TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

Lời tuyên bố của Tập Cận Bình sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP

Tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg, Đức quốc, từ ngày 7-8 tháng 7, 2017, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mặc nhiên từ bỏ ngôi vị lãnh đạo Trật Tự Thế Giới (World Order) Hoa Kỳ đã nắm giữ với trách nhiệm sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh (Cold War) năm 1989. Với chủ trương America First (Nước Mỹ Trước Tiên) và Trade Protectionism (Bảo Vệ Mậu Dịch), đồng thời rút ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu toàn cầu, Hoa Kỳ đã tự cách ly với 19 quốc gia thành viên Nhóm 20 trong đó có các đồng minh trung thành của nước Mỹ.

Chánh sách ngoại giao hiện nay của Hoa Kỳ có khả năng gián tiếp giúp cho Trung Cộng  có cơ hội thực hiện “Giấc Mơ Trung Hoa” (China Dream) và trở thành lãnh đạo của Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order). Thật vậy, dưới triều đại của Tập Cận Bình (Xi Jinping), Trung Cộng  đã chánh thức đòi hỏi phải thiết lập một Trật Tự Thế Giới Mới, hàm ý dưới sự lãnh đạo của Bắc kinh. Bước đầu bành trướng ra nước ngoài, Trung Cộng  đã gởi một số quân của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Cộng  đến một căn cứ hải quân của họ tại Djibouti gần kinh đào Suez trong vùng Sừng châu Phi.

Gần đây, Trung Cộng  muốn lợi dụng tình trạng chia rẽ trong nội bộ Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử Tổng Thống năm

President Donal Trump “American First”

2016 mà ký giả chuyên trách điều tra Carl Bernstein gọi là Cold Civil War (Nội Chiến Lạnh) để tiến hành kế hoạch bành trướng ra khắp thế giới. Cần ghi nhận ký giả Carl Bernstein là người đã cộng tác với ký giả Bob Woodward trong cuộc điều tra vụ Watergate năm 1972 đã dẫn tới việc Tổng Thống Cộng Hòa Richard Nixon bắt buộc phải từ chức.

Tham vọng thống trị thế giới trong thế kỷ 21 này của Trung Cộng  sẽ được thỏa mãn hay không tùy thuộc vào hai yếu tố sau đây:

–          Áp dụng các bài học lịch sử của nước Tàu;

–          Sử dụng tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung Cộng  ngày nay.

Áp dụng các bài học lịch sử của nước Tàu

Quá trình lịch sử của nước Tàu rất lâu dài và đa dạng trong 5,000 năm từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Từ đó, Trung Cộng  ngày nay có thể rút tỉa một số bài học rất hữu dụng trong việc trị quốc và quan hệ quốc tế.

1-    Từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc (thế kỷ thứ 6 đến năm 221 trước Công nguyên)

đến ngày nay, nước Tàu đã trải nghiệm quá nhiều cuộc chiến tranh. Trong lãnh đạo chiến tranh, mưu lược là yếu tố tất thắng, phương tiện chiến tranh (quân số, võ khí, lương thực v.v…) là thứ yếu. Các mưu thuật của Tô Tần, Trương Nghi đang được Trung Cộng  áp dụng trong quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Về vai trò lãnh đạo, các nhà lãnh đạo chính trị và ngoại giao quan trọng và lợi hại hơn các tướng lãnh.

Thí dụ: Tể tướng Phạm Chuy của nước Tần đã giết hại một cách dễ dàng Thống tướng Bạch Khởi sau khi ông ta lập được công to (chiến thắng và giết chết 45 vạn quân Triệu).

2-    Trong chiến tranh, nước Tàu đã bị các nước lân bang như nước Liêu, nước Kim, nước

Tây Hạ, nước Mông Cổ, nước Mãn Thanh đánh bại. Tuy nhiên, văn hóa Hoa Hạ (bông hoa đẹp nở giữa mùa hè) của Hoa Bắc trong lưu vực Hoàng Hà, nhứt là các tư tưởng của Khổng-Mạnh và Lảo Tử đã giúp cho Hán tộc đồng hóa dần dần các dân tộc Mãn, Mông, Uyghur, Việt ở Hoa Nam, Ba Thục ở Tứ Xuyên, Thái ở Đại Lý (Vân Nam ngày nay). Đồng hóa các dân tộc sống ngoài Hoa Bắc bằng cách áp đặt văn hóa Hoa Hạ và sử dụng quyền lực mềm (soft power) là một võ khí vô cùng lợi hại và hữu dụng hơn chiến tranh.

3-    Truyền thống chính trị của nước Tàu là quân chủ chuyên chế và trung ương

tập quyền. Triều đình ở Bắc kinh hoặc Trường An không bao giờ chấp nhận địa phương phân quyền như Hoa Kỳ và chỉ chấp nhận chế độ phiên trấn mà thôi. Từ thời quân chủ của Tần Thủy Hoàng đến thời Cộng sản Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình, chính quyền đã được tổ chức theo nguyên tắc trung ương tập quyền, các nhà lãnh đạo nước Tàu có uy quyền chuyên chế và luôn luôn hành sử quyền bính của một hoàng đế. Ngay trong thế kỷ 20, Mao Trạch Đông , Đặng Tiểu Bình cũng muốn được xem như một hoàng đế. Con cháu của các lãnh đạo cộng sản Tàu ngày nay cũng được xem như các hoàng tử trong các chế độ phong kiến. Đương kim Chủ tịch Trung Cộng  Tập Cận Bình cũng là một hoàng tử đỏ.

4-    Trong việc trị quốc, các nhà lãnh đạo của nước Tàu luôn luôn sẵn sàng áp dụng các

 biện pháp tàn bạo của Tần Thủy Hoàng: đốt sách, chôn học trò, tru di tam tộc hoặc thậm chí tru di đến cửu tộc những thần dân dám chống đối họ hoặc có chánh kiến khác biệt.

Trong các chế độ đô hộ của phương Bắc (từ thế kỷ 1 trước Công nguyên đến năm 938 và từ 1407 đến 1427), chỉ có Nhà Minh (Ming Dynasty) là tàn ác nhứt. Theo chỉ thị của Minh Thành Tổ Chu Đệ, sau khi thất trận 7 lần trước quân kháng chiến Việt Nam của Lê Lợi, quân Minh chiến thắng đã giết chết 7 triệu người Việt và các quan cai trị Tàu đã bắt buộc các trường học phải dạy tiếng Hán, tịch thâu các sách văn chương, các bộ luật, chỉ dụ và tài liệu văn học Việt Nam, cấm đoán các phong tục và tập quán của người bản xứ như ăn trầu và cưỡng bách phụ nữ Việt phải mặc quần áo Tàu. (1)

(Elizabeth C. Economy, History With Chinese Characteristics, Foreign Affairs, July/August 2017)

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, các bộ luật quan trọng kể sau của Nhà Lý và Nhà Trần đã bị tiêu hủy trong thời gian 20 năm quân Minh chiếm đóng Việt Nam:

–          Bộ Hình Thư (hay Hình Luật Thư) của Nhà Lý

–          Quốc Triều Thông Chế, Hoàng Triều Đại Điển của Nhà Trần (2)

(Nguyễn Ngọc Huy, Quốc Triều Hình Luật, Quyển A, Viet Publishers, 1989)

Mãi đến thế kỷ 20 và 21 , Mao Trạch Đông ở Trung Cộng  và Hồ Quang ở Việt Nam cũng như các nhân vật nối ngôi hai lãnh tụ này sau khi họ qua đời vẫn tiếp tục chánh sách “đốt sách, chôn học trò” của bạo chúa Tần Thủy Hoàng đã thực hành trong thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Chính sách tàn bạo này của Tần Thủy Hoàng đã được thể hiện rõ rệt trong hành động giam giữ Pháp gia Hàn Phi cho đến chết.

Mới đây, tại Trung Cộng , chính quyền của đảng Cộng Sản cũng đã xử phạt Giáo sư Lưu Hiểu Ba, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, 10 năm tù và giam giữ ông đến chết, không cho đi chữa bệnh ung thư. Ở Việt Nam, sau khi xâm chiếm miền Nam năm 1975, nhà cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam đã tịch thâu và đốt tất cả sách báo và tài liệu quý giá của miền Nam trong đó có các loại tự điển, sách luật và án lệ của Tòa án đã lưu trữ từ thời người Pháp mới đến Sài Gòn năm 1862. Theo lịnh của Hồ Quang, một gián điệp Tàu lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, các đồ đệ của ông ta đã giết chết trên 10,000 trí thức trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ nhứt (1945-1954) và giam cầm cả triệu nhân tài của miền Nam để tiêu diệt trong các nhà tù và trại cải tạo tập trung trong đó có rất nhiều tướng lãnh, sĩ quan, viên chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tu sĩ, nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, nhân viên các sở Mỹ. Số nạn nhân bị giết và chết trong thời gian lao lý từ ngày Bắc Việt cộng sản thôn tính miền Nam (30-4-1975) không dưới hai trăm ngàn (200,000) người

Sử dụng tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung Cộng .

Sau 4 thập niên giao thương với Hoa Kỳ và các nước tư bản khác trên thế giới, Trung Cộng  đã thật sự trở thành một cường quốc quân sự và kinh tế. Tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung Cộng  hiện nay rất to lớn.

Về mặt quân sự, Trung Cộng  hiện nay là một cường quốc không gian và hạt nhân có bom nguyên tử, bom khinh khí, chiến đấu cơ phản lực tàng hình, hỏa tiễn đạn đạo tầm xa, một hàng không mẫu hạm (Liêu Ninh), hạm đội, chiến hạm và tàu ngầm. Trong vài năm tới, Trung Cộng  còn có khả năng đóng thêm một hàng không mẫu hạm thứ hai hoặc thứ ba và chế tạo các võ khí sinh học (biological weapons).

 Diện tích bao la với núi non trùng điệp, Trung Cộng  có địa thế che giấu các kho võ khí bí mật và phương tiện chiến tranh hiện đại. Ngoài ra, biển sâu ở đảo Hải Nam là căn cứ lý tưởng của các tàu ngầm. Sau cùng, Trung Cộng  còn có thể sử dụng đảo Phú Lâm (Woodlands Island) trong quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) đánh cướp của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 làm căn cứ hải quân tiền phương bảo vệ đảo Hải Nam. 

Về quân số, quân đội Trung Cộng  hiện có 2.5 triệu quân hiện dịch và vô số quân trừ bị. Dân số 1 tỷ 350 triệu người Tàu dư thừa khả năng cung ứng và bổ sung nhân sự cho quân đội Trung Cộng . Vì vậy, quân đội Trung Cộng  không cần phải quan tâm đến vấn đề tổn thất sinh mạng binh sĩ.      

Mặc dầu có tiềm năng quân sự đáng kể, Trung Cộng  không cần sử dụng chiến tranh để làm bá chủ thế giới. Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chiến lược gia Tôn Võ của nước Ngô đã dạy bảo người Tàu: Không cần đánh nhau mà vẫn đạt được mục tiêu mong muốn mới là thượng sách. Tuy nhiên, nước Mỹ cần ghi nhớ lời đe dọa trắng trợn của tướng Tàu Trì Hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng  trong những năm đầu của thế kỷ 21: Trung Cộng  sẽ sử dụng võ khí sinh học chinh phục Bắc Mỹ và Úc châu để cướp đoạt các tài nguyên vô cùng phong phú của hai châu lục này và sẵn sàng hy sinh 600 triệu người Tàu trong cuộc chiến tranh sinh học khó tránh khỏi trước tham vọng vô bờ bến của đế quốc Hán tộc.

Trong hai thập niên đầu của thế kỷ 21, “Thế kỷ của Trung Cộng ” (China Century), Bắc kinh chỉ cần mang túi hầu bao đựng đầy đô la Mỹ và Euros đi khắp các nước trên năm châu, bốn biển để chinh phục thiên hạ một cách hòa bình (pacific conquest). Hiên nay, điều này không khó đối với người Tàu.

Thật vậy, kể từ năm 2013, Trung Cộng  đã trở thành một siêu cường kinh tế thứ hai sau Hoa Kỳ. Nhờ mở cửa làm ăn với Hoa Kỳ và Thế giới Tự Do kể từ thập niên 1970 và bóc lột sức lao động của quần chúng, Trung Cộng  đã tích lũy được một số ngoại tệ khổng lồ: ba ngàn tỷ Mỹ kim (3 trillions US dollars) và một ngàn tỷ Âu kim (1 trillion Euros). Với lợi thế của một nhà đại tư bản không ai sánh bằng, Trung Cộng  đã rải tiền ra đầu tư và cho vay khắp các nước trên thế giới, nhứt là tại các nước đang phát triển ở châu Phi và Nam Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, mỏ khoáng sản, ruộng đất phì nhiêu. Sử dụng hối lộ để điều khiển lãnh đạo của các nước nghèo, Trung Cộng  đã tạo điều kiện di dân dễ dàng cho người Tàu, đồng thời thu mua rẻ tiền tài nguyên của các nước này để đem về nước cung ứng cho sản xuất. Sau 4 thập niên phát triển ngoạn mục trong nước và bung ra các nước ngoài để tóm thâu tài nguyên của thiên hạ, Trung Cộng  đã trở thành một đế quốc tư bản khổng lồ đang bành trướng ảnh hưởng trên khắp thế giới. Với tham vọng vô hạn, Trung Cộng  đã tung tiền ra thành lập Ngân Hàng Á Châu Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Cơ Sở (Asian Infrastructure Investment Bank viết tắt:AIIB) để cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Funds). Định chế tài chánh mới này của Trung Cộng  đã được Tổ chức S&P500 đánh giá rất cao và được nhiều nước gia nhập. Ngoài việc thành lập AIIB, Trung Cộng  còn đang xúc tiến thực hiện Sáng Kiến Về Hai Con Đường Tơ Lụa trên đất liền và trên biển cả gọi là Belt & Road Initiative bao gồm một chuỗi công trình đầu tư tốn kém đến bốn ngàn tỷ Mỹ kim (4 trillions US dollars). Số dự chi to lớn này tương đương số dự trữ ngoại tệ của Trung Cộng  đang có.

Sáng Kiến Về Hai Con Đường Tơ Lụa của Chủ tịch Trung Cộng  Tập Cân Bình trong thế kỷ 21 là một cố gắng thứ ba của nước Tàu trên con đường Tây Tiến (Westward). Lần thứ nhứt, vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Nhà Hán đã khai lập Con Đường Tơ Lụa (Silk Road) trên đất liền để mua bán với các nước Trung Á. Con đường này đã bỏ hoang phế sau khi đế quốc Mông Cổ sụp đổ và các nước Tây phương phát triển hàng hải trong giao dịch quốc tế . Lần thứ hai, vào thế kỷ 15, Nhà Minh đã phái một đội chiến thuyền do Đô Đốc Trịnh Hòa (Zheng He) điều khiển tiến đến Ấn Độ Dương (Indian Ocean) để quan hệ với các nước ven biển. Trung Cộng  ngày nay dự định sẽ mở ra nhiều hành lang từ Đông Bắc, Tây Bắc và phía Nam Trung Hoa đến nhiều nước Á châu, Phi châu và Âu châu để tiêu thụ hàng hóa do người Tàu sản xuất, đồng thời mang về đủ loại nguyên liệu của nhiều nước cần thiết cho sản xuất nội địa. (3)

(Gal Luft, China Infrastructure Play. Why Washington Should Accept the New Silk Road, Foreign Affairs September/October 2016)

Giống như hai cố gắng trước của tiền nhân, lần này công trình Tây Tiến của Tập Cận Bình khó có hy vọng thành công trong khi mức độ phát triển kinh tế của Trung Cộng  đã sụt giảm từ mấy năm nay, nợ công của Nhà nước và các Doanh nghiệp quốc doanh chồng chất cao như núi Hy Mã Lạp Sơn, tư bản chảy máu từ trong nước Tàu ra nước ngoài ngày càng nhiều như thác đổ. Tương lai của Belt & Road Initiative do Tập Cận Bình phát kiến sẽ giống như chuyện con ếch muốn làm con bò. Nếu thất bại và mất hết số dự trữ ngoại tê hiện đang có, Trung Cộng  có thể trở thành Minh Chủ Võ Lâm để lãnh đạo Trật Tự Thế Giới Mới với trách nhiệm như Hoa Kỳ hay không?

Little Saigon, ngày 19-7-2017

Thẩm phán Phạm Đình Hưng

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt