Tình hình Biển Đông: Nga-Trung đối đầu với Mỹ…

Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov (T) và đồng nhiệm Trung Cộng Vương Nghị dự cuộc họp báo chung tại Moskva ngày 18/04/2016

Trong nhận định về tình hình chính trị của Đại Hội Toàn Đảng VNQDĐ ở Phần I: “Tình Hình Thế Giới Hiện Nay, những thuận lợi và bất trắc”, có đoạn: “….Bắc Kinh và Moskva bắt tay nhau muốn vẽ lại bản đồ trật tự thế giới, liên hoàn mở nhiều mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao làm suy yếu tiềm lực của HK và đồng minh. Bên trời Đông thì TC dùng sách lược “tằm ăn dâu” lấn chiếm Biển Đông. Phía trời Tây và vùng Vịnh, Nga táo bạo hơn mở các mặt trận quân sự xâm lăng. TC và Nga đang đồng minh đối đầu với HK nhằm phá vỡ sách lược Toàn Câu Hóa…”. Nay nhận đính đó đang xẩy ra trên Biển Đông là Nga -Trung Cộng  đối đầu với Mỹ như những tin tức dưới đây:

Vào lúc Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự ở vùng Biển Đông để hỗ trợ Philippines và các quốc gia Đông Nam Á trước thái độ xác quyết chủ quyền ngày càng mạnh mẽ của Trung Cộng, Nga lại tỏ thái độ ủng hộ Bắc Kinh trên hồ sơ này.

Theo Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ hôm qua tại Moskva, hai Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố rằng không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và các tranh chấp chủ quyền ở vùng này phải được giải quyết thông qua thương lượng.

Trong cuộc họp báo chung hôm qua với đồng nhiệm Nga, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định rằng Trung Cộng bảo vệ các quyền và lợi ích của mình ở Biển Đông và có toàn quyền quyết định nên giải quyết các căng thẳng trong khu vực này như thế nào.

Trước cuộc gặp gỡ với đồng nhiệm Trung Cộng hôm qua, Ngoại trưởng Lavrov, khi trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Cộng, Nhật Bản, Mông Cổ ngày 12/04, cũng đã tuyên bố rằng cần phải chấm dứt những nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp Biển Đông.

Ngay hôm sau, Việt Nam, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, đã phản đối tuyên bố nói trên của ông Lavrov. Ông Lê Hải Bình nhắc lại rằng Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở khu vực này “thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên (DOC)”. 

Việc Moskva ủng hộ lập trường của Bắc Kinh không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông phải được đặt trong bối cảnh Nga hợp tác ngày càng chặt chẽ với Trung Cộng ở châu Á, hay ít ra là hai nước có quan điểm ngày càng đồng nhất về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực này, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Cũng giống như Trung Cộng, Nga cho rằng chính Hoa Kỳ là thế lực gây mất ổn định ở Biển Đông, đồng thời sự hiện quân sự của Mỹ đe dọa nước Nga. Một ví dụ mà Moskva đưa ra đó là vào năm 2015, Hoa Kỳ đã áp lực lên Việt Nam để Hà Nội ngưng cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp nhiên liệu cho các oanh tạc cơ.

Và cũng giống như Bắc Kinh, Moskva chống lại dự án của Mỹ khai triển hệ thống phòng thủ hỏa tiễn ở Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Thật ra, thì chống sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á không phải yếu tố duy nhất thúc đẩy Nga, Trung Cộng xích lại gần nhau. Hiện đang bị phương Tây cô lập do xung đột ở Ukraina, Moskva đang rất cần có thêm bạn và nhất là có thêm khách hàng tiêu thụ dầu khí và vũ khí Nga, cũng như có thêm đầu tư vào vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của Nga. Khách hàng và nhà đầu tư lớn nhất hiện nay không ai khác hơn là Trung Cộng. Về phần mình, Trung Cộng cũng rất cần tiếp cận các tài nguyên của vùng này, nhất là dầu khí.

Với Trung Cộng là mội đối tác chiến lược hàng đầu, Nga cũng đang có tham vọng trở thành một cường quốc châu Á. Về phần Bắc Kinh, giữ được quan hệ hữu hảo với Nga, họ sẽ rảnh tay tập trung cho chiến lược bành trướng ở châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông.

Thanh Phương

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt