Nga tăng bản chất cuộc xâm lược Ukraine…

Một cảnh tấn công hỏa tiễn của Nga vào thành phố Ukraine

Tại Ukraine, sau khi cầu Crimea (Kerch) bị đánh sập vào sáng 8/10/2022, chóp bu điện Kremlin họp khẩn và tuyên bố một cách hung tợn:
– Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga, nhân vật số 2 sau Putin tuyên bố: “sẽ xẻo lãnh đạo Ukraine ra từng mảnh”, hành động hôm nay (10/10) chỉ là “tập đầu tiên”!
– Vladimir Putin tuyên bố sẽ đáp trả việc phá cầu Crimea thích đáng, không phải là lời nói suông, hành động 10/10 là “tập thứ nhất”!

Cả hai nhân vật số 1 và số 2 Điện Kremlin tuyên bố “tập đầu/thứ nhất” đó là tập gì? Chính là cuộc pháo kích dữ dội gây kinh ngạc cho thế giới gồm 83 hỏa tiễn liên lục địa hạng nặng loại KH-101, Kalibr và Iskander có khả năng bắn xa đến 5000km và 17 máy bay cảm tử không người lái của Iran. Nga đã bắn phá bừa bãi vào các cơ sở hạ tầng dân sự như nhà máy điện, nhà máy lọc nước, nhà ga xe lửa, chung cư đông người ở… khắp 18 thành phố và thủ đô Kyiv của Ukraine. Đây là cuộc pháo kích tàn bạo nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine tháng 2/2022 đến nay. Mục đích để trả thù sự việc mà Putin kết án là “lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã phá gãy cầu Kerch (Crimea) hôm 8/10/2022” và cho rằng đây là “hành động khủng bố” của Ukraine!
Theo tin tức từ chính phủ Ukraine thì trong 83 hỏa tiễn đã bị lực lượng phòng không của Ukraine bắn hạ 43, và bắn rơi 13 máy bay không người lái (1). 

Hỏa tiễn  liên lục địa Kalibr Nga đã phóng xuống Ukraine ngày 10/10

Một hỏa tiễn liên lục địa Nga đã bắn ra giá ít nhất 5 triệu USD/1 hỏa tiễn trở lên, như vậy 83 hỏa tiễn ít nhất là 415 triệu USD cộng thêm 17 UAV. Tất cả tính hơn nửa tỷ đô-la Mỹ. Nga cần trả lời những câu hỏi để thấy việc bắn phá đó kết quả như thế nào?
1) Nga có đủ khả năng tài chánh và có đủ hỏa tiễn tồn kho để thực hiện các cuộc tấn công kế tiếp của tập 2, tập 3, tập 4… không?
2) Thực tế cho thấy Nga chỉ bắn vào hạ tầng cơ sở dân sự của Ukraine, không thấy phá hủy được cơ sở quân sự nào của Ukraine cả, điều này có làm thay đổi cục diện chiến thắng cho Nga hiện nay trên chiến trường Ukraine không? Hay chỉ làm thêm sự phẫn nộ của Ukraine nói riêng và toàn thế giời nói chung?

Việc làm của Nga: Lợi bất cập hại

Hành động của Nga tấn công Ukraine trong ngày 10/10 vừa qua bị thế giới lên án mạnh mẽ đồng thời tăng viện vũ khí cho Ukraine loại tối tân hơn, nhiều hơn và nhanh hơn.

Tại Anh: Phát ngôn viên của bà Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết các nhà lãnh đạo G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada) sẽ tổ chức một hội nghị trực tuyến với Tổng thống Zelensky của Ukraine vào thứ Ba (11/10) để thảo luận về việc Nga phóng hỏa tiễn liên lục địa vào Ukraine. Hành động này là rất quan trọng về tình đoàn kết của G7 trong việc ứng phó với Putin.

Tổng thống Zelensky của Ukraine cho biết trước đó, ông đã nói chuyện với người chủ trì khối G7 là Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ông cũng đã thảo luận về việc phòng không của Ukraine với Tổng thống Pháp Macron. TT Zelensky cho biết sẽ phát biểu tại cuộc họp G7. Ông nói: “Bài phát biểu của tôi đã được lên chương trình và tôi sẽ nói về vụ tấn công khủng bố của Nga” vừa qua.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lên án  rằng: “cuộc leo thang của Nga hôm thứ Hai (10/10) không thể chấp nhận được”. 

Ấn Độ bày tỏ lo ngại sâu sắc

Hôm thứ Hai, giới chức Ấn Độ cho biết họ lo ngại về sự leo thang của xung đột giữa Nga và Ukraine. “Ấn Độ bày tỏ lo ngại sâu sắc về leo thang xung đột ở Ukraine, bao gồm cả việc nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng và cái chết của dân thường”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết trong một tweet.

Ông nhắc lại quan điểm của Ấn Độ rằng: “sự leo thang của các hành động thù địch không phải là lợi ích của bất kỳ ai”, đồng thời kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức các hành vi thù địch” và quay trở lại “con đường đối thoại”.

Tổng thống Pháp: TT Macron hôm thứ Hai đã lên án “các cuộc tấn công có chủ ý nhằm vào dân thường” của quân Nga. Ông Macron nói thêm: “Đây là một sự thay đổi sâu sắc về bản chất của cuộc chiến này”. Điện Elysee đã xác nhận với CNN về bình luận. Sau khi trở về Paris ông sẽ gặp các cố vấn ngoại giao và quân sự để thảo luận về vụ ném bom của Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra tuyên bố lên án việc Nga ném bom vào các mục tiêu phi quân sự ở Ukraine và thề rằng Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục khiến Nga phải trả giá. Một quan chức chính quyền Tổng thống Biden nói với CNN rằng Tòa Bạch Ốc đã theo dõi chặt chẽ vụ tấn công “đáng lo ngại” ở Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken: Sau cuộc tấn công kinh hoàng của quân Nga, Ngoại trưởng Mỹ Blinken hôm thứ Hai cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Kuleba của Ukraine và xác quyết sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraina. “Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kinh tế, nhân đạo và an ninh vững chắc để Ukraine có thể tự vệ và chăm sóc người dân của mình”, Ngoại trưởng Blinken cũng tuyên bố rằng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã đặt ra “vấn đề sâu sắc về đạo đức”, cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm làm rõ rằng hành động của Putin là không thể chấp nhận được. Ông nói: “Đây là thời điểm để lên tiếng vì Ukraine; đây không phải là lúc để từ bỏ, sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng hoặc ngụy biện trong khi tuyên bố trung lập. Nguyên tắc cốt lõi của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đang bị chà đạp”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên án “cuộc tấn công khủng khiếp và bừa bãi của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine”. Ông cho biết trên Twitter rằng ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Kuleba của Ukraine, đồng thời nói thêm rằng NATO sẽ tiếp tục hỗ trợ những người dân Ukraine dũng cảm trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Kremlin.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thì tweet rằng: “kinh hoàng trước các cuộc tấn công ác độc vào các thành phố của Ukraine” và thề sẽ sát cánh với Ukraine.

Bộ trưởng ngoại giao EU, Josep Borrell tweet vào hôm thứ Hai rằng “hành vi như vậy không có chỗ đứng trong thế kỷ 21”, qua đó cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine. “Hãy lên án chúng [Nga] bằng những điều khoản mạnh mẽ nhất”.

Bộ Quốc phòng Đức nói rằng các cuộc tấn công hỏa tiễn mới nhất của Nga vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine “cho thấy tầm quan trọng của khả năng hệ thống hỏa tiễn đất đối không IRIS-T SLM để Ukraine tự vệ”. Bộ Quốc Phòng Đức còn cho hay đang chuyển giao nhanh chóng hệ thống hỏa tiễn đất đối không này cho Ukraine. 

Tập đoàn xâm lăng háo chiến Putin càng ngày càng rơi vào bế tắc. Cứ một bước xâm lăng thì bị thế giới lên án đẩy lùi bằng những hành động tích cực. Lời phát biểu ngoại trưởng Litva, ông Gabrielius Landsbergis rất chí lý: “với những người như Putin chỉ có viện trợ cho Ukraine nhiều súng đạn“.

Tin tổng hợp https://vietquoc.org

Hoành Sơn thực hiện


(1) https://kyivindependent.com/news-feed/ukraine-shoots-down-13-iranian-drones-on-the-afternoon-of-oct-10

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt