Trăng mật kết thúc, Đông Âu không còn ảo tưởng về Bắc Kinh
Hai năm trước, Đông Âu vẫn giữ sự nhiệt tình rất lớn với Trung Cộng, khi đó đang trong thời kỳ kiến thiết kinh tế nhanh chóng, nhưng chẳng được bao lâu, các nước Đông Âu bắt đầu chuyển sang thấy thất vọng với sự chờ đợi vào Bắc Kinh, dẫn đến thời kỳ trăng mật cũng nhanh chóng kết thúc. Có phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của điều này là phía Trung Cộng không thực hiện cam kết về hợp tác kinh tế, hơn nữa còn can thiệp vào nội bộ và an ninh của các nước, dẫn đến sự thất vọng của các nước đối với Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Tây Âu và Trung Cộng thay đổi
Cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Cộng Dương Khiết Trì đã có chuyến thăm châu Âu, nhưng do thái độ cứng rắn và nói năng lỗ mãng nên cũng chịu nhiều phê bình.
Sau đó, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã có cuộc họp trực tuyến cao cấp với lãnh đạo châu Âu, đã phải đối diện với những lời phê bình từ những nhà lãnh đạo châu Âu về vấn đề Bắc Kinh xâm phạm nhân quyền đặc biệt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và Hồng Kông. Lúc đó, Tập Cận Bình phản ứng mạnh mẽ, thậm chí còn nói “Trung Cộng không tiếp nhận giáo sư nhân quyền”. Đây vốn là những ngôn ngữ mà Trung Cộng thường xuyên dùng để ứng phó với Hoa Kỳ, hiện nay lại chuyển sang dùng với EU.
Trước đó, các nước ở Đông Âu giữ sự hòa hoãn với Bắc Kinh, và có quan hệ mật thiết với kinh tế Trung Cộng, nhưng hiện nay đã tỏ ra thất vọng đối với Bắc Kinh ở các nước Đông Âu. Hai bên vốn dựa vào mối quan hệ kinh tế để duy trì thời kỳ trăng mật dường như đang ly thân và tiến đến ly dị.
Các nước Đông Âu xuất hiện làn sóng thoát ly Trung Cộng
Cách đây 8 năm, sự nhiệt tình của Đông Âu đối với Trung Cộng đã bắt đầu dâng cao, thậm chí 16 quốc gia khu vực Đông Âu còn cùng Bắc Kinh thành lập diễn đàn hợp tác kinh tế “16+1”. Hơn nữa, năm 2019, Hy Lạp cũng tham gia vào và trở thành “17+1”. Dự án hợp tác phát triển này đã từng có thời khiến cho Đức và Pháp rơi vào khủng hoảng, lo lắng Bắc Kinh lôi kéo Đông Âu từ đó phân hóa liên Âu (EU).
Tuy nhiên, hành động “thoát ly” Trung Cộng lại được dẫn đầu bởi Cộng Hòa Séc, hiện tại đang lan truyền khắp Đông Âu. Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Séc Milos Vystrcil từng thăm Đài Loan trong vài ngày hồi đầu tháng 9, sự kiện này khiến cho Bắc Kinh tức giận. Vào tháng 1 năm nay, Praha – Thủ đô Cộng hòa Séc đã cắt đứt mối quan hệ thành phố chị em với thành phố Bắc Kinh, và sau đó chính thức kết nối thành phố chị em với Đài Bắc.
Một phương diện khác, từ năm ngoái tới nay, các nước như Séc, Ba Lan, Romania, Estonia, lần lượt hợp tác với Mỹ về phương diện bảo vệ an toàn mạng 5G. Có thể thấy họ đang đi theo bước chân của Hoa Kỳ, đồng thời còn tiến hành hạn chế đối với thiết bị viễn thông của công ty Hoa Vi của Trung Cộng. Hồi tháng 6/2020, Romania đã hủy bỏ thỏa thuận nhà máy điện hạt nhân trị giá 6 tỷ Euro đã được ký kết với công ty điện hạt nhân của Trung Cộng.
Trung Cộng không thực hiện cam kết kinh tế, khiến Đông Âu thất vọng
Theo các nhà ngoại giao Đông Âu, sự phát triển này là có thể thấy được từ một phương diện khác. Đầu tiên là các quốc gia Đông Âu cảm thấy thất vọng sâu sắc đối với sự hợp tác kinh tế của Trung Cộng. Bởi vì Trung Cộng dựa vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”, đề xuất kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở khu vực Đông Âu, nhưng sự thúc đẩy của phát triển bởi các dự án này không như dự kiến.
Justyna Szczudlik, người phụ trách dự án Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM) nói với Đài truyền hình Al Jazeera, do Bắc Kinh không thực hiện cam kết về kinh tế, từ đó làm các nước Đông Âu và các nước Trung Âu từng tràn đầy hy vọng với Trung Cộng hiện nay cảm thấy rất thất vọng.
Rudolf Furst, người phụ trách của Trung tâm Quan hệ EU – châu Á (Centre for EU-Asia Relations) thuộc cơ quan Quan hệ quốc tế Prague (The Institute of International Relations Prague), nói với tờ Nikkei Asian Review rằng, từ năm 2012 đến nay, Trung Cộng tiến hành kế hoạch đầu tư ở Trung Âu và Đông Âu, chủ yếu là trong lĩnh vực vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng ngoài Balkan ra, đa số các kế hoạch vẫn chưa được được thực hiện. Cho nên, sự mong đợi hợp tác kinh tế của các nước Trung Âu và Đông Âu đối với Trung Cộng đang tiếp tục giảm.
Từ năm 2000 đến 2019, trong các khoản đầu tư trực tiếp của Trung Cộng vào EU, số tiền đầu tư vào Đông Âu vẫn chưa đến 1/10. Ngay cả Bộ trưởng Kinh tế Cộng Hòa Séc Milos Zeman tự xưng thân ĐCSTQ, cũng biểu thị bất mãn với Trung Cộng vào hồi tháng 1.
Trung Cộng thâm nhập vào nội chính và an ninh khiến các nước bất mãn
Sau khi có mối quan hệ mật thiết hơn, các nước Đông Âu đã ngày càng quan tâm đến việc Trung Cộng có khả năng thâm nhập vào các sự việc nội bộ và an ninh của các nước khác. Tháng 1/2019, Tổng giám đốc Vương Vĩ Tinh (Weijing W) của công ty Huawei trú tại Thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã bị bắt, ông bị cáo buộc với tội danh hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh.
Cơ quan tình báo Cộng Hòa Séc đã chú ý đến việc Trung Cộng đang mở rộng mạng lưới gián điệp của mình tại Séc, và nói rằng Bắc Kinh đã trở thành một mối đe dọa, cũng giống như Nga.
Ngoài Cộng hòa Séc, tình hình ở Hungary cũng tương tự. Mặc dù Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục mở rộng địa vị độc tài của mình, nhưng một chuyên gia Hungary cho biết mô hình độc tài của Bắc Kinh khó được Hungary chấp nhận, vì ít nhất Hungary còn tổ chức bầu cử. Mặc dù Hungary và Trung Cộng đã kéo quan hệ gần gũi hơn nhưng không thúc đẩy hợp tác kinh tế thì điều này là vô nghĩa.
Ivana Karaskova, một chuyên gia về Trung và Đông Âu thuộc Hiệp hội Vấn đề Quốc tế (AMO) của Cộng Hòa Séc, đã nói nói với Đài truyền hình Al Jazeera rằng, trọng tâm của các quốc gia Trung và Đông Âu này đối với cam kết hợp tác kinh tế của Trung Cộng đã bắt đầu chuyển dịch. Họ đang ý thức được sự rủi ro chính trị và an ninh khi hợp tác với Bắc Kinh.
Vương Quân