Tóm lược: vòng quanh thế giới…
I) Vị thế của Nga thất thế trên chính trường quốc tế:
1) Serbia một nước nhỏ gia nhập Châu Âu EU năm 2014. Kể từ khi Aleksandar Vucic và Đảng Cấp tiến Serbia của ông lên nắm quyền thì Serbia trở lại với độc tài. Dĩ nhiên nằm dưới sự bảo trợ của Putin, nay thấy tình trạng của Nga không còn khấm khá nên Serbia muốn thoát khỏi kềm kẹp của Nga. Serbia nghĩ rằng mình nằm gần cọp dữ Nga, Nga lại bị thế giới cô lập, Nga háo chiến, háo thắng, xâm lược láng giềng sinh ra lo sợ nên đã lên tiếng hỏi Tây Phương [NATO] rằng: “nếu Mỹ và các nước Tây phương châu Âu bảo đảm an ninh cho Serbia thì Serbia sẵn sàng cắt đứt mọi liên hệ với Nga”. Đây là một tát tai vào mặt Putin khi không giữ được những quốc gia chư hầu của mình.
2) Nằm ở phía Nam Ukraine có một nước nhỏ tên là Moldova, dân số chừng 8 triệu, diện tích chừng 33,850 km2 lớn chừng 3 tỉnh Quảng Nam gộp lại. Trước đây Moldova trong khối cộng sản Xô Viết, cùng với sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1990, Moldova thành một nước theo thể chế dân chủ. Năm 1994, Moldova trở thành thành viên của NATO, và năm 1995 là thành viên của Cộng Đồng châu Âu (EU).
Trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm 2020, nữ ứng cử viên thân châu Âu, bà Maia Sandu đã đánh bại tổng thống thân Nga Igor Dodon thành nữ tổng thống dân cử đầu tiên của Moldova. Cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào tháng 7 năm 2021 Đảng Hành Động và Đoàn Kết (PAS) thân châu Âu chiến thắng lớn. Nữ TT Maia Sandu từ chức Tổng Thống vào ngày 10/02/2023.
Nga đổ tội cho Ukraine là âm mưu lật đổ chính quyền Moldova và muốn Nga giúp đỡ. Đây là âm mưu của Nga muốn đưa quân vào phần đất Moldova (phía Nam Ukraine). Hiện Nga có chừng 1,500 quân đang đóng ở Moldova dưới danh nghĩa lực lượng bảo vệ hòa bình – Nếu Nga đưa quân vào Moldova cho thấy Nga đang chuẩn bị dọn bãi chiến trường miền Nam Ukraine và khiêu chiến với các nước trong khối châu Âu (EU) và NATO. Quả thật sự việc xảy ra như Nga tính toán, thì chiến tranh giữa NATO và Nga không tránh khỏi.
3) Nga khó khăn chiếm Bakhmut: Bakhmut một chiến trường quan trọng quyết định trận chiến Nga-Ukraine mà gần 11 tháng từ tháng 5/2022 đến nay tháng 3/3023 Nga dùng “hết khả năng và công lực” để chiếm thành phố nhỏ Bakhmut mà không xong, điều này chứng tỏ khả năng quân sự còn yếu kém của Nga và chứng tỏ Nga đang đứng trước một cuộc chiến bị thua rồi. Một thành phố nhỏ mà không chiếm nổi thì làm sao đòi chiếm những vùng rộng lớn… tốn bao nhiêu binh lính và vũ khí cho đủ. Rồi đây Ukraine nhận được xe tăng hạng nặng và hỏa tiễn phòng không tối tân từ Mỹ và các nước NATO thì Nga gặp khó khăn gấp bội lần.
4) Ukraine đã nhận viện trợ quân sự Bom Thông Minh JDAM của Mỹ là loại bom có cánh đánh trúng chính xác mục tiêu cách xa 72 km. Hy vọng loại bom này sẽ giúp cho quân Ukraine chiến đấu hữu hiệu hơn.
II) Đông Nam Á và châu Á:
Trung Cộng:
Trong Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc Trung Cộng, khai mạc ngày 05/03/2023, Tập Cân Bình trong bài diễn văn tấn công Hoa Kỳ rằng: “các nước phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bao vây và đàn áp toàn diện đối với Trung Cộng, và Trung Cộng hiện đang phải đối diện với những thách thức nghiêm trọng” – Đây là lời chỉ trích hiếm hoi của lãnh đạo Trung Cộng từ khi có bang giao Mỹ-Trung từ năm 1972. Sau đó Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung cộng Tần Cương khai triển mở cuộc họp báo – Trong họp báo Tần Cương đã phát ngôn theo kiểu “chiến binh sói lang” đối với Mỹ. Tần Cương hăm dọa Mỹ rằng “Nếu Hoa Kỳ không đạp phanh và tiếp tục tăng tốc trên con đường sai lầm này [tức là chính sách đang thực hiện], thì không một lan can nào có thể ngăn chặn việc trật bánh, xung đột chắc chắn sẽ xảy ra”. Tần Cương nói rằng sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ đối với Trung Cộng tương đương với “một canh bạc liều lĩnh”. Thậm chí còn tuyên bố sẽ liên kết với Nga…
Nhưng đó chỉ là do Trung Cộng bị Mỹ vây “cùng đường bí lối” sinh ra lớn tiếng hù dọa mà thôi, nếu TT Biden yếu bóng vía thay đổi đường lối, trở lại hợp tác thân thiện với Trung Cộng như xưa thì đó là một sai lầm lịch sử.
Đại Hội này là sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Tàu tháng 10/2022 nên trong đại hội đã tuyên bố nhiều nhân vật bộ trưởng và thủ tướng mới như Thủ Tướng Lý Cường thay Lý Khắc Cường, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lý Thượng Phúc thay Ngụy Phượng Hòa, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tần Cương thay Vương Nghị, và nhiều bộ trưởng khác bị thay thế nhưng không phải hoàn toàn, cũng có người vẫn giữ ghế cũ.
Philippines
Dưới thời Tổng Thống Marcos (con) Philippines tiến sát gần Mỹ hơn so với Tổng Thống Duterte trước đây. BQP Philippines đồng ý tuần tra chung với Mỹ và Úc trên Biển Đông để bảo vệ chủ quyền các đảo của Philippines. Trong khi đó CSVN lại theo khối ma quỷ Cộng Sản bám sát Trung Cộng muốn xa rời Mỹ.
Nhật:
Nhật bản tăng ngân sách quốc phòng của Nhật lên 755 tỷ Yen, đây là đợt tăng lớn nhất sau đệ II thế chiến để chuẩn bị ngăn ngừa sự hung hăng của Trung Cộng đang muốn xâm chiếm Biển Hoa Đông và biển Đông. Tăng ngân sách có hai mục đích chính là mua vũ khí tối tân của Mỹ và tự sản xuất vũ khí tối tân để đối phó với Trung Cộng.
Nam Hàn
Nam Hàn cùng Nhật và Mỹ liên tục tập trận chung trên biển để phòng ngừa Bắc Hàn đang hung hăng thử hỏa tiễn và đe dọa xâm lăng…
Nam Hàn hiện nay có nền kinh tế đứng thứ 10 trên thế giới (năm 2021 GDP của Nam Hàn 1811 tỷ USD, trong khi Nga chỉ có 1799 tỷ USD và Mỹ nhiều nhất 23,320 tỷ USD), với vị thế giàu có của Nam Hàn nên họ có những hợp tác quân sự rất rộng rãi với nhiều nước trên khắp giới trong đó có NATO, EU, Ả Rập Saudi (Saudi Arabia), Úc, Nhật và chắc chắn nhiều nhất với Mỹ.
Còn Bắc Hàn thì bắt dân nhịn đói để lấy tiền chế hỏa tiễn tầm xa và vũ khí nguyên tử hù dọa thiên hạ để kiếm cơm.
Ấn Độ
Xưa nay Ấn Độ giữ thái độ trung lập. Nay Ấn Độ có vẻ chuyển động về hướng lập trường của các nước Tự Do Dân Chủ, mặc dù chưa tuyên bố, nhưng đã thấy có những biểu hiện tích cực như tham gia họp kín với NATO, xích gần với Úc về hợp tác quốc phòng, kinh tế… tất cả điều đó đều do sự hung hăng của Trung Cộng mà ra, và qua chiến tranh Ukraine thấy vũ khí của Nga còn kém, nên muốn đổi thị trường vũ khí.
III) Châu Âu
Nước Đức
Thủ tướng Đức Olaf Scholz sau khi đi thăm Bắc Kinh về có viết mấy bài có lập trường bênh vực cho Trung Cộng, bị dân Đức và thế giới phản đối, thậm chí còn lên án. Nay ông đang điều chỉnh lập trường có vẻ nghiêng về cuộc chiến Ukraine và có những lời tuyên bố tích cực ủng hộ và viện trợ Ukraine chứ không lừng khừng như trước đây. Điều này là một dấu hiệu tốt cho việc “chống lại” các nước XHCN đang trỗi dậy như hiện nay.
IV) Trung Đông:
1) Iran theo Đạo Hồi Shi’is chống lại Ả Rập Saudi (Saudi Arabia) theo Đạo Hồi Sunni. Mối thù “lịch sử tôn giáo” từ khi đạo Hồi ra đời. Nhưng nay đã bắt tay làm hòa hai nước Iran và Ả Rập Saudi (Saudi Arabia) hợp tác với nhau qua Trung Cộng làm trung gian hòa giải. TC lên mặt với thế giới tuyên bố vung vít, cho là chiến thắng ngoại giao to lớn lịch sử.
Qua sự việc này, thế giới đánh giá Trung Cộng đã thay thế Mỹ trên địa bàn khối vàng đen (dầu lửa) giàu có nhất. Chúng ta đều hiểu Cộng Sản Trung Cộng đang làm một việc tốt để che đậy trăm việc xấu. Hiện nay ý đồ Trung Cộng là thôn tính các nước trên thế giới trong chiến lược “vành đai, con đường” của Bắc Kinh đề ra để thay thế vị thế siêu cường thế kỷ thứ 21. Bản chất của Cộng Sản là độc tài, xâm lăng, ăn nói ngược ngạo, tuyên truyền xuyên tạc và đàn áp tự do dân chủ, không và không bao giờ thay đổi.