Trần Hưng Đạo: Anh Hùng Dân Tộc, Thiên Tài Quân Sự Thế Giới

Nhân ngày tường niệm lần thứ 709 của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, xin ghi lại những giòng tưởng nhớ về công ơn to lớn của Ngài đối với tổ quốc Việt Nam, và cũng là một trong 10 danh tướng của thế giới. Nơi Ngài bao nhiêu là bài học cho hậu thế trong công cuộc giữ nước và xâu dựng đất nước.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Đệ nhất anh hùng Dân Tộc,
Một trong Mười vị nguyên soái tài ba nhất thế giới

Trần Nhân Quyền


Vào những năm 1200, đế quốc Mông Cổ bao trùm từ Á sang Âu. Quân Mông Cổ ba lần đem đại quân xâm lấn Đại Việt (quốc hiệu Việt Nam thời bấy giờ) vào những năm 1258, 1285, và 1288 nhưng đều bị quân Đại Việt đánh bại. Những chiến thắng hiển hách đó là do đại công của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1984, các nhà bác học và quân sự thế giới họp tại Luân Đôn, Anh Quốc đã đánh giá Trần Hưng Đạo là một trong 10 nhà quân sự tài ba nhất thế giới.

Tran
Tượng Đức Trần Hưng Đạo ở
bến Bạch Đằng – Sài Gon

Người đời qua bao thế hệ sùng kính Ngài phong Thánh- Đức Thánh Trần. Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức Thánh Trần, và đền thờ của ngài có trên khắp miền đất nước, Việt Nam Cộng Hoà trước đây tỏ lòng tôn kính đã in hình Đức Thánh Trần lên tờ giấy bạc $500. Hằng năm dân chúng khắp nơi ngưỡng mộ làm lễ tưởng niệm vào ngày Ngài mất, ngày 20 tháng 8 âm lịch tức vào vào khoảng ngày 8 tháng 10 dương lịch hàng năm.
Ngành Hải Quân và Hàng Hải VNCH tôn Ngài làm Thánh Tổ. Năm nay , người Việt hải ngoại nhiều nơi làm lễ tưởng niệm Thánh Tổ Trần Hưng Đạo – Xin ghi lại thân thế và thành tích của Ngài để tỏ lòng tôn kính vị anh hùng dân tộc.

Thân thế Đức Trần Hưng Đạo:

Tên thật của Đức Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Tuấn, năm sinh của Ngài không rõ (có tài liệu cho rằng là năm 1228, nhưng cũng có tài liệu cho là năm 1230, hay 1231). Ngài sinh ra tại làng Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; nguyên quán của Ngài là làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Thân phụ của ngài là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của vua Trần Thái Tông huý là Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần (1225-1258). Mẹ ngài là Thiện Đạo Quốc Mẫu húy Nguyệt. Tháng 2, năm 1251 ngài kết hôn với Công Chúa Nguyên Thành tức Nguyên Từ quốc mẫu sinh được 4 trai và một gái, ngoài ra còn có người con gái nuôi,

– Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn : võ tướng.

– Minh Hiến Vương Trần Quốc Uất: võ tướng.

– Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng: võ tướng, cha vợ của Trần Anh Tông

– Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện: võ tướng, nhà khai khẩn đất đai.

Khâm Từ hoàng hậu: vợ vua Trần Nhân Tông

Anh Nguyên quận chúa: con nuôi của Trần Hưng Đạo, vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão

Năm lên 4-5 tuổi, Trần Quốc Tuấn theo cha là An Sinh Vương Trần Liễu (lúc đó là Khâm Minh Thái Vương) bị đày đến Ái Châu, nơi giam cầm trọng tội. Trưởng công chúa là Thụy Bà thương anh cả mình vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là vua Trần Thái Tông nhận Trần Quốc Tuấn làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói của triều đình, Trần Quốc Tuấn được công chúa Thụy Bà gửi tại chùa Phật Quang làng Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhờ trụ trì chùa này dạy dỗ cho tới năm ông lên 10 tuổi.

tran2
Miếu Thờ Đức Trần Hưng Đạo – Sài Gon

Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, học thông hiểu rộng, văn võ song toàn. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với em tức vua Trần Thái Tông-Trần Cảnh. Vì thế Trần Liễu mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy cho con trai Trần Quốc Tuấn mong sau này con mình phải làm vua thiên hạ. Lúc sắp mất, An Sinh Vương Trần Liễu cầm tay con Trần Quốc Tuấn trăng trối rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Sự hiềm khích giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh là do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị ruột của vợ Trần Cảnh tức công chúa Lý Chiêu Hoàng. Sau này, công chúa Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Trần Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải trả hận.

Đức Trần hưng Đạo có một nhân cách lớn với một trái tim hừng hực yêu tổ quốc, yêu muôn dân, yêu giống nòi văn hiến Đại Việt. Nhân Cách ấy, con tim vĩ đại ấy đã tạo nên một khí phách vượt lên những toan tính cá nhân, những tị hiềm gia đình, phe nhóm tung hoành trước binh đao để làm nên những chiến công hiển hách bảo vệ giang sơn của tổ quốc, bảo bọc đồng bào. Trước quân thù nhân cách và trái tim của Ngài là ngọn đuốc soi sáng tuệ minh, lòng dũng cảm và sự minh mẫn cao vút trời xanh thiêu rụi bọn giặc xăm lược Bắc Phương…Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, Bạch Đằng là địa danh quân Bắc Phương khiếp sợ cùng với tên tuổi của người.

Tài dụng người và dụng binh của Trần Hưng Đạo:

Trần Quốc Tuấn là người có tài dụng người, dụng binh thao lược, ông tiến cử người tài giỏi giúp nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông đã có công đánh dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn người trung nghĩa nên đã giữ được những nhân tài chung quanh ông. Ví dụ như khi vua Trần Thánh Tông vờ bảo với Trần Quốc Tuấn rằng: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”. Trần Quốc Tuấn trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc”. Tiếng vang đến giặc Phương Bắc, chúng thường gọi Trần Quốc Tuấn là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi bằng tên

tran 3
Lăng Đức Trần Hưng Đạo tại Nam Định

Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông và tôn ông là vị anh hùng dân tộc có công trạng lớn vào hàng bậc nhất đối với tổ quốc và là tấm gương uy vũ sáng ngời cho nhiều thế hệ mai sau. Do công lao hai lần lãnh đạo quân sĩ chống lại họa xâm lăng của giặc Nguyên-Mông Cổ. Thời đó dưới vó ngựa của quân Mông Cổ, các nước Hồi Giáo hiếu chiến ở Trung Á, đến nước Nga ngày nay cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ lúc đó chiều ngang kéo dài từ Triều Tiên (Đại Hàn) đến Moskova-Nga Sô, Muhi – Hungary, Tehran – Iran, Damascus-Syria; Và chiều dọc từ Bắc Á xuống tới cả biên giới Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của Đế Quốc Mông Cổ, chỉ có Thái Lan thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của quân Mông Cổ nên không xâm lược, còn Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi, thật là một anh hùng hiếm hoi của lịch sử dân tộc Việt.

Ngoài tài dụng người, dụng binh, Ngài là một chiến lược gia từng soạn các binh thư như Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược (còn gọi là Binh Thư Yếu Lược) và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư để dạy các tể tướng quân sĩ bằng bài Hịch Tướng Sĩ. Ngài còn soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn dụ chuyện Kỷ Tín liều mình cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu đưa lưng chịu chém để cứu Sở Tử mà dạy đạo trung cho tướng sĩ.

Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài, coi binh sĩ như tay chân. Ở nơi ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Tín. Cả hai lần chống quân Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn. Sau khi kháng chiến chống Nguyên của Mông Cổ lần thứ 3 thành công, ngài về ẩn thân ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách của ngài.

tran 8
Hình Đức Thánh Trần Hưng Đạo in trên giấy bạc $500 Thời Việt Nam Cộng Hoà

Ngài mất vào ngày 20 tháng 8 năm 1300 (Canh Tý) hưởng thọ khoảng 70 tuổi, được phong tặng tước Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài, tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Người dân đương thời ngưỡng mộ tôn ngài là Đức Thánh sau này gọi là Đức Thánh Trần Hưng Đạo và xây đền thờ ngài tại Vạn Kiếp, Chí Linh.

Sự ngưỡng mộ trong dân gian đưa Ngài thành huyền thoại, sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có bệnh dịch, nhiều người cầu đảo Ngài. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước lâm nguy có giặc ngoại xâm, đến lễ ở đền Ngài, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Các trận chiến chống quân Nguyên của Mông Cổ (Nguyên-Mông)

tran 4
Thế lực của Đế Quốc Mông Cổ vào thế kỷ thứ 12-những vùng đỏ là cơn lốc bành trướng của Mông Cổ. Thế mà khi đến Việt Nam bị Trần Hưng Đạo đánh bại….

tran 5

Vào tháng Giêng năm 1258, một đạo quân Mông Cổ khoảng 2.5 vạn do tướng Ngột Lương Hợp Thái chỉ huy tràn vào Đại Việt từ ngã Vân Nam, trong đạo quân này có phò mã Hoài Đô của vua Mông Cổ. Về phía Đại Việt vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận đánh chuẩn bị nghênh chiến ở Bình Lệ Nguyên,nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 17-01-1258 quân Mông Cổ chia làm ba mặt tấn công như vũ bảo, thấy thế giặc mạnh nên quân Nam phải rút bỏ Thăng Long về ém quân tại Phù Lỗ. Ngày hôm sau, 18-01-1258, quân Mông Cổ tiến đánh Phù Lỗ, Trần Thái Tông nghe lời khuyên của tướng Lê Phụ Trận rút lui khỏi Phù Lỗ rồi quyết định rút khỏi kinh thành Thăng Long với kế hoạch vườn không, nhà trống, cạn lương thực. Thế là sau hai trận đánh chớp nhoáng, quân Mông Cổ chiếm được kinh thành, khi chiếm được thành nhưng lương thực trống rổng, quân Mông cướp của dân ở ngoại thành và thỉnh thoảng bị quân ta chận đánh. Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, lúc đó lương thực quân Mông đã cạn, từ nơi trú quân ở Hoàng Giang, vua Trần Thái Tông cùng thái tử Trần Hoảng vượt ngược sông, bất thần đánh thẳng vào quân địch. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan và bị tập kích bất ngờ không kịp trở tay bị thảm bại. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam, Trung Hoa.

Khi thất trận, quân Mông Cổ rút chạy theo theo tả ngạn sông Thao quá nhanh, ngoài dự tính của vua Trần Thái Tông, khiến vua Trần không kịp bố trí lực lượng diệt địch. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày – tập kích quyết liệt gây tổn thương cho quân Mông Cổ không ít. Trận đầu quân xâm lượt của Mông Cổ đến một xứ bé nhỏ Đại Việt bị thất bại tháo chạy về Vân Nam vào cuối tháng 1 năm 1258.

Quân Nguyên Mông Cổ xâm lăng lần thứ 2-1285: Bị Trần Hưng Đạo đánh bại:

tran 6

Sau khi thất bại đầu năm 1258, Đế Quốc Mông Cổ lâm vào nội chiến (1259 -1264) và chiến tranh với nhà Tống (1267-1279) bên Tàu. Mặc dù rất muốn rửa hận quân Nam nhưng chưa thể thực hiện ngay được. Cho đến nǎm 1279 nhà Tống đại bại, toàn bộ Trung Hoa rơi vào ách thống trị của nhà Nguyên, Mông Cổ. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt chuẩn bị đem quân sang rửa hận nước ta. Sau khi không thể khuất phục được vua quan nhà Trần bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quân Nguyên-Mông do Thoát Hoan làm Đại Nguyên Soái, A Bát Xích làm Hành Tỉnh Tả Thừa, Áo Lỗ Xích làm Bình Chương Chính Sự, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm Tham Tri Chính Sự, đem hơn 30 vạn quân sang đánh nước ta, giả danh đưa Trần Ích Tắc về nước, lập làm An Nam Quốc Vương. Lại sai Vạn Hộ Trương Văn Hổ theo đường bể chở hơn 17 vạn thạch lương sang tiếp tế cho quân sĩ, cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai bắt đầu.

Lần này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn, Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh đem một cánh quân từ Vân Nam đánh vào Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô đem đạo quân còn đóng ở Bắc Champa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt.

Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt trận Lạng Sơn và Tuyên Quang vào tháng 2/1285, quân ta lại rút lui và một lần nữa bỏ trống kinh thành Thǎng Long, kéo về mạn Thiên Trường và Trường Yên nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Và để tránh cái thế kẹt vào gọng kìm của giặc, đại quân và Triều Đình chờ cho cánh quân của Toa Đô tiến đến Trường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quân chủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với các cánh quân nhỏ của Triều Đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quân địch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch ”vườn không nhà trống” được toàn dân thực hiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị tiêu diệt. Mùa hè đến, lại giáng lên đầu chúng những tai hoạ mới. Sử Nguyên-Mông ghi chép: “Bệnh dịch hoành hành… Nước lụt dâng to, ngập ướt doanh trại… “. Thời cơ phản công của quân ta đã tới, tháng 5/1285, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dẫn đại quân tiến ra Bắc.

Kế hoạch diệt địch như sau: Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải và một số tướng lĩnh được giao nhiệm vụ diệt địch trên phòng tuyến sông Hồng, còn Hưng Đạo Vương, đem quân vòng qua vùng Hải Đông, tiến lên Vạn Kiếp, chặn đường tháo chạy của địch. Cục diện chiến tranh xảy ra đúng như dự liệu: cuối tháng 5-1285, Trần Quang Khải cùng với Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản đã đánh tan giặc ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, rồi tiến lên đánh chiếm Thǎng Long. Thoát Hoan hoảng hốt, rút khỏi Thǎng Long, chạy về Vạn Kiếp. Đến đây, bọn giặc lọt vào trận địa mai phục của Trần Hưng Đạo, chúng bị thương vong rất nhiều. Đám tàn quân hoảng loạn cố mở đường máu thoát chạy. Nhưng đến biên giới Lạng Sơn, chúng lại bị quân ta chặn đánh. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng rồi bắt quân lính khiêng chạy về nước. Viên đại tướng Lý Hằng nhiệm vụ chận hậu, bị tên độc trúng đầu gối, về đến Tư Minh thì chết.

Trong khi cánh quân Thoát Hoan chạy về phía Lạng Sơn thì cánh quân Nạp Tốc Lạt Đinh tìm đường tẩu thoát về Vân Nam, cũng bị quân dân ta tập kích đánh cho tơi bời. Không biết Thoát Hoan đã bỏ chạy, Toa Đô kéo ra Bắc, theo sông Hồng định về Thǎng Long, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta chặn đánh. Toa Đô bị chém. Thế là cuộc chiến tranh xâm lược của Nguyên Mông lần thứ hai hoàn toàn thảm bại.

Quân Nguyên-Mông xâm lược lần thứ 3-1288: Lại bị Trần Hưng Đạo đánh bại

Lần thứ ba, quân Nguyên Mông xâm lăng Đại Việt từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288.

tran 7

Sau lần đại bại danh tướng Thoát Hoan của quân Nguyên Mông phải chui vào ống đồng để cho quân lính khiêng xác tháo chạy thoát chết, nhưng Hốt Tất Liệt vẫn chưa bỏ mộng xâm lăng nước Đại Việt. Vào tháng 3 năm 1286, quân Nguyên lại phái bại tướng Thoát Hoan làm tổng tư lệnh cùng các tướng chỉ huy cao cấp khác gồm Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp (tướng Hán đầu hàng Nguyên), Diệc Hắc Mê Thất,A Lý, Quỹ Thuận v.v… Sau đó, tháng 11 năm 1286, tăng thêm tướng A Bát Xích,A Lý, Trình Bằng Phi (tướng Hán đầu hàng Nguyên), Ái Lỗ, Trương Ngọc, Lưu Khuê, Tích Đô Nhi, Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh (những tướng cướp biển Tàu Ô làm tướng nhà Nguyên). Phần lớn các tướng lần này đều đã từng xâm lăng Đại Việt năm 1284. Đại Việt Sử Ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 300 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 70 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.

Về phía Đại Việt ra lệnh tổng động viên. Lần này chỉ huy tối cao là vua Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy toàn cục là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân Đại Việt khoảng trên 20 vạn. Vua Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng đầu hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được phép tình nguyện tòng quân ra mặt trận để chuộc tội, báo ân.

Ngày 3 tháng 9 năm 1286, Thoát Hoan khởi binh từ đất Ngạc tiến về phía Nam, mượn tiếng đưa “An Nam quốc vương” Trần Ích Tắc (tên bù nhìn bán nước) về nước. Quân Nguyên chia làm 3 cánh:

Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thaosông Lô như 2 lần trước. Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc. Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.

Phía Đại Việt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân chống giữ các nơi. Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn; Lê Phụ Trần và Trần Quốc Toản mang 3 vạn quân vào giữ Thanh Hoá-Nghệ An; Trần Khánh Dư giữ Vân Đồn; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng Đạo Vương sai quân biên giới giáp Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc để chống bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than.

Ngay từ lúc đầu, thế quân Mông Cổ đông và mạnh quân ta tạm rút lui và Thoát Hoan đã đánh vào thành Thang Long. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn rút về kinh thành, sai người rước vua Trần lui xuống hạ lưu sông Hồng rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên Tháp Sơn (Đồ Sơn) nhưng bị cánh quân của Ô Mã Nhi đuổi quá gấp nhằm thực hiện lời thề của hắn khi được lênh đuổi bắt vua Trần rằng: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước”, cho nên Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông phải xuống thuyền vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi mang vài chục thuyền và ít lương đuổi gấp theo, nhưng nghe tin có Lê Phụ Trần và Trần Quốc Toản cầm một đạo thuỷ quân lớn đang phòng ngự ở Thanh Hoá, liệu thế không đánh nổi đành quay trở lại. Qua Long Hưng, Ô Mã Nhi tức giận sai phá lăng Trần Thái Tông.

Ngày 2/2/1288 giao tranh giữa Hưng Đạo Vương và Thoát Hoan tại kinh thành Thăng Long đẩm máu, quyết liệt. Tuy nhiên các tài liệu sử học về cuộc chiến kinh thành Thăng Long ngày 2/2/1288 không đồng nhất. Khâm định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Việt Sử Tiêu ÁnViệt Nam Sử Lược chỉ ghi lại Thoát Hoan vây đánh nhưng không hạ được thành; Đại Việt Sử ký Toàn Thư không chép trận Thăng Long. Một số sách sử Việt Nam sau này cho rằng quân Trần bỏ thành rút lui. Quân Nguyên lọt được vào kinh thành, nhưng sau đó đụng độ kịch liệt với quân Trần. Sau vài lần giao chiến, cuối cùng quân Nguyên phải rút lui, trước khi rút đã đốt phá cung điện và phố xá.

Trong khi đó Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp vốn được giao chỉ huy thủy quân mở đường cho đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn theo sau. Sau khi đánh lui được quân Trần Gia, Ô Mã Nhi cho rằng thế quân Đại Việt yếu không đáng lo, bèn tiến sâu vào nội địa để bắt tay với Thoát Hoan truy đuổi vua Trần. Tướng Trần Khánh Dư được giao trấn giữ đường biển nhưng để quân Nguyên đi qua, bị thái thượng hoàng Trần Thánh Tông sai sứ hỏi tội. Khánh Dư xin khất vài ngày để chuộc tội.

Đầu năm 1288, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ kéo đến Vân Đồn, bị quân Trần Khánh Dư tập kích. Không có quân chủ lực bảo vệ, quân của Trương Vân Hổ mau chóng bị tiêu diệt. Văn Hổ cố gắng kéo vào đất liền nhưng đến Lục Thuỷ thì thuyền quân Trần Khánh Dư đổ ra đánh càng đông. Trương Vân Hổ đại bại, đổ hết thóc xuống biển vì không muốn lọt vào tay quân Trần, rồi bỏ chạy về Quỳnh Châu. Thuyền lương của Phí Củng Thìn kéo theo sau, mới đến Huệ Châu bị gặp bão, trôi giạt tới Quỳnh Châu. Đoàn thuyền lương do Từ Khánh chỉ huy thì đi lạc tới Chiêm Thành rồi quay trở lại Quảng Đông. Như vậy, các thuyền lương của quân Nguyên bị mất sạch không còn một hạt thóc.

Đây chính điểm mấu chốt mà quân Đại Việt đánh bại quân Nguyên-Mông lần thứ ba, lương thực bị mất sạch, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi tìm thuyền quân lương lại bị phục kích nhưng chẳng tìm ra lương thực, Thoát Hoan rơi vào tình trạng lúng túng binh lính thiếu ăn, trong lúc đó quân Đại Việt bắt đầu phản công mạnh mẽ và kiểm soát vùng Hải Dương và Hải Phòng ngầm ý đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường rút về Vạn Kiếp. Trước tình hình như vậy, Thoát Hoan phải nhanh chóng rút quân khỏi Thăng Long quay về Vạn Kiếp.

Tại Vạn Kiếp, quân Nguyên cố thủ trong các thành gỗ nhưng thường xuyên bị quân Đại Việt tập kích vào ban đêm. Tình hình thiếu lương thực càng ngày càng trầm trọng. Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi Đại Việt. Lúc đó là vào khoảng cuối tháng 3 năm 1288, tức là chỉ 3 tháng sau khi tiến quân vào Đại Việt. Quân Nguyên chia làm 2 tuyến rút quân, một tuyến của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Một tuyến của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy.

Kế hoạch rút lui của giặc không nằm ngoài dự liệu của Trần Hưng Đạo. Ông đã bố trí chặn giặc ở vùng biên giới và chuẩn bị cho một trận quyết chiến lớn trên sông Bạch Đằng. Từ đấu tháng 3, quân sĩ và nhân dân đã đẵn gỗ lim, gỗ táu ở rừng về đẽo nhọn, đóng xuống lòng sông, làm thành những bãi cọc lớn. Thuỷ quân và bộ binh ta đã phục sẵn trong các nhánh sông và các khu rừng rậm ven sông Bạch Đằng, chờ ngày tiêu diệt địch trên đường rút lui.

Để bảo vệ cho thủy quân rút lui, Thoát Hoan sai Trình Bằng Phi đi hộ tống đoàn thuyền, nhưng bị chặn đánh liên tục phải quay về Vạn Kiếp cùng với quân bộ. Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi không có bộ binh bảo vệ đã bị chặn đánh liên tục, mãi tới ngày 8 tháng 4 năm 1288 mới tiến tới Trúc Động để vào sông Giá. Tuy nhiên, quân Đại Việt đã ngăn được quân Nguyên vào sông Giá, khiến Ô Mã Nhi phải tiến vào sông Bạch Đằng. Tại đây, quân Đại Việt bố trí một trận địa cọc ngầm. Một lực lượng lớn bộ binh Đại Việt lại trú tại Tràng Kênh chờ đánh vào sườn phải quân Nguyên khi họ vào sông Bạch Đằng, còn một lực lượng lớn nữa trú tại khu rừng tả ngạn sông sẽ đánh vào sườn trái đối phương. Thủy quân Đại Việt thì ẩn náu trên các sông khác thông với sông Bạch Đằng.

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng, thấy thủy quân Đại Việt liền đuổi đánh, song đụng phải các cọc ngầm và bị mắc kẹt. Quân Đại Việt từ khắp các hướng đổ ra tấn công. Đích thân vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo chỉ huy trận chiến. Quân Đại Việt đã bắn hằng vạn mũi tên vào quân Nguyên. Thủy triều rút xuống làm cho số thuyền bị cọc nhọn cắm kẹt càng tăng. Đến chiều, đại bộ thủy quân của Nguyên-Mông bị tiêu diệt. Tướng Trần là Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ. Phàn Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, bị quân Trần dùng câu liêm móc lên, bắt sống. Quân Nguyên bị chết rất nhiều, hơn 400 chiến thuyền lọt vào tay quân Đại Việt. Gần như toàn bộ thuỷ quân Nguyên bị tiêu diệt.

Còn cánh bộ binh rút lui thì sao? Ngày 8/4/1288, quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp rút về Lạng Sơn. Ngày 11 tháng 4, đội quân Nguyên tiến tới cửa Nội Bàng (thị trấn Chũ, xã Bình Nội của Bắc Giang ngày nay) và lọt vào trận địa phục kích của quân Đại Việt. Quân Nguyên cố sức chống cự; Tướng Lưu Thế Anh của quân Nguyên phải liều chết mở đường máu cho đại quân thoát khỏi cửa Nội Bàng. Qua được Nội Bàng, Thoát Hoan nhận được tin báo rằng phía trước có 30 vạn quân Đại Việt trải dọc suốt 100 dặm mai phục, đành đổi hướng rút quân qua Đơn Kỷ về Lộc Châu. Tuy nhiên qua đường này, quân Nguyên vẫn bị quân Đại Việt tập kích. Sử sách nhà Nguyên ghi lại: “Lúc đó quân ta đã thiếu ăn lại mệt vì chiến đấu, tướng tá nhìn nhau thất sắc” nhưng vẫn phải “cố xông vào mà đánh” và “buộc vết thương lại mà đánh”. Mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, quân Nguyên mới thoát khỏi biên giới về đến Tư Minh.

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt đã chôn vùi vĩnh viễn mộng xâm lược của Hốt Tất Liệt. Hai lần tháo chạy của Thoát Hoan đã làm cho nguyên soái lừng lẫy Mông Cổ chẳng bao giờ dám trở lại phương Nam! Giang sơn, xã tắc từ đây bình yên xây dựng đất nước một thời cực thịnh của dân tộc Việt Nam.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt