Trong Lòng Hệ Thống Công An-Mật Vụ Cộng Sản (3)

Gián-điệp bao-trùm toàn-thể các hoạt-động về nghiên-cứu và khai thác thông-tin về mọi loại vì lợi-ích của đệ tam nhân. Mọi quốc-gia đều thực-hành gián-điệp…Dẫu sao cũng có một khác-biệt sâu xa về bản-chất giữa những sở gián-điệp cộng-sản và tây-phương.Trong khi ở tây phương,các sở gián-điệp,phản-gián và các cơ-quan lo về an-ninh như cảnh-sát hay là quan-thuế là những định chế pháp-lý,bị kiểm soát trên bình diện lập pháp,được phân-biệt trên bình-diện cơ cấu và tài-chánh,điều này hoàn toàn khác hẳn trong các nước cộng-sản (Hiện nay, CSVN đang áp dụng kỹ thuật tổ chức tình báo CS để đàn áp nhân dân) Bài của Nhữ Đình Hùng – Bài 3

Trong lòng  hệ-thống  Tình báo Công An Mật vụ cộng-sản
Hoạt Động Gián Điệp – Bài 3

Tất cả mọi phân-sở cộng-sản ,trong khuôn-khổ hoạt động về lãnh vực tình-báo,đã lo việc kiếm các tin tức khác nhau đủ mọi loại.Người ta tìm thấy phần thiết yếu là những tin tức căn bản,bao gồm việc tập hợp bao quát tất cả các tin tức và sự kiện liên quan đến một nước ngoài,điều này dù trong lãnh vực xã-hội,kinh-tế,văn-hoá,chánh-trị hay quân-sự.

Các điều thu thập này sẽ được xử dụng trong những quyết định nhà nước.Các tin tức lịch sử nhằm tập hợp các thông-tin cho phép giải thích một biến cố trong quá khứ,như thế việc thông-giải sẽ hữu ích cho việc lấy quyết định.Các tin tức về lý lịch nhằm tìm kiếm một dung mạo chi tiết của một nhân vật quan trọng hay đáng lưu tâm trong khuôn khổ có thể được tuyển chọn.Các tin tức về quốc phòng nhằm lượng định khả năng đe dọa quân sự của những quốc gia khác,cũng như việc tìm kiến để có các kỹ thật quân sự tột đỉnh.Các tin tức kinh tế lưu tâm tới khả năng kinh tế của một quốc gia, chẳng những đặc biệt trong lãnh vực nghiên cứu mà còn cả trong lãnh vực trao đổi thương mại..Các nguồn tin kỹ thuật thường có được bằng cách bất hợp pháp,nhưng cũng có thể hợp pháp trong khuôn khổ hiệp ước hợp tác kỹ thuật giữa các nước hay các công ty (hợp doanh: joint-ventures) và bằng sự khai thác các ấn phẩm.Nó cũng thiết-yếu nhắm vào việc thu thập các kỹ thuật tuyệt đỉnh,trong các kỹ thuật mà một sự chậm phát triển được cảm nhận.Các tin tức điện tử gồm cả việc nghe các cuộc truyền tin.

Trên bình-diện kỹ-thuật, các sở do-thám cộng-sản xữ dụng nhiều hệ thống khác nhau: những hệ thống “hợp pháp” gồm những điệp viên hợp pháp kiểu nhân viên ngoại-giao hay tuỳ-viên quân-sự hoặc văn hoá (được hưởng qui chế ngoại-giao);những hệ-thống “bất hợp pháp” gồm các điệp viên bất hợp pháp.

Những tùy viên quân sự những nước cộng sản nằm trong các toà đại sứ là những chuyên viên do thám về quân-sự kỹ nghệ và quân-sự, được hưởng qui chế ngoại giao.Trong những sứ quán của Sô Viết,họ chỉ tuỳ thuộc vào trung ương của GRU. Cơ quan GRU chịu trách nhiệm về chu kỳ tình báo quân sự,chiến lược và sự hoạt động. Nó liên hệ chặt chẽ với KGB và toàn bộ các phân sở tình báo cộng sản trong mục tiêu đánh giá và đáp ứng các đe doạ đè lên Liên Sô và các quốc gia thành viên khối Varsovie.KGB và các phân sở khác lo về tất cả mọi hình thức gián điệp khác!

Tát cả những hệ thống điệp báo “phi pháp ” của cộng sản đều được xây dựng trên cùng một kiểu mẫu. Nhân viên chịu trách-nhiệm,có thể là một điệp viên “hợp pháp” hoặc “bất hợp pháp”, có nhiệm vụ liên lạc với trung ương,như nhân viên tuyển chọn và cho hội nhập vào trong hệ thống những điệp viên mới. Việc tuyển chọn một điệp viên mới phải trải qua giai đoạn được nhân viên tuyển chọn điều tra về đối tượng nhân loại. Sau đó,đối tượng này được một sĩ quan thụ lý hồ sơ tiếp xúc.Dưới danh xưng điệp viên,các phân sở cộng sản bao gồm tất cả những ai có thể thu thập những nguồn tin khai thác được sau khi đã xếp loại và phân tích. Một hạng điệp viên giữ một vai trò quan trọng:những người cung cấp tin tự nguyện hay là làm công việc này vì lý do ý thức hệ (mác-xít hay chủ hoà,ví dụ). Các hệ thống tình báo cộng sản hợp pháp cung cấp thường xuyên cho các hệ thống không hợp pháp những hỗ trợ về kỹ thuật (như truyền tin chẳng hạn) Những tin tức thu thập trong khuôn khổ hoạt động bất hợp pháp được chuyển đi bằng những hệ thống hợp pháp về trung ương. .Những cuộc truyền tin này thực hiện bằng truyền thanh (thông điệp mã hoá) và bằng ngõ hành lý ngoại giao bất khả xâm phạm.

Trong những hệ thống hợp pháp:Liên Sô xử dụng các văn phòng và các nhân viên Aeroflot ở hải ngoại cho những hoạt động gián-điệp ở Tây phương. Hầu như tất cả những cộng tác viên của những văn phòng này đều đầy dẫy những điệp viên của GRU hay của KGB và được một quân nhân của không quân sô viết điều khiển từ Mạc Tư Khoa.Tình trạng này cũng đúng cho những văn phòng đại diện các đường bay của các nước Đông Âu hay của Ba Nhĩ Cán (Balkans),như là interflug của R.D.A chẳng hạn. Các trung tâm văn hoá cũng là những tổ chức “hỗn hợp” có những chức năng do thám,nhưng cũng có cả việc tiếp xúc chánh trị và văn hoá hợp- pháp.Trung tâm văn hoá của Đông Đức ở Paris vì thế đã được giao cho trọng trách yểm trợ kỹ thuật và tài chánh cho ban lãnh đạo của đảng cộng sản Pháp (PCF) vào lúc có cuộc khủng hoảng về cải tổ đảng và lúc có sự nổi dậy của liên hiệp đảng bộ ở Paris.

Những hệ thống điệp báo cộng sản cũng một đôi khi giữ vai trò quản lý các điệp viên có ảnh hưởng có nhiệm vụ làm áp lực với những trung tâm quyết định hay để “nhồi nắn” dư luận công chúng. Các ký giả tạo thành một nhóm đặc quyền ở tây phương, những người này ở bên cạnh các nhân vật về nghệ thuật, văn hoá,khoa học hay giáo hội.. Sự tuyển chọn được thực hiện trên căn bản ý thức hệ,nhưng cũng cả dưới sự cưỡng chế hoặc bằng miếng mồi lợi nhuận.

Những phân sở cộng sản cũng đã,từ năm 1945, gia tăng việc đặt các ” điệp- viên ngủ” ở tây-phương,hoặc bằng cách tuyển mộ tại chỗ,hoặc từ các quốc gia Đông Âu sang. Những người sau này mang các căn cước giả thường lấy trong danh sách các trẻ sơ sinh uổng tử. Việc làm sống dậy những hoạt động tình báo hay khủng bố tuỳ thuộc vào các nhu cầu của “Trung Tâm” . Người ta lượng định tại Cộng hoà liên bang Đức,đã có hằng trăm “điệp viên ngủ ” hãy còn tồn tại hiện nay và có một phần đã được các tổ chức thừa kế của KGB thu hồi.

Việc tuyển chọn điệp viên bất hợp pháp dựa trên nguyên tắc “MICE” (Money, Ideology, Contraint, Ego = Tiền,Ý thức Hệ,Cưỡng chế,Tư kỷ ) .

Vào giữa năm 1930 cho đến cuối thập niên 60,người ta nhận thấy có rất nhiều trường hợp mang bản chất ý thức hệ. Kim Kirby,một người Anh theo chủ nghĩa mác-xít,đã là một ví dụ thời danh,một tình thế cũng đúng cho nước Pháp,nước Anh,nước Ý và Tây Đức.Trong những năm 70,các phân sở cộng sản tránh việc tuyển mộ các thành viên của những đảng cộng sản,những người này thường bị đặt dưới sự kiểm soát và bị cảnh sát xâm nhập một cách rộng rãi.Trong những năm 80, phương thức tuyển mộ vì thế đã trở lại cách cổ điển: tiền, đe dọa, (cạm bẫy tình),nhưng cũng cả tình cảm (“bẫy đường mật” :dùng đến các Roméo và các “chim yến” để tuyển mộ các phụ nữ hay để làm hư hỏng các nhà kỹ nghệ đi xem ví dụ như Hội Chợ Quốc Tế ở Dresde,điều ghi nhận được trong việc phân tách các hoạt động của hệ thống Putin trong thành phố này.).

Những “con chuột chũỉ” cộng sản (điệp-viên xâm nhập ví-dụ trong các phân sở tình báo tây phương và trong guồng máy Nhà Nước) đã hiệu quả một cách đáng sợ,các phân sở tình-báo và phản tinh-báo Đức đã bị thâm nhập ở mọi cấp.Việc chuyển tin giữa các điệp viên bất hợp pháp và trung ương của họ hay với sĩ quan phân tích được thự hiện chánh yếu bằng các hộp thư chết hay bằng vô tuyến.

Tầm quan trọng của việc gián-điệp quân sự,kinh tế và an ninh đối với các nước cộng sản đã khiến một phần lớn ngân sách Nhà Nước cộng sản được đặt dưới sự khiển dụng của các cơ cấu điệp báo. Một lượng định chi tiết các ngân sách này là điều bất-khả, vì người ta không thể phân biệt các khu vực điệp báo (hải ngoại) và an ninh (nội bộ).Markus Wolf,tình báo trưởng Đông Đức (Hauptverwaltung Aulklärung HVA) đã gợi ra là năm 1986 một ngân-sách lên tới 17 triệu Mark-Đông-Đức (13,5 triệu Đức Mã) được dành cho những hoạt động của ông. Năm 1990,việc tài trợ lượng định cho KGB vượt qua 6 tỉ Roubles,trong đó một phần tư dành cho việc canh phòng biên giới.

Trên bình diện phương tiện nhân sự,không thể lượng định con số các chuyên viên về tình báo. KGB xử dụng vào năm 1990 khoảng 500.000 người trong đó có hơn 200.000 lính biên phòng,những hoạt động gián điệp được tập trung phần lớn trong “ban diều hành 1” có trách nhiệm về tình báo hải ngoại. GRU lo về tình báo quân sự gồm 11000 người vào năm 1989. Vào năm 1989,HVA có 3800 cộng tác viên.KGB xử dụng một “ngân hàng dữ kiện” gọi là SOUD mà máy điện toán chánh nằm ở Mạc Tư Khoa. Máy được dùng để trao đổi các tin tức với các sở tình báo của nhiều nước thành viên của minh-ước Varsovie,Cuba,Mông-Cổ và Việt Nam. HVA của Đông Đức có một ngân-hàng dữ kiện khác (hệ thống sưu tầm tin tức của HVA = SIRA) đã tồn trữ toàn bộ các tin tức thu thập của các tình-báo viên Đông Đức.Những hạ tầng cơ sở như vậy cũng hiện diện trong mọi phân sở cộng sản khác.

Các phân sở tình báo của những nước thành viên minh ước Varsovie có nhiệm vụ do thám các quốc đặc biệt,KGB và GRU tích cực ở mọi nơi mọi chỗ.  MIS/HVA vì thế lo ưu tiên về Tây Đức,Thụy Sĩ và cả các quốc gia Bắc Âu trong những năm 80.AVH (Allamvédelmi Hatosag) của Hung lo về Áo, tổ chức Securitate của Lỗ Ma Ni có mặt ở Pháp, ở Ý và ở Tây Ban Nha. Những tin tức truyền đi trong các phân sở,ngoại trừ ở Lỗ Ma Ni,KGB có được những tiếp xúc với các phân sở bạn,cũng như những phân sở tự trị trong nhiều nước khác .Trung tâm hoạt động của KGB ở Đông Đức,gồm các thiết bị tìm nghe điện tử được đặt ở Berlin-Karlhorst,nhưng họ cũng có những “residentura”,trong đó có những nhà giam,trong toàn nước Đông Đức.

Liên Sô cũng như Đông Đức theo dõi một cách có hệ thống những liên lạc bằng điện thoại và các télex.Ví dụ như tổ chức MIS bao trùm trên 90% lãnh thổ Tây Đức.Những “đại nhĩ ” sô viết đã nghe một phần lớn truyền thông trên bình diện địa cầu.

Sự thu thập các tin tức của những phân sở gián điệp cộng sản được phân bố qua sở tình báo kỷ thuật mà phần chính là dựa vào việc khai thác các nguồn tin bỏ ngỏ như sách,tạp chí và con người, trong khi tình báo quân sự phần chính dựa trên sự thu thập bằng kỹ thuật các nguồn tin (radar,vệ tinh,chận bắt vô tuyến,vân vân..) Các nguồn tin về xã hội, văn hoá,chánh trị trước hết dựa trên việc khai thác các nguồn tin con người. Nó được chia thành năm loại chính:do thám,quan sát và báo cáo của các điệp viên hợp pháp và bất hợp pháp, thẩm vấn các người chiêu hồi (transfuge) nhưng cũng có cả những hoạt động thám sát do các lực lượng quân sự đặc biệt.

Nếu thêm vào đây việc khai thác các báo nói,viết,truyền hình và phân tách các tài liệu bỏ ngỏ như báo khoa học.Công việc khai quật này cho tới năm 1992 là một trong những phương tiện chính để để thu góp các tin tức kinh tế,kỹ nghệ hay kỹ thuật học cho các phân sở tình báo cộng sản,việc này thực hiện với một giá rất thấp so với các tình báo điện tử và bất hợp pháp.Trong các kỹ thuật tình báo điện tữ,người ta thấy có việc xữ dụng tại các nước Đông Âu nhưng xe vận tải đường bộ,chứa đầy các vật liệu kiểm thính điện tử,nhưng cũng có cả những thuyền đánh cá ngụy trang.

Việc do thám do các phân sở cộng sản thực hiện trong lãnh vực kinh tế cho đến năm 1991 chẳng thấm vào đâu so với việc tình báo kinh tế hiện nay, được coi như là một trong những hoạt động chánh. Việc do thám về kỹ thuật học đã cho các quốc gia đông âu bù đắp phần nào sự chậm trễ trong lãnh vực nghiên cứu và phát triển các vật liệu quân sự, các kỹ thuật học cao-điểm về điện toán và laser,nhưng cũng còn cả trong lãnh vực vật lý và hoá học.Theo những lượng định tây-phương,Liên-Sô đã có thể tiết-kiệm được vài trăm tỉ đô la trong khoảng từ 1966 đến 1981.

Sự thành công trong lãnh vực do thám của cộng sản rất nhiều, được biết nhiều nhất là việc đánh cắp các đồ-bản của máy bay Concorde, của phi thuyền không gian Hoa-Kỳ,của hoả tiễn Tomahawk,việc có được các kỹ thuật và vật liệu để chế tạo các “chips” và các chất bán-dẫn (semi-conducteur) có được mật hiệu nguyên khởi (code source) của nhiều chương trình điện toán…Ngày nay,người ta có thể nói rằng không có những việc do thám hiệu quả của cộng sản,hệ thống sô viết đã có thể gặp khủng hoảng khá xa trước những năm 80. Hệ thống điệp báo được thiết lập trên toàn thế giới của những phân sở sô-viết cho tới năm 1991 phần lớn đã sống sót sau khi Liên bang Sô Viết biến mất và được hội nhập vào những hoạt động tình báo của Nga hiện nay.

Tài Liệu Tham Khảo : Tạp Chí ” Défense ” ( Quốc Phòng )  Số130  Novembre – Décembre 2007
(Tài liệu của Patrick Moreau.Ông này là tiến sĩ Sử Học,Tiến Sĩ Quốc Gia về Khoa Học Chánh Trị,đặc trách nghiên cứu của CNRS.Ông cũng là tác giả của nhiều tác phẩm và bài viết về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cực đoan ở Âu Châu.Ông cũng là đồng tác giả với Stephane Courtois cho cuốn sách “Dictionnaire du communisme”, Larousse,Paris,2007 ) Nhữ đình Hùng –  dịch.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt