Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ việc đưa Đài Loan vào WHO
Lời người post: Trong bài này có hai chữ viết tắt WHA và WHO xin đừng lẫn lộn. WHA là Hội Đồng Y Tế Thế Giới – World Health Assembly & WHO là Tổ Chức Y Tế Thế Giới World Health Organization.
– Hội Đồng Y Tế Thế Giới (WHA) Đây là cơ quan thiết lập chính sách y tế cao nhất thế giới và bao gồm các bộ trưởng y tế từ các quốc gia thành viên. Là cơ quan ra quyết định của WHO về các chức năng chính của Hội Đồng Y Tế Thế Giới là: xác định các chính sách của Tổ chức WHO, bổ nhiệm Tổng Giám Đốc WHO, giám sát các chính sách tài chính và xem xét và phê duyệt ngân sách chương trình đề xuất của WHO. Hội Đồng Y Tế Thế Giới được tổ chức hàng năm tại Genève, Thụy Sĩ.
– Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) là cơ quan của Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 7/4/1948, có nhiệm vụ điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những tin tức chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và bệnh dịch của con người. WHO hiện nay có 194 quốc gia thành viên.
Vừa qua Dự luật kêu gọi Ngoại Trưởng Hoa kỳ soạn thảo kế hoạch đưa Đài Loan vào Hội Đồng Y Tế Thế Giới (World Health Assembly – WHA) với tư cách quan sát viên.
Hôm 11/5, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua luật hỗ trợ Đài Loan tham gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO). Dự luật S-249, được soạn thảo bởi Thượng Nghị Sĩ Jim Inhofe (R-OK) và Bob Menendez (D-NJ), đề nghị Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo phát triển chiến lược cho phép Đài Loan tham gia vào Hội Đồng Y Tế Thế Giới (WHA) với tư cách quan sát viên.
Trung Cộng đã tìm cách trừng phạt chính quyền của bà Thái Anh Văn bằng cách loại trừ Đài Loan ra khỏi các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO từ năm 2017. Dự luật của TNS Mỹ cũng chỉ ra rằng Đài Loan là “hình mẫu đóng góp cho y tế thế giới”, đã đầu tư 6 tỷ USD vào các nỗ lực y tế và nhân đạo quốc tế tại hơn 80 quốc gia trong 24 năm qua.
Tuy nhiên, Trung Cộng đã thực hiện một chiến dịch rộng khắp để loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc họp của các tổ chức quốc tế, như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và Đại Hội Đồng của Tổ Chức Cảnh Sát Hình Sự Quốc tế (INTERPOL).
Trong Phần 2 của dự luật, Thượng viện kêu gọi Ngoại Trưởng Mỹ trình bày cho Ủy Ban Quốc Hội Hoa Kỳ về những hành động của Mỹ “nhằm tái khẳng định và củng cố các mối quan hệ ngoại giao chính thức và không chính thức của Đài Loan.” Trong nội dung trong này bao gồm các kế hoạch hành động với những quốc gia củng cố hoặc muốn làm suy yếu mối quan hệ với đảo quốc Đài Loan.
Dự luật kết thúc bằng cách kêu gọi thực thi Mục 209 của Đạo Luật Sáng Kiến Tái Bảo Đảm Châu Á, trong đó nêu rõ các cam kết của Mỹ đối với Đài Loan như là một đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ –Thái Bình Dương.
Khi thông báo về dự luật trên trang web của mình, TNS Inhofe đã viết rằng việc Trung Cộng loại trừ Đài Loan khỏi WHO là “không thể chấp nhận được – và khi chúng ta nhìn vào phản ứng toàn cầu đối với đại dịch virus corona của Trung Cộng, ‘ngoại giao bắt nạt’ của nước này thậm chí còn nghiêm trọng hơn”.
Ông Inhofe nhấn mạnh rằng Đài Loan là một “đối tác tin cậy trong y tế cộng đồng” và họ đã quyên góp một lượng lớn vật tư y tế cho các quốc gia có nhu cầu.
Ông cho rằng việc ngăn chặn Đài Loan ra khỏi WHO, “đặc biệt là theo yêu cầu của Trung Cộng, trong khi thế giới vật lộn với đại dịch toàn cầu, là không thể chấp nhận được.”
Trong khi đó, ông Menendez nói rằng, “bảo đảm Đài Loan giữ một vị trí trong bàn ra quyết định của WHA không chỉ là điều đúng đắn, mà còn là điều bắt buộc, vì chúng ta nên học hỏi từ sự trách nhiệm và thành công của Đài Loan trong việc giải quyết tốt đẹp dịch “Virus Vũ Hán””
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi gần 60 nước ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO, Lãnh Đạo Hai Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ hôm thứ Sáu (8/5) đã viết thư gửi gần 60 nước kêu gọi họ ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Nghị sĩ Mỹ đưa ra lý do rằng việc Đài Loan tham gia WHO là cần thiết cho nỗ lực toàn cầu rộng lớn ứng phó với đại dịch “Virus Vũ Hán”. Trong lá thư gửi gần 60 nước hôm 8/5, các nhà lập pháp Mỹ viết:
“Khi thế giới hợp tác chống lại sự lây lan của “Virus Vũ Hán”, virus corona chủng mới được xác nhận lần đầu tại Vũ Hán, Trung Cộng, thì đây là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các quốc gia cần phải đặt ưu tiên về sức khỏe và an toàn toàn cầu lên trên chính trị”.
Các nghị sĩ Mỹ đã ký vào lá thư nêu trên gồm Dân Biểu Eliot Engel (D-NY), Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện; Dân biểu Michael McCaul (R-TX), Lãnh Đạo Đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Đối ngoại Hạ Viện; Thượng Nghị Sĩ Jim Risch (R-Id), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Thượng nghị sĩ Bob Menendez (D-NJ) lãnh đạo Đảng Dân Chủ tại Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện.
Các nghị sĩ Mỹ đã gửi thư tới gần 60 quốc gia có “cùng chí hướng” và là đồng minh của Đài Loan, trong đó có Canada, Thái Lan, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Ả Rập Saudi và Úc.
Trung Cộng trước nay vẫn chỉ xem Đài Loan là lãnh thổ ngoài khơi xa bờ của họ. Bắc Kinh nói rằng nỗ lực của Đài Loan nhằm tham gia phiên họp của WHO sẽ thất bại và họ khẳng định cố gắng đó của Đài Bắc chỉ dựa trên mục tiêu chính trị, không phải xuất phát từ lo lắng về vấn đề sức khỏe toàn cầu.
Bắc Kinh coi Đài Loan là “một tỉnh bướng bỉnh” phải quay trở lại đất liền, bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh cho biết hòn đảo cần sự đồng ý từ Bắc Kinh để tham gia Hội Đồng Y Tế Thế giới (WHA) vì Đài Loan là một phần của Trung Cộng.
Tài khoản Twitter của phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (USUN) hôm 1/5 viết:
“Liên Hiệp Quốc được thành lập như một cơ sở phục vụ mọi tiếng nói, một diễn đàn cho mọi quan điểm, góc nhìn đa dạng và thúc đẩy tự do con người. Việc cấm Đài Loan đặt chân vào Liên Hiệp Quốc là sự sỉ nhục không chỉ đối với người dân Đài Loan đầy tự hào mà còn đối với các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc”.
USUN còn phát động một phong trào ủng hộ Đài Loan trên Twitter với hastag tweetforTaiwan (tweet vì Đài Loan) để kêu gọi việc đưa quốc gia này vào các tổ chức quốc tế bất chấp sức ép từ Trung Cộng.
“Hãy tham gia cùng chúng tôi vào phong trào TweetforTaiwan, yêu cầu Đài Loan được gia nhập Hội Đồng Y Tế Thế giới để Đài Loan có thể đem khả năng chuyên môn xuất sắc của họ vào cuộc chiến chống “Virus Vũ Hán”.
Thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến này! Hãy nói với WHO rằng đây là lúc Đài Loan cần được lắng nghe.”
Nhưng Đài Loan vẫn chưa được Ban thư ký WHO mời tham gia hội nghị video WHA vào ngày 18 và 19-05.
Ban thư ký đã nói rằng họ cần sự chấp thuận của 194 thành viên trước khi có thể làm điều này.
Ngày 11-05, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho biết Bắc Kinh đã ký một biên bản ghi nhớ bí mật với WHO vào năm 2005 đã ảnh hưởng đến sự tham gia của Đài Loan trong WHA và các sự kiện liên quan.
Tổng thống Mỹ thông qua luật hỗ trợ quốc tế với Đài Loan – Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, Trung Cộng dự kiến phản ứng mạnh đạo luật này.
Hành động này như thêm đổ dầu vào lửa cho quan hệ Mỹ – Trung vốn đang căng như dây đàn sau các màn đấu khẩu qua lại giữa hai nước về nơi khởi phát của chủng virus corona mới gây dịch viêm phổi hô hấp cấp (“Virus Vũ Hán”).
Theo đó, TT Trump nhiều lần gọi virus này là “virus Trung Cộng” (Chinese virus). Đạo luật Sáng kiến bảo vệ và tăng cường đồng minh quốc tế Đài Loan (TAIPEI Act) mà TT Trump vừa ký thành luật trong ngày 26-3 (giờ Mỹ) nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng.
Luật này đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ phải báo cáo Quốc hội về các bước thực hiện để tăng cường
quan hệ ngoại giao của Đài Loan. Đồng thời đòi hỏi Mỹ thay đổi quan hệ với các quốc gia đã phá hủy an ninh và sự thịnh vượng của Đài Loan.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan ca ngợi luật mới của Mỹ và cảm hơn Mỹ vì đã hỗ trợ “không gian ngoại giao” của Đài Loan và giúp Đài Loan gia nhập (các tổ chức) quốc tế.
Đạo luật quy định Mỹ nên ủng hộ tư cách thành viên của Đài Loan trong tất cả tổ chức quốc tế, trong đó tình trạng nhà nước không phải là yêu cầu và nói rằng Đài Loan nên được cấp tư cách quan sát viên trong các tổ chức quốc tế thích hợp khác.
Theo Taiwan News