“Tinh thần yêu nước”, học thuyết kinh tế Mỹ thời Donald Trump

Tân TT Trump và Bộ Trưởng Thương Mại tương lai của Hoa Kỳ - ông Wilbur Ross.

Tân TT Trump và Bộ Trưởng Thương Mại tương lai của Hoa Kỳ – ông Wilbur Ross (p).

Hào phóng giảm thuế, điều chỉnh lại các quy định ngân hàng và hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng: Ban cố vấn về kinh tế cho Tổng Thống đắc cử Donald Trump với sự góp mặt của Steven Mnuchin trong vai trò bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross ở nắm bộ Thương Mại đang đưa ra một học thuyết mới dựa trên nền tảng “chủ nghĩa yêu nước” trong lĩnh vực kinh tế. AFP ngày 01 tháng 12 năm 2016 phân tích và dự đoán về đường hướng kinh tế của chính quyền Mỹ sắp tới.

Hoa Kỳ là quốc gia tốt nhất cho đầu tư”, “Tập trung ưu tiên cho tăng trưởng và tạo công ăn việc làm”, còn Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP là một “thương vụ giao dịch khủng khiếp, cần phải được thực hiện thông qua các đàm phán song phương”… Trên đây là những lời tuyên bố của hai vị tân bộ trưởng vừa được ông Trump bổ nhiệm: Ông Steven Mnuchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại khi trả lời phỏng vấn trên đài CNBC.

Phải chăng với những tuyên bố trên, tân chính quyền Hoa Kỳ muốn xem xét lại mọi thỏa thuận thương mại đa phương và thật sự muốn thực hiện một chính sách bảo hộ như cam kết của ông Donald Trump trong quá trình vận động tranh cử? Đương nhiên, ông Wilbur Ross, doanh nhân 79 tuổi, phải phủ nhận đó là “chủ nghĩa bảo hộ”. Với ông, đó là một “thuật ngữ mang nghĩa xấu” và cần phải phân biệt rõ giữa “nền thương mại hợp tình và kiểu kinh doanh xuẩn ngốc”. Và theo doanh nhân này, nước Mỹ trong thời gian qua đã tiến hành một chính sách “thương mại ngu xuẩn”, giờ cần phải được “sửa chữa”.

Hồi hương vốn

Theo đó, để có thể khuyến khích các doanh nghiệp, kích thích tăng trưởng, và làm cho “dòng vốn” trở lại Mỹ, ông Steven Mnuchin có ý định giữ nguyên các lời hứa hẹn của ông Trump là giảm thuế lợi tức doanh nghiệp xuống còn 15% so với mức 35% hiện nay. Giảm thuế thu nhập, nguồn thu chính của chính quyền liên bang. Tầng lớp trung lưu cũng sẽ được giảm thuế. Chính sách này cũng được áp dụng tương tự cho tầng lớp giầu có hơn, nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận từ bỏ một số khoản khấu trừ.

Theo bộ trưởng Tài Chính tương lai, để cho phương pháp này có thể vận hành tốt không làm tăng nợ và thâm hụt ngân sách thì cần phải có “xung động mới”, đó là giảm thuế để kích thích tiêu dùng. Trong chiều hướng đó, ông Steven Mnuchin tiên đoán kinh tế “có thể đạt mức tăng trưởng từ 3% đến 4%”.

Trong lĩnh vực tài chính, cựu lãnh đạo ngân hàng có ý định “vứt bỏ” chính sách cải cách Wall Street có tên gọi là Dodd-Frank, quy định các cơ sở ngân hàng phải có nguồn vốn dự trữ nhiều hơn. Tương tự cho quy định Volcker, cấm hiện tượng thao túng của các ngân hàng. Theo ông, những quy định này “quá phức tạp và cản trở các hoạt động cho vay”.

AFP trích dẫn phân tích của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho rằng “trong ngắn hạn, chính sách giảm thuế này sẽ tạo ra một cú hích cho tăng trưởng”, nhưng không kìm hãm được “mức tăng nợ trong tương lai” của Hoa Kỳ. Do đó, “điều này có thể tạo ra áp lực lên khả năng thanh khoản” nhưng trong trước mắt “chưa có rủi ro nào tác động đến điểm AAA”, hiện đang là điểm tốt nhất của Hoa Kỳ.

Tin Minh Anh (RFI)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt