Tổng Thống đắc cử Trump bắt đầu “đánh” Trung Cộng

Nguồn tin dậy sóng mấy ngày nay là ông Trump dù chưa chính thức đăng quan, nhưng ông đã có những điều làm cho Trung Cộng tức như bị bò đá. Ông Trump đá Trung Cộng mấy đòn cực độc: Thứ nhất là ông tiếp chuyện với bà  Thái Anh Văn gọi điện thoại chúc mừng ông đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông tiếp bà 10 phút. Trong 10 phút đó bà Thái Anh Văn muốn Hoa Kỳ giúp đỡ vũ khí để chống Trung Cộng… Đây là điều chưa từng xẩy ra từ năm 1979 đến nay khi Hoa Kỳ chấp nhận “một nước Trung Hoa” – Thâm chí các hàng lãnh đạo của Đài Loan chỉ quá giang qua nước Mỹ chứ quan chức Hoa Kỳ không được đón tiếp…nay ông Trump tiếp chuyện điện thoại với bà Thái Anh Văn thì là một việc làm vô tiền khoán hậu từ 37 năm nay.  Báo chí Trung Cộng hai ngày qua chỉ mũi dùi vào ông Donal Trump.
Thứ hai, trên trang Twitter của mình, ông Donald Trump viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để cho họ xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ngay giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ thế”. Tuy nhiên, chưa ai hiểu “tổ hợp quân sự” mà ông Trump nói đến là gì.
Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ (khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?”…Hai bài báo “Điện đàm với tổng thống Đài Loan: Trump thách thức Trung Quốc và Donal Trump chỉ trích Trung Quốc về biển Đông” nói lên nhiều vấn đề.

Điện đàm với tổng thống Đài Loan: Trump thách thức Trung Quốc ?

Sau cuộc điện đàm giữa tổng thống tương lai của nước Mỹ và lãnh đạo Đài Loan cuối tuần trước, các báo Pháp đầu tuần này đều sửng sốt: Le Figaro nhắc đến “Bước sảy chân của Donald Trump khiến Bắc Kinh giận dữ”, trong lúc Les Echos nhìn thấy  “Chuỗi sự cố ngoại giao” của Donald Trump.

Báo Le Figaro nêu lên câu hỏi: Sai lầm hay hành động khiêu khích mới khi ông Donald Trump động đến một chủ đề “vô cùng nhạy cảm đối với Bắc Kinh” ? Nhà tỷ phú với những tuyên bố khó lường này vừa “đoạn tuyệt với đường lối ngoại giao” của Washington từ trước tới nay.

Với báo Les Echos, cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 02/12/2016 giữa Donald Trump với tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn đã làm “rung chuyển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từng được duy trì trong 40 năm qua” mà ở đó, về mặt chính thức, Washington công nhận “một nước Trung Hoa duy nhất”.

Le Monde cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng “tính khí thất thường của ông Trump” bắt đầu ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại của Mỹ. Bị chỉ trích, tổng thống tân cử Donald Trump trước hết đính chính là ông chỉ trả lời điện thoại khi được lãnh đạo Đài Loan gọi điện chúc mừng. Sau đó, trong một tin nhắn trên mạng Twitter, ông Trump bình luận: “Thật thú vị. Mỹ bán hàng tỷ đô la trang thiết bị quân sự cho Đài Loan, nhưng lại không được phép nhận điện chúc mừng”.

Vẫn Le Monde tiết lộ nội dung cuộc trao đổi giữa bà Thái Anh Văn và Donald Trump: đôi bên “ghi nhận liên hệ gắn bó trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh giữa Đài Loan với Hoa Kỳ”. Tờ báo đặt câu hỏi phải chăng nhà tỷ phú New York có ý định thay đổi quan điểm của Mỹ trên hồ sơ nhạy cảm này ?

Trong thời gian vận động tranh cử ông Trump không nhắc đến Đài Loan, chỉ tập trung tấn công chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc, cho rằng quyền lợi của nước Mỹ bị đe dọa. Nhưng trong số các cộng tác viên của tổng thống tân cử Hoa Kỳ, có nhiều người thuộc khuynh hướng thân Đài Loan. Trong số đó phải kể đến chuyên gia Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế của ông Trump. Tháng 10/2016 một người thân cận khác của ông Trump là Edwin Feulner đã sang tận Đài Bắc và được tiếp kiến tổng thống Thái Anh Văn.

Chánh văn phòng trong chính quyền Trump sắp tới, Reince Preibus từng có dịp tiếp cận với bà Thái Anh Văn vào mùa thu năm ngoái, khi bà còn lãnh đạo đảng đối lập Đài Loan.

Chuỗi dài những sơ sót ngoại giao

Đài Loan, không là bước sảy chân duy nhất của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Phóng viên báo Le Monde nhắc lại, cũng tuần qua Donald Trump đã hết lời khen ngợi Pakistan, đất nước “tuyệt vời” do thủ tướng Nawaz Sharif lãnh đạo mà không hề để ý đến hai yếu tố: một là những lời khen tặng quá đáng đó làm phật lòng Ấn Độ một đối tác quan trọng của Washington tại Nam Á, và hai là chính bản thân Mỹ đang đau đầu về ảnh hưởng của Islamabad với nước láng giềng Afghanistan sát cạnh. Chính quyền Obama chỉ trích Pakistan thiếu quyết tâm trong nhiệm vụ tiêu diệt quân khủng bố tại Afghanistan.

Với tổng thống Kazakhstan, Noursoultan Nazarbaiev, người đã cai trị đất nước với một bàn tay sắt từ ¼ thế kỷ nay, theo thông cáo của Astana, Donald Trump ca ngợi lãnh đạo Kazakhstan “thành công vượt bực” duy trì ổn định cho đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên này và đó là “một phép lạ”. Tựa trên báo Les Echos: “Vừa được bầu lên, Donald Trump đã liên tục gây ra sự cố ngoại giao”: chọc giận Trung Quốc, làm phật lòng Ấn Độ, trêu tức Anh Quốc khi đề nghị Luân Đôn đề cử lãnh đạo đảng dân túy Nigel Farage làm đại sứ Anh tại Washigton.

Donald Trump chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông

Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump ngày 04/12/2016 đã bất ngờ chỉ trích Trung Quốc về việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên nhà tỷ phú New York bình luận về những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ khi ông đắc cử tổng thống.

Trên trang Twitter của mình, ông Donald Trump viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để cho họ xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ngay giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ thế”. Tuy nhiên, chưa ai hiểu “tổ hợp quân sự” mà ông Trump nói đến là gì.

Cho tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp nhiều đảo ở Trường Sa, xây trên đó các phi đạo, hải cảng, hệ thống radar, với tốc độ ồ ạt, gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực, mà cả Hoa Kỳ.

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump rất ít khi nói về Biển Đông. Ứng cử viên Cộng Hòa vẫn chủ trương một chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, nên Bắc Kinh nghĩ rằng với chính quyền Trump, Hoa Kỳ có thể sẽ không can thiệp nhiều vào Biển Đông.

Chính sách tiền tệ Trung Quốc cũng bị đả kích

Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết: “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ ( khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh ), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?

Hiện giờ Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về những tuyên bố nói trên của ông Trump. Tổng thống tân cử đã chỉ trích Trung Quốc sau khi khiến Bắc Kinh giận dữ vì đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào cuối tuần trước.

Đây là lần đầu tiên có một tiếp xúc như vậy giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức công nhận một nước Trung Quốc duy nhất, mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc sau đó đã gởi công hàm phản đối Hoa Kỳ và ông Donald Trump, mặc dù phó tổng thống tân cử Mike Pence đã cố giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc điện đàm, khẳng định đây là chỉ cuộc điện đàm xã giao, chứ không phải là Washington thay đổi chính sách về Trung Quốc.

Theo Reuters và đài RFA, VOA

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt