Toà Bạch Ốc tiếp 130,000 thỉnh nguyện thư của người Mỹ gốc Việt đòi nhân quyền cho Việt Nam (tin tổng hợp)

Một góc trong cảnh 1500 người Việt ngoài Bạch Ốc

Vận động Tự Do cho Việt Khang (Tuổi Trẻ Yêu Nước) và các nhà đấu tranh dân chủ  như Hoà Thượng Thích Quảng Độ (GHPGVNTN), LM Nguyễn Văn Lý (khối 8406), BS Nguyễn Đan Quế (Cao Trào Nhân Bản), Bloger Điếu Cày và Nhân Quyền cho Việt Nam đã được hưởng ứng gần 130,000 TNT trong vòng hơn ba tuần lễ, con số cao nhất trong tất cả các Thỉnh Nguyện Thư của White House. Đại diện phía White House tiếp đó 200 Thỉnh Nguyện Thư của cộng đồng người Việt đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ  gồm có:

Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gồm có ông George Selin (Vietnam Desk), ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative), ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ) và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng).

Việt Long đài RFA tường thuật: “Phái đoàn gần 200 người Việt sáng nay vào dinh Tổng thống Mỹ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Washington đòi hỏi Việt Nam thực hiện tự do, nhân quyền cho người dân Việt trong nước, dùng đòn bẩy thương mại, kinh tế để gây áp lực cho đòi hỏi đó.

Đông đảo người Việt hải ngoại tập trung trước toà Bạch ốc, yểm trợ cho hoạt động ấy và cũng muốn hành pháp Hoa Kỳ buộc Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, đặc biệt là nhạc sĩ Việt Khang, người đang bị CSVN giam vì sáng tác hai nhạc phẩm đòi giành độc lập cho Việt Nam, làm rung động tấm lòng mọi người Việt trên khắp thế giới”

Phái đoàn Việt Nam được White House tiếp đón trong văn phòng toà Bạch Ốc Eisenhower Executive sau những thủ tục an ninh kỹ lưỡng vì nước Mỹ đang trong tình trạng chiến tranh khủng bố.

Mở đầu lời chào mừng phái đoàn Việt Nam của ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Xúc Cộng Ðồng (Office of Public Engagement), ông chào mừng mọi người ông nói: “Hôm nay quý vị đến đây không chỉ để cung cấp thông tin cho chúng tôi qua cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư, mà quý vị còn cho mọi người biết về sự cam kết của quý vị. Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”

đồng thời ông Jon Carson cũng cho biết Tổng Thống Obama rất coi trọng nhân quyền. Ðây mới chỉ là sự bắt đầu, và đây là một vấn đề phức tạp.

Về phía cộng đồng Việt Nam, chọn ba người trẻ ra phát biểu do sự sắp xếp của Nguyễn Đình Thắng có ba người được đại diện White house mời lên phát biểu. Ðó là ca sĩ Quốc Khanh thuộc trung tân ASIA, sinh viên Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên miền Nam CA) và cô Cindy Ðinh (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam từ Texas). Billy Lê nói ít về nhân quyền và cái hội chợ tết ở Nam CA quy tụ cả 100,000 người…không đề cập đến vấn đề giúp trả tự do cho Việt Khang hoặc ai cả, cô Cindy Đinh thì kêu gọi Tòa Bạch Ốc chú ý đến nhân quyền Việt Nam hơn nữa. Riêng ca sĩ Quốc Khanh mong mỏi Tổng Thống Barack Obama can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang, người bị an ninh Việt Nam bắt vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Ðâu?” & “Anh Là Ai?” Một số người cảm động sau lời phát biểu của ca sĩ Quốc Khanh.


Ông Posner, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng, cho biết chính quyền Mỹ đã lưu ý chính quyền Việt Nam về trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nói thêm, Washington vẫn tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội, nhất là đối với các cá nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Blogger Ðiếu Cày và những trường hợp khác, cũng như điều 79 và điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi sẽ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để mọi người sống ở Hoa Kỳ chú ý hơn về vấn đề này.”

Nhiều đồng hương Việt Nam rất háo hức trước giờ gặp gỡ giới chức Tòa Bạch Ốc, chỉ muốn làm một điều gì đó cho nhân quyền tại Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California, nói với nhật báo Người Việt rằng sự hưởng ứng của 130,000 chữ ký là “dấu chỉ cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng. Khi có sự kiện, họ sẵn sàng trong khả năng để tạo sự thay đổi với dân tộc.”

“Nếu gặp tổng thống, tôi sẽ yêu cầu ông giúp đỡ để dân tộc Việt Nam hưởng tự do như người dân Hoa Kỳ,” hòa thượng nói tiếp. “Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc khả năng chúng ta, người Mỹ chỉ giúp thôi. Thay đổi phải xuất phát từ chúng ta. Nếu người Việt không làm thì khó lòng. Vì thế, nhanh hay chậm là do chúng ta.”

Linh Mục Ðinh Xuân Long, chánh xứ nhà thờ St. Joseph of the Hills, Eden, tiểu bang North Carolina, nói với hơn 130,000 chữ ký, thỉnh nguyện thư này là một áp lực rất lớn đối với chính quyền Mỹ và muốn nhân dịp này nói lên vấn đề tự do tôn giáo tại quê nhà.

“Về mặt nổi, Việt Nam cho xây nhiều nhà thờ, cho tu sĩ xuất ngoại, làm cho có vẻ như có tự do tôn giáo, về mặt chìm, chính quyền thật sự kiểm soát bên trong. Tu sinh vẫn bị xét duyệt, thụ phong và thuyên chuyển linh mục phải có sự đồng ý của chính quyền và cuối cùng là họ cử cán bộ theo dõi các giám mục, gây chia rẽ trong hàng giáo phẩm,” Linh Mục Long nói tiếp.

Chị Ðinh Ngọc Tuyết, hiện sống ở Louisville, tiểu bang Kentucky, cho rằng đấu tranh nhân quyền phải bền bỉ mới thành công.

Chị giải thích: “Tôi rất xúc động được Tòa Bạch Ốc mời. Vừa tự hào vừa cảm thấy vinh dự khi thấy thỉnh nguyện của đồng hương được tổng thống lắng nghe. Ðây làm một bước nhỏ, dù đường dài, vẫn phải đi. Phải bước những bước nhỏ mới tới đích được.”

Trong khi đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, dù thời tiết giá lạnh, có lúc tuyết rơi lác đác, hàng trăm đồng hương thuộc các cộng đồng Việt Nam khắp nơi có mặt để biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư, do đài truyền hình SBTN phát động từ hôm 8 Tháng Hai đến nay.


Cụ Vũ Văn Phiên, 90 tuổi (là một đảng viên lão thành của Việt nam Quốc dân Đảng) sống ở Lake Mary, tiểu bang Florida, được mọi người trước Tòa Bạch Ốc chú ý vì là người lớn tuổi nhất trong những người có mặt.

Khi được hỏi vì sao đến Washington, DC, cụ vui vẻ nói: “Ðây là trách nhiệm của một người mang dòng máu tiên rồng, trước tổ quốc dân tộc. Ðối với tôi, bản thân là xong rồi, gia đình cũng xong rồi, giờ lo được cho đất nước cái gì thì lo. Nếu được gặp Obama, tôi sẽ nói với ông rằng con người còn đau khổ, nhất là ở Việt Nam, ông là người quyền lực nhất thế giới, ông phải làm điều gì đó.”

Ông Trần Thế Trình từ Connecticutt: Chúng tôi về đây để cùng đồng hương Việt Nam trên khắp thế giới ủng hộ tinh thần cho cuộc gặp hôm nay, để  chính quyền Obama phải vận động làm sao cho chính quyền phải thả Việt Khang.

Một đại biểu từ Illinois: Chúng tôi là Nguyễn Văn Phong thuộc cộng đổng người Việt quốc gia ở Illinois, hôm nay đến nơi đây với những mục đích, thứ nhất là nói lên tiếng nói đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ nhân quyền cho Việt Nam với Tổng thống Obama, đòi hỏi Tổng thống đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh, buộc chế độ Hà Nội phải trả lại dân tộc Việt Nam những quyền căn bản nhất của con người mà chế độ Cộng Sản đã ký kết khi gia nhập cộng đồng quốc tế.


Chúng tôi đồng thời cũng muốn Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Cộng Sản trả tự do cho tất cả những người đang bị cầm tù, những tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, để họ được hưởng tự do dân chủ.

Chúng tôi cũng muốn đồng bào trong nước nhìn thấy chúng tôi hiện đang đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.

Thiếu nữ Mỹ: Tôi ở đây cũng đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam, và để bảo đảm rằng chính quyền Mỹ thực hiện nhân quyền cho mọi người Việt Nam và cũng dành cho cộng đồng Việt Nam quyền tranh đấu cho nhân quyền giống như mọi người Mỹ được hưởng. Tôi cũng đến hỗ trợ cộng đồng người Việt tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam .

Thanh niên Mỹ: Tôi ở đây với cùng những lý do đó, và căn bản là là cũng để góp phần đại diện cho giới trẻ Việt Nam.

Tôi từ Chicago tới nhưng cũng thay mặt cho văn hóa của người Việt và người Mỹ, để nói lên tiếng nói yểm trợ cho nhân quyền của người Việt Nam trong nước.

Một đại biểu người H’Mong: Tôi tên là John Kang thuộc cộng đồng sắc tộc H’Mong. Tôi xin lỗi không nói được tiếng Việt nhưng tôi muốn dùng tiếng Mỹ để nói lên rằng 50 ngàn người H’mong ở Mường Nhé tập trung đòi hỏi công bằng và nhân quyền, đã bị bộ đội, công an giải tán. Sau đó Mường Nhé còn bị bao vây không ai ra vào được. Nhiều trưởng làng, lãnh đạo bộ tộc đã bị bắt, bị giết,.  Nhiều người H’Mong phải trốn lánh sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan… trốn vào rừng nhưng chính quyền Việt Nam vẫn theo dõi truy lùng, bắt bớ…

Việc làm của công dân Mỹ gốc Việt chỉ hơn một triệu rưởi, đóng góp về quỹ bầu cử không đáng chú ý, lại có thành tích đi bỏ phiếu với tỷ lệ thấp, lần đầu tiên đứng lên dùng quyền của công dân (power’s people) để đòi hỏi một điều được cơ quan đầu não của Hoa Kỳ chú ý là một chiến công…chúng ta phải duy trì những hình thức đấu tranh này..những người có ý thức và trách nhiệm đừng vì quyền lợi riêng tư phá vở thành quả ban đầu này.

Chúng ta không nhờ Hoa Kỳ đến để làm nhân quyền cho Việt nam, nhưng sự vận động một thế lực mạnh nhất quốc tế là việcc cần thiết gây sức ép lên nhà cần quyền CSVN để người dân Việt nam có niềm tin hơn, can đảm hơn để đấu tranh cho tự do nhân quyền tại Việt Nam.

Trần Quang (06/03/2012)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt