Kellogg cũng gợi ý rằng nếu Nga từ chối tham gia đàm phán thì Washington sẽ cấp thêm viện trợ cho Ukraine.
3)
Nga có thể bị thuyết phục ngồi vào đàm phán nếu Hoa Kỳ hứa sẽ “hoãn” tư cách thành viên NATO của Ukraine trong một thời gian dài.
4) Đ
àm phán nên bao gồm việc thiết lập một nền “an ninh dài hạn” cho quốc phòng của Ukraine.

Trong chiến dịch tranh cử của Hoa Kỳ, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance đã gợi ý rằng một giải pháp đàm phán sẽ đòi hỏi sự trung lập của Ukraine, ngưng chiến hoàn toàn, thiết lập một khu phi quân sự được củng cố nghiêm ngặt. Theo suy nghĩ của JD Vance, điều này sẽ bảo vệ được nền độc lập của Ukraine và ngăn chặn một cuộc xâm lược tiếp theo của Nga – trong khi các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, sẽ phải lo cho việc tái thiết Ukraine.

Trở ngại hiện nay:

Ông Trump sớm hay muộn, khi đi vào thực tế các khẩu hiệu vận động tranh cử sẽ bị va chạm thực tế. Trump có thể đã nhận ra rằng Putin rất điêu luyện trong việc thực hiện những điều cho rằng mình sẽ chiếm ưu thế trong quan hệ với Hoa Kỳ và làm cho ông Trump cảm thấy rằng phương Tây đã mất đi sự thống trị của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu. Như Putin de doạ sẽ mở chiến tranh với NATO trong mấy ngày qua.
Trong bài phát biểu của Putin tuần trước, ông cho rằng lịch sử đang đứng về phía Nga.

Khi Tổng Thống Trump chấp nhận các điều khoản của Nga đưa ra để chứng minh sự chiến thắng cá nhân của mình. Điều này không chắc gì Ukraine và một số đồng minh NATO ở châu Âu sẽ chấp nhận kết quả ngồi vào đám phán vô điều kiện.

Các cuộc thăm dò ý kiến ​​gần đây ở Ukraine cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng đối với các cuộc đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh, nhưng không phải là chấp nhận hòa bình bằng mọi giá. Một thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với Ukraine sẽ đòi hỏi sự đảm bảo an ninh của phương Tây mà không phải chịu sự phủ quyết của Nga.

Một giải pháp bất lợi áp đặt lên Ukraine và Ukraine sẽ từ chối không ngồi vào bàn đàm phán thì Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ quân sự. Lúc đó các nước châu Âu tiếp tục yểm trợ cho Ukraine duy trì chiến tranh chống Nga mặc dù ở cường độ thấp hơn. Điều này củng là một lựa chọn có thể xẩy ra trong tình hình hiện nay.

Hoa Kỳ, ngày 19 tháng 12 năm 2024

Lê Thành Nhân

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt