Tìn hiểu việc Mỹ mở cửa văn phòng liên bang và nâng mức trần nợ

Đúng 12 giờ khuya ngày 17/10/2013 là hạn chót để Hạ Viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua việc mở lại một số văn phòng của Liên Bang Hoa Kỳ đã bị đóng cửa từ ngày 1/10 và nâng cao mức trần nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Kết quả một kế hoạch “tạm thời” thông qua với số phiếu tại hạ viện 285 thuận và 144 chống. Chi tiết thỏa thuận “tạm thời” như sau:

– Cấp ngân khoản cho chính phủ mở cửa lại các văn phòng chính phủ liên bang Hoa Kỳ cho đến ngày 15 tháng 1, 2014 (gần 3 tháng).
– Nâng mức trần nợ lên (tránh tình trạng vỡ nợ) cho đến ngày 7 tháng 2, 2014 (hơn 3 tháng)
– Ðòi hỏi chính phủ xác nhận điều kiện của những người được hưởng trợ cấp chính phủ theo Bộ luật chăm sóc sức khỏe với giá phải chăng (tức Obamacare)
– Thành lập ủy ban thương lượng để khai triển kế hoạch ngân sách dài hạn.
– Cung cấp tiền lương trả chậm cho công nhân viên liên bang bị cho nghỉ việc trong thời gian chính phủ đóng cửa.

Tổng Thống Obama tuyên bố mở cửa trở lại các văn phòng Liên Bang Hoa Kỳ

Ngày 17/10/2013 nhân viên chính phủ liên bang Mỹ được lệnh trở lại làm việc, sau khi Quốc hội thông qua một dự luật để chính phủ mở cửa lại và nâng mức trần nợ. Dự luật này đã được Tổng thống Obama ký ban hành, chấm dứt vụ giằng co chính trị tại Hạ Viện hăm dọa làm bùng nỗ  khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà vực dậy sau nhiều năm suy thoái.
 
Cuộc giằng co là một trò mặc cả chính trị giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ của Mỹ, mà mục tiêu chính vẫn là chương trình bảo hiểm sức khoẻ được đề xướng bởi Tổng Thống Obama từ ngày mới lên làm tổng thống cách đây 5 năm ở Mỹ gọi là Obamacare, chương trình này được đảng Dân Chủ quyết tâm ủng hộ và đã thông qua vào năm 2010, đã thành luật và nay được đưa ra thì hành ngày 1/10/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/01/2014.

Như chúng ta đã biết, nền chính trị ở Mỹ có Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp: Lập pháp gồm có hai viện Thượng Viện và Hạ Viện. Thượng viện gồm 100 Thượng Nghị Sĩ (2 TNS/tiểu bang). Hiện nay đảng Dân Chủ đang nắm số đông tại thượng viện gồm 52 ghế, đảng Cộng Hòa gồm 46 ghế và 2 TNS độc lập không thuộc đảng nào. Tại Hạ Viện còn gọi là The House, hiện đảng Cộng Hòa chiếm 232 ghế và đảng Dân Chủ chiếm 200 ghế. Về hành pháp, hiện nay Tổng Thống Obama và đảng dân chủ đang lãnh đạo.

Như vậy thì thấy rõ ràng là Hành Pháp và Thượng Viện Hoa Kỳ hiện đảng Dân Chủ đang làm chủ và Hạ Viện thì  đảng Cộng Hòa đang dẫn đầu. Vấn đề rắc rối và màn giằng co chính trị đang diễn ra tại đây.

Về chính trị Hoa Kỳ bất cứ đạo luật nào muốn đem thi hành cũng phải thông qua lưỡng viện quốc hội (Thượng Viện và Hạ Viện), sau đó hành pháp mới ký giấy phép thi hành. Mỗi một thượng nghị sĩ hoặc dân biểu khi ra ứng cử đều được đảng đề cử và có những thế lực đứng đằng sau ủng hộ tài chánh và phương tiện vận động ứng cử (dĩ nhiên khi trúng cử thì những thế lực này lại được giúp đỡ). Phần đông những thế lực đứng sau là những thế lực giàu có… mỗi đảng lại có những đại tài phiệt ủng hộ và khi đảng đó lên cầm quyền thì những thế lực tài phiệt đó sẽ được những ưu đãi – dĩ nhiên trong luật pháp Hoa Kỳ ấn định.

Đạo luật Obmacare làm mất quyền lợi của giới bác sĩ, những công ty bán dược phẩm và các công ty bán bảo hiểm sức khoẻ do đó Obamacare bị chống đối bởi những thế lực này. Sỡ dĩ Obamcare được thông qua năm 2010 là vì đảng Dân Chủ đang làm chủ cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện. Nay đảng Cộng Hoà chờ lúc mình làm chủ Hạ Viện và chờ lúc thông qua việc cấp ngân sách điều hành chính phủ Liên Bang và thêm quỷ trần nợ thì đòi phải cắt xén hoặc trì hoãn việc thi hành luật Obamacare 1 năm thì thành viên đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện mới chịu.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama và các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ không chịu điều đình về bất kỳ sự sửa đổi nào về Luật Obamacare cho tới khi nào chính phủ mở cửa lại và quyền vay nợ của chính phủ được triển hạn.

Lãnh tụ khối thiểu số ở Hạ viện của đảng Dân Chủ, bà Nacy Pelosi, nói rằng vụ giằng co do phe Cộng hòa khơi mào đã gây ra những sự thiệt hại không cần thiết cho nền kinh tế Mỹ.

“Nó đã phương hại tới thứ hạng tín dụng của chúng ta, làm cho tăng trưởng GDP giảm đi 0.6%. Nó đã xói mòn niềm tin của người tiêu thụ và giới đầu tư trong lúc lấy 24 tỉ USD ra khỏi nền kinh tế của chúng ta. Thưa quí vị đồng viện, phải chăng quí vị nghĩ rằng sự cẩu thả của quí vị có giá 24 tỉ đô la? Sự cẩu thả này là một món hàng xa xỉ mà người dân nước Mỹ không có khả năng chi trả.”

Đó là lý do sự đóng cửa gần 3 tuần làm cho cả thế giới lo lắng kể cả Trung Cộng như ngồi trên bếp lửa vì sợ nước Mỹ vỡ nợ không trả cho con nợ Trung Cộng hiện có trên 1000 tỉ USD công khố phiếu.

Kinh tế Hoa Kỳ mất bao nhiêu? Giảm sút credit như thế nào trong 16 ngày đóng cửa tranh cải tại Hạ Viện?

Theo lượng giá của công ty Moody là một trong ba công ty tài chánh uy tín quốc tế nhận định rằng: sự giằng co chính trị giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân chủ tại Hạ Viện Hoa Kỳ là một thảm hoạ cho nền kinh tế nước Mỹ. Về kinh tế, nước mỹ mất đi 0.5 GDP trong quý 4 năm 2013.

Nhận định của giới chuyên gia cho rằng lòng tin tiêu dùng của quần chúng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, hy vọng sẽ hồi phục sau khi mở cửa các công sở liên bang trở lại ngày 17/10.

Về tài chính, lãi suất của công trái ngắn hạn Mỹ sẽ tăng, làm cho nợ nầng của chính phủ Hoa Kỳ trở nên nặng nề hơn.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ lên tiếng cho rằng cuộc tranh cãi chính trị tại Quốc Hội làm cho tình hình kinh tế trở nên bấp bênh, ngăn cản các công ty tuyển dụng việc làm, trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn ở mức cao, được ghi nhận là 7.3% trong tháng 8/2013 vừa qua.

Những thỏa thuận “tạm thời” mở cửa văn phòng liên bang đến 15/01/2014 và cho phép nâng trần nợ đến 7/02/2014. Điều này chứng tỏ nhiều vấn đề chưa giải quyết, nhiều quyền lợi chưa được thông qua…ngày nào còn giải pháp “tạm thời” thì những dự án đầu tư và phát triển vẫn còn ngừng ngại làm chậm trể sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ vốn một nền kinh tế đang làm đầu tàu thế giới…

đặc biệt từ đây đến giữa tháng 12/2013, ngân sách dài hạn không được thông qua thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn.

Nợ trần là gì? tại sao Mỹ bằng mọi giá phải tránh mất khả năng chi trả nợ?

Để hiểu thêm về vấn đề này Báo Le Figaro (Pháp) phân tích như sau:

“….Để trả nợ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cần phải vay tiền. Nếu như cơ quan này mất khả năng vay mượn trên thị trường từ ngày 18/10, Mỹ sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng cạn tiền để thanh toán các khoản nợ. Trên nguyên tắc, Hoa Kỳ vẫn có đủ tiền dự trữ để chi trả tiền lời của các khoản nợ công. Nhưng luật pháp nghiêm cấm Bộ Tài Chánh xuất tiền trả cho chủ nợ này trước, chủ nợ kia sau. Ngoài ra, trên thị trường, ngay khi một chủ nợ không được thanh toán đúng kỳ hạn thì tiếng tăm của cả hệ thống tín dụng Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Thông thường, một quốc gia bị phá sản do bị mất tín nhiệm trước các chủ nợ. Tình trạng của nước Mỹ hoàn toàn khác: Đó là sự bất đồng về ngân sách giữa các phe trong Lưỡng Viện quốc hội Hoa Kỳ kéo nước Mỹ đến nguy cơ mất khả năng chi trả, chứ không phải là sự suy yếu về việc thu thuế hay về tăng trưởng.

Hệ thống tín dụng Hoa Kỳ giữ một vai trò quan trọng trên thế giới. Kinh tế và tài chính thế giới dựa trên sự tín nhiệm. Nếu như cường quốc số một thế giới mất khả năng chi trả và vay mượn thì nguồn lưu thông tài chính và thương mại trên thế giới sẽ nhanh chóng bị ngưng đọng. Vào năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers bị phá sản, một cơ sở được xem là ít quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng đã làm tê liệt các đường vốn tín dụng trên toàn thế giới. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và các ngân hàng lớn dự báo hậu quả mà Mỹ sẽ phải gánh chịu nếu mất khả năng thanh toán và vay vốn: Liên Bang Hoa Kỳ sẽ mang nợ cao gấp 23 lần so với đợt phá sản vào năm 2008 của ngân hàng Lehman Brothers.

Báo Le Figaro còn nhận định, sẽ không có sự thay thế cho đồng đô la. Đồng đô la hiện là đồng tiền dự trữ hàng đầu của các nhà đầu tư khi xảy ra khủng hoảng, kể cả đợt khủng hoảng vào năm 2008-2009. Tuy nhiên, đồng đô la không còn được chuyển đổi sang vàng kể từ năm 1971. Các đồng tiền khác như euro, đồng nhân dân tệ, mà nay vẫn chưa được chuyển đổi hay đồng yên của Nhật, kể cả vàng, mà số lượng chỉ có hạn, cũng không thể thay thế được đồng đô la. Sức mạnh của đồng tiền này dựa vào nhiều nguyên nhân:  tầm cỡ của nền kinh tế Hoa Kỳ, luôn giữ vị trí số một thế giới, sự đa dạng phong phú của ngành nghề, sức mạnh của nền công nghệ Hoa Kỳ…

Cuối cùng, bài báo nhận định, các nhà đầu tư sẽ không tài nào tưởng tượng được một ngày Hoa Kỳ lại bị mất khả năng chi trả. Cả thế giới sẽ còn kinh ngạc hơn nếu ngày mai, chính phủ Mỹ vẫn không nâng được mức trần nợ, thì chứng khoán thế giới sẽ xuống giá ngay lập tức. Trong vòng vài tháng,  hàng triệu người Mỹ mất việc. Các đối tượng thương mại và tài chính của Mỹ cũng bị vạ lây”

Thế giới vui mừng sau ngày 17/10

Tấm công khố phiều Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia cầm lái nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nếu nước Mỹ bị khủng hoảng về kinh tế bất cứ lý do gì thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn thế giới. Mặc dù thế giới bây giờ đang hờn Mỹ, trách Mỹ, chống Mỹ nhưng khi đổng Đô La của Mỹ bị mất già hoặc kinh tế chính trị của Mỹ khủng hoảng thì cả thế giới lo lắng ăn ngồi không yên… Trong 16 ngày qua chúng ta nghe các cường quốc kinh tế thế giới lo lắng than vãn:

Ngày 11/10/2013 vừa qua, tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn các bộ trưởng tài chánh của 20 cường quốc kinh tế thế giới gọi là nhóm G20 đã ra một bản thông cáo có đoạn than vãn Hoa Kỳ “phải hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề ngân sách mập mờ trong ngắn hạn

Cuộc họp của hội đồng Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Fund) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) trong tuần rồi đã than phiền Washington đã bị giới tài chính làm thế giới đang lo ngại. Chủ tịch IMF bà Christine Lagarde, đã kêu gọi cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là phải “chỉnh đốn lại” nền tài chính của mình.

Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov, đã thúc giục Mỹ nhanh chóng tìm giải pháp chấm dứt giằng co tại Hạ Viện. Nga tố cáo Hoa Kỳ đã gây ra tình trạng tài chánh “bấp bênh” cho thế giới do khủng hoảng ngân sách của Mỹ…

Còn Trung Cộng thì dù sốt ruột về kinh tế nhưng trong lòng mở cờ vì lợi dụng cơ hội đấu tranh nghị trường của chính trị dân chủ đa đảng, cho đăng một bài báo bằng Anh Ngữ trên Tân Hoa Xã đá dò lái Hoa Kỳ: “Những người sáng lập ra nước Mỹ đã tạo ra Quốc hội vì lợi ích cân bằng quyền lực… Họ sẽ phải trở mình trong mộ nếu nhìn thấy công trình của họ bị đấu đá chính trị bắt cóc… Mặc dù biết rõ những hậu quả ghê gớm của việc bị vỡ nợ trên nền kinh tế Mỹ và phần còn lại của thế giới, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa vẫn đấu đá nhau cho đến giây phút cuối cùng vì lợi ích đảng phái“. Và đả kích Quốc Hội Hoa Kỳ với lời lẽ mạnh mẽ phê bình hệ thống “định chế này là vấn đề của nước Mỹ”

Bị AFP bịt miệng rằng: Trung Quốc là một nhà nước độc đảng trong đó chính quyền Cộng sản duy trì quyền lực bằng bàn tay sắt, và thường xuyên loại trừ bất kỳ toan tính nào muốn cải tổ chính trị theo hướng dân chủ kiểu Tây phương.

Miệng thì nói vậy chứ Trung Cộng rất mừng rỡ và thở phào nhẹ nhõm trước việc khủng hoảng ngân sách Mỹ chấm dứt vì Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, hầu hết là bằng đô la, và là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của công khố phiếu Hoa Kỳ (1,280 tỷ theo số liệu mới nhất từ Washington)

Tiếp tục mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ngân sách công Hoa Kỳ cho thấy một nghịch lý là, ngay cả khi độ tin cậy của Hoa Kỳ có bị suy giảm như thế mà Trung Quốc và Nhật Bản vẫn phải tiếp tục mua công khố phiếu của Mỹ. Kinh tế gia Susumu Doihara, Viện nghiên cứu NLI ở Tokyo, nhận định Công Khố Phiếu của Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vẫn giữ được giá trị dự trữ như một ngoại tệ số một  “vì không có giải pháp thay thế nào khác”.. Chuyên gia kinh tế Nhật Bản khẳng định: “Nếu Nhật Bản quyết định bán các trái phiếu Mỹ, thì Tokyo sẽ mua gì để thế vào? Hiện tại Tokyo đã sở hữu một lượng trái phiếu lớn bằng euro”, về phần Trung Quốc, “các công khố phiếu Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu có giá, nếu như Trung Quốc trở thành một nền kinh tế ổn định, nhưng điều này chưa trở thành hiện thực trong thời gian trước mắt”

https://vietquoc.org sưu tầm

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt