Tình cảnh dân oan và vấn nạn cưỡng chiếm đất đai

Thưa quý vị, tại Việt Nam hiện giờ, tình trạng người dân bị thu hồi, cưỡng chiếm đất đai, bị đẩy ra khỏi nhà với số tiền đền bù chiếu lệ đang tiếp diễn đáng ngại ở mọi miền đất nước. Tình cảnh ấy của dân oan hiện ra sao? Các chuyên gia có nhận xét như thế nào về nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này? Mời quý vị nghe Thanh Quang phóng viên RFA trình bày vấn đề như sau:

Tình cảnh dân oan và vấn nạn

cưỡng chiếm đất đai

Thanh Quang RFA

Thưa quý vị, chuyện dài về thu hồi, cưỡng chiếm đất đai của người dân trong nước xem chừng như ngày càng trầm trọng. Và vùng ĐBSCL cũng không thoát khỏi thông lệ này.

Chẳng hạn như tại An Giang, một người trong cuộc – còn được gọi là dân oan – có nhận xét như sau:

Mất nhà, mất đất

an giang

Đương quyền CSVN huyện Văn Giang san ủi

bằng đất để xây dựng công trình xã Xuân Quang,

sự việc gây ra động độ giữa hàng nghìn dân với

công an CSVN, chỉ vì đền bù không được thỏa đáng

Dân oan An Giang: “Sự việc bây giờ coi như chưa ai được giải quyết gì hết. Những chỉ đạo của Thủ tướng (CSVN) cũng chưa được thực hiện. Tỉnh cứ tìm cách kéo dài thời gian, đùn đẩy trách nhiệm với nhau hoài. Có một số trường hợp, như đất của ông Sáu Quang, thì họ lấy làm của riêng, khiến ông không còn nhà cửa, phải che trại ở mé mương. Đoàn xác minh thấy rõ, nhưng cũng để vậy thôi. Có một số khác bị lấy đất rồi được bồi thường không đúng quy định pháp luật. Cho nên dân cứ tiếp tục khiếu nại thôi. Nỗi bức xúc nhiều lắm – bức xúc càng ngày càng nhiều”.

Một người khác cùng địa phương, cũng bị oan ức về đất đai, cho biết:

“Ở bên này hiện giờ chính quyền (CSVN) giải quyết chung chung thôi, không giải quyết nỗi oan cho dân được gì hết. Dạng bây giờ là họ lấy đất của mình và đền chỉ có 16 ngàn đồng/m2, rồi bán lại 1,6 triệu/m2. Bây giờ chính quyền đưa ra thông báo chỉ cho hỗ trợ những người bị mất đất dưới dạng dân nghèo, chứ không còn đền bù gì nữa. Dân chúng hiện đang phàn nàn, thưa kiện dữ lắm. Hành động này quả là cướp đất của dân chứ không còn gọi là đền bù gì cả, và đưa dân vào con đường cùng.”

Bồi thường không công bằng

Tại Kiên Giang, nơi tiếp diễn nhiều vụ khiếu kiện đất đai, một dân oan bày tỏ phẩn nộ:

Dân oan Kiên Giang: “Rõ ràng là nếu chính quyền làm đúng thì dân làm sao dám chống. Luật pháp trong tay họ, quân đội trong tay họ, họ sẵn sàng bắt nhốt chớ. Hiện dân oan biểu tình cả làng, cả xóm. Nói chung luật rất rõ ràng là lấy đất người ta thì chính quyền phải ra quyết định bồi thường thỏa đáng. Nhưng họ hiện nay muốn lấy đất, rồi trả giá rẻ mạt; bất công ở chỗ là chính quyền lấy đất của người này đem bán cho người khác, làm dự án phân lô bán nền nhà kiếm lời rồi ăn xài phủ phê. Theo luật đất đai thì nhà nước chỉ thu hồi đất trong những trường hợp như công cộng, quốc phòng, an ninh, xây cảng…Nhưng họ thu hồi sai mục đích khiến dân chống. Nguyên nhân là do chính quyền rối ren về quy hoạch tổng thể, trình độ tan nát, rối ren, không có quy hoạch tổng thể gì cả. Nhà nước có quyền quy hoạch, nhưng khi thu hồi đất của dân thì phải bồi thường thỏa đáng. Thứ hai là họ phải tạo ra chỗ ở mới, việc làm mới cho người dân tốt hơn nơi ở cũ, nói theo lời Tổng bí thư. Đàng này họ làm ngược lại. Đất của tôi giá một triệu/m2 họ trả chỉ có 13.200 đồng/m2 thì tôi mua được cái gì ? Họ đẩy tôi đi ăn cướp, ăn trộm thôi”.

Đó là một số trường hợp tiêu biểu trong vô số nỗi oan của người bị mất nhà, mất đất đang tiếp diễn ngày càng đều khắp, cho thấy một hiện tượng phổ biến đáng ngại ở VN hiện nay là người dân có thể bị đẩy ra khỏi nhà, khỏi mãnh đất thân yêu mà nhiều thế hệ gia đình họ từng sinh sống và khai thác, để rồi phải sống thậm chí cảnh vô gia cư, vô nghề nghiệp.

Quan chức cấu kết với nhà đầu tư

Phản ứng trước tình cảnh của dân oan, một số chuyên gia đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Trả lời Đài ACTD mới đây, LS Lê Công Định trong nước đề cập tới tình trạng cấu kết hiện nay giữa chính quyền với những người có tiền, xin giấy phép đầu tư, ép dân bán đất giá rẻ rồi bán lại kiếm lời. LS Lê Công Định cho biết:

“Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực của một số quan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu khiến giá đất đền bù cho người dân quá thấp. Nhưng lấy đất được rồi, họ rào lại để bán nhưng không tìm ra được nhà đầu tư mới. Hệ quả là họ cứ bỏ đó. Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi bị dời tới một chỗ khác không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự bất mãn của người dân càng tăng cao”.

Theo TS Luật sư Nguyễn Vân Nam, thì quyền tư hữu tài sản, kể cả đất đai, là quyền thiêng liêng, là nền tảng căn bản cho xã hội.

LS Nam giải thích:

“Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất này có thời hạn và có giới hạn. Đây chính là một vấn nạn. Theo tôi, chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở VN”.

Chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm Dương Lịch, đã có 2 vụ bạo động, trong số nhiều vụ liên quan đến đất đai.

Tại miền Nam

Và tiếp theo là xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, ngày 19 tháng Hai.

“Dân ở đây đứng lên yêu cầu Chủ Tịch Xã dừng hốt cốt, dừng quy hoạch. Chủ Tịch Xã không chịu dừng. Người dân bức xúc, chực 2, 3 ngày tại xã mà xã vẫn không ký. Dân lôi cổ áo của Bí Thư là bà Thúy, đòi trả lại nguyên trạng cho dân. Phía xã la lối, nói này nói kia. Dân bèn quậy lên. Phía xã kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp. Họ bắt đi mấy chục người về Biên Hoà rồi.”

“Tình hình ở đây, người đầu tư quy hoạch đất mà dân không chịu. Bây giờ họ định hốt cốt, mồ mả người ta đi. Mồ mả này chôn từ lâu rồi, nhiều lắm. Nay họ đánh dấu mồ mả để hốt cốt, thì dân phản đối.”

Hiện tượng “mua quy hoạch”

Một hiện tượng phổ biến hiện nay tại Việt Nam: người dân với tất cả quyền lợi thiết thân liên quan đến mảnh đất họ đang sống, có thể bị đẩy ra khỏi nhà bất cứ lúc nào với giá đền bù không thỏa đáng. Những mảnh đất ấy, khi đến tay người đầu tư thực sự, thì được trao với giá cao ngất ngưởng, cao hơn rất nhiều lần so với tiền đền bù. Số chênh lệch giữa giá đền bù cho dân với giá trao cho nhà đầu tư thật sự nằm ở những “khâu” trung gian, mà phần lớn dính dáng đến chính quyền và giới đầu cơ.

Người ta gọi đây là hiện tượng “mua quy hoạch.” Hiện tượng này đang tạo nên sự phẫn nộ, gây nên tâm lý bất an nơi người dân, nhất là người dân thuộc khu vực nông thôn Việt Nam.

Một luật sư đang làm việc tại Sài Gòn, là ông Lê Công Định, nhận xét rằng hiện tượng “cò mồi quy hoạch,” với thực trạng là dân bị mất đất, trong khi đất quy hoạch bị bỏ hoang, là yếu tố khiến sự bất mãn tăng cao.

“Nhưng nhà đầu tư lại cũng không phải là nhà đầu tư thực thụ, hoặc có đủ tiền. Họ chỉ đến làm “cò mồi,” xin dự án. Ở Việt Nam có tình trạng là xin giấy phép làm dự án xong rồi để đó và chờ bán lại cho một nhà đầu tư khác có tiền hơn. Tình trạng đó đưa tới việc gì? Lẽ ra người dân được đền bù với giá cao hơn, nhưng vì áp lực của một số quan chức địa phương trong chuyện cấu kết với nhà đầu tư ban đầu khiến giá đất đền bù cho người dân quá thấp. Nhưng lấy được đất rồi, họ rào lại để bán nhưng lại không tìm ra được nhà đầu tư mới. Hệ quả là họ cứ bỏ đó khiến cho người dân cảm thấy không an tâm. Người dân thấy nhà cửa của mình tự nhiên bị lấy đi rồi mình bị dời tới một chỗ khác không thể sống được, trong khi miếng đất cũ của mình cuối cùng cũng không phát triển như quy hoạch đã ấn định. Điều này khiến sự bất mãn của người dân càng tăng cao hơn.”

Hiện tượng “mua quy hoạch” đưa đến bất mãn trong dân chúng, chỉ là nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn nạn. Chính quan điểm lập pháp của Việt Nam, rằng “quyền sử dụng” và “quyền sở hữu” trên cùng một tài sản là 2 quyền tách biệt, thuộc về 2 thực thể riêng biệt, chính là nguyên ủy gây ra xung đột.

Cưỡng ép giữa chính trị và thực tại pháp lý

Luật sư Lê Công Định cho rằng hiện đang tồn tại một sự “cưỡng ép” giữa quan niệm chính trị và thực tại pháp lý tại Việt Nam.

“Tôi cho rằng việc Nhà Nước đứng ra làm chủ sở hữu đất đai là quan niệm mang tính chính trị nhiều hơn là phản ánh một thực tại pháp lý. Do đó, sự cưỡng ép giữa một quan điểm mang tính chính trị vào một sự việc cần được giải quyết từ góc nhìn pháp lý, là 2 điều mâu thuẫn nhau. Xung đột sinh ra từ đây.

Khi kinh tế phát triển, người ta cần đến quyền quyết định hay sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Nhưng đúng lúc đó, người ta gặp phải trở ngại là người dân không có quyền sở hữu thực sự, trong khi Nhà Nước nắm hết. Mọi chuyện vì thế phải đi qua Nhà Nước trong khi quyền lợi thiết thân thì lại thuộc về người nằm quyền sử dụng đất, là người dân. Những điều này khiến tạo ra mâu thuẫn và xung đột; tất cả đều xuất phát từ quan điểm lập pháp.”

Yếu tố gây ra tham nhũng

Trong một cuộc nói chuyện hồi đầu tháng Giêng vừa qua với tiến sĩ luật sư Nguyễn Vân Nam liên quan đến những tranh chấp đất đai thuộc về tôn giáo, ông Nam có nói rằng việc “không thừa nhận quyền tư hữu đất đai là yếu tố gây ra nạn tham nhũng.”

“Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất này là một quyền có thời hạn và có giới hạn. Thì đây cũng chính là một vấn nạn. Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam.”

Luật sư Nguyễn Vân Nam cũng nói rằng “quyền tư hữu tài sản, trong đó có đất đai, là một quyền thiêng liêng,” và rằng ở những quốc gia có một xã hội dân sự bình thường, người ta tôn trọng một nguyên tắc chung: “Thừa nhận quyền tư hữu của cá nhân. Và quyền ấy là nền tảng căn bản cho xã hội.”

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt