Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung ngày đầu như thế nào?

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung về “đình chiến 90 ngày”  bắt đầu ngày thứ 2 mồng  7 tháng 1 năm 2019.

Cuộc đàm phán mở ra với chiến hạm USS McCampbell của Hải Quân Mỹ áp sát vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như một sự tạo áp lực lên Bắc Kinh nhằm chiếm lợi thế.

Bên Trung Cộng lại tràn vào phòng hội nghị với số đông và có cả Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc hiện diện, mặc dù trên nguyên tắc sự đàm phần thương mại kỳ này chỉ ở cấp thứ trưởng.

Lưu Hạc, một trong những giới chức được chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự đàm phán ngày mùng 7/01 vừa rồi.

Phía Hoa Kỳ, cầm đầu phái đoàn đàm phán đến Bắc Kinh là Phó Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ Jeffrey Gerrish là đồng minh lâu năm với Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer.

Trong một bức hình khác chụp ở góc rộng hơn, trong đó ít nhất 100 giới chức Trung Cộng đang có mặt tại phòng họp – số lượng khoảng 2 lần phái đoàn Mỹ. Cuộc thảo luận ở Bắc Kinh, dự kiến kết thúc vào hôm 8/1, vượt xa quy mô của các cuộc đối thoại diễn ra trong năm 2018.

Phó thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc (cravat đỏ) bất ngờ xuất hiện trong cuộc đối thoại ngày 7/1 ở Bộ thương mại Trung Cộng và được Phó đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish vỗ tay hoan nghênh (Ảnh: SCMP)

Báo chí của đảng Cộng Sản Tàu nói gì về cuộc đám phán 7/01

Phát ngôn viên ngoại giao Trung Cộng Lục Khảng lên đài không cập nhật đến tin tức đám phán, cũng chẳng cho biết lộ trình đám phán ra sao mà chỉ ca bà ca con cá sống vì nước “chiến tranh thương mại là điều không tốt cho cả đôi bên” và “Trung Cộng thiện chí giải quyết mâu thuẫn song phương với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”

Trong khi báo Đảng của Trung Cộng công khai chỉ trích Mỹ

Theo AP, tờ Thời Báo Hoàn Cầu, một ấn bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Tàu đã đăng bài xã luận cảnh cáo Washington đừng “được nước lấn tới”, không được đòi hỏi quá trớn từ Bắc Kinh về vấn đề thương mại mà phải tránh rơi vào tình trạng “mất kiểm soát”, khi hai bên bắt đầu bước sang ngày đàm phán thứ hai.

Được biết, trong phiên đàm phán ngày thứ 2 vừa qua tại Bộ Thương Mại Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã đề cập đến việc một chiếc tàu khu trục của Mỹ tiến vào Biển Đông đúng vào thời điểm diễn ra cuộc đàm phán này, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ liệu điều đó có ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán thương mại song phương hay không.

Ngoài ra, theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP – Hồng Kông), có một vị khách xuất hiện “bất ngờ” – Phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc. Hành động này Trung Cộng muốn nhấn mạnh thể hiện sự thiện chí của phía Trung Cộng vì đang phải đối mặt với sức ép lớn từ cuộc thương chiến và từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, bài xã luận được đăng tải trên tờ Thời báo Hoàn Cầu vẫn có những quan điểm cứng rắn cảnh báo Mỹ, trong đó có đoạn nhấn mạnh rằng nền kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Cộng cho thấy nước này hoàn toàn có thể đáp trả Mỹ bằng một “đòn tẩy chay mạnh mẽ hơn” trong vấn đề thương mại nếu cần thiết.

Chưa hết, bài viết này còn thách thức Mỹ khi cho rằng mối liên hệ về thương mại  với chính trị giữa Trung Cộng và các nước láng giềng trong khu vực châu Á ngày càng được thắt chặt, nếu vậy Washington sẽ khó mà thuyết phục được những người bạn châu Á đứng về phe mình để giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào cuộc chiến thương mại hồi tháng 7/2018 với quyết định tăng mức thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Cộng, nhằm đáp trả những hành động được cho là ăn cắp sở hữu trí tuệ, hoặc gây sức ép đối với các công ty Hoa Kỳ về vấn đề chuyển giao kỹ thuật công nghệ.

Sau nhiều tháng liên tục “ăn miếng, trả miếng” về thương mại, ông Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã nhất trí với thỏa thuận đình chiến tạm thời trong vòng 90 ngày, áp dụng từ ngày 1/12/2018. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học nhận định rằng khoảng thời gian này vẫn là quá ngắn để hai bên có thể giải quyết những bất đồng và xung đột đã tồn tại trong mối quan hệ giữa hai nước nhiều năm nay.

Hiện nay, Washington đang tăng cường sức ép nhằm khiến Bắc Kinh thay đổi, trong đó bao gồm các kế hoạch trở thành số 1 trong các lĩnh vực công nghệ. Châu Âu, Nhật Bản và nhiều nước đối tác thương mại khác cũng tham gia cùng Mỹ trong vấn đề này.

Các giới chức Trung Cộng cho biết Bắc Kinh có thể thay đổi kế hoạch sản xuất công nghiệp, tuy nhiên họ đã thẳng thừng bác bỏ đề xuất từ bỏ một chiến lược được cho là có thể đem lại cho nước này sự thịnh vượng và tầm ảnh hưởng lớn hơn trên toàn cầu.

Thay vào đó, họ đã nỗ lực giảm căng thẳng bằng bằng các nhượng bộ về thương mại, trong bao gồm việc nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng đậu nành, khí đốt tự nhiên, và các mặt hàng khác từ Mỹ.

Chuyên viên kinh tế Nick Marro nhận định. “Cho đến nay, những thay đổi về chính sách của nước này vẫn chưa đủ lớn để hai bên đạt được một thỏa thuận có thể thay đổi tình thế trong cuộc thương chiến”. Vì vậy khuyên Trung Cộng nên “cần phải điều chỉnh lại đáng kể các chính sách công nghiệp của nước này để đáp ứng được các yêu cầu của phía Mỹ”

Trung Cộng thiện chí vì đứng trước sức ép lớn

“Trong khi nền kinh tế Trung Cộng đối diện sức ép trượt dốc, đặc biệt là do tác động của chiến tranh thương mại, thì phía Trung Cộng đã dành nhiều ưu đãi hơn cho Mỹ, và một số yêu sách của Mỹ cũng nằm trong phạm vi nhu cầu mà Bắc Kinh cần có để cải tổ kinh tế,” giáo sư Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại Học Nhân Dân Trung Cộng, nhận xét.

“Mỹ đã tỏ rõ thái độ rằng họ không muốn những lời hứa sáo rỗng, cho nên lần này sẽ có nhiều cuộc thảo luận chi tiết hơn.”

He Weiwen, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung Tâm Toàn Cầu và Trung Cộng có trụ sở ở Bắc Kinh, nói Trung Cộng hiện nay sẵn sàng “vượt rào” để đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ, thể hiện ở việc trước đó đã cam kết mua vào thêm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng Mỹ.

“Phía Mỹ chắc chắn sẽ nêu các vấn đề như cưỡng ép chuyển giao công nghệ … còn phía Trung Cộng sẽ sẵn sàng thảo luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ và công ty Quốc Doanh và những công ty được chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp,” Ông He nói.

Hôm 7/01 Phía Hoa Kỳ cả ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổng Thống Donald Trump đều tỏ ra lạc quan về tiến triển đàm phán thương mại.

Tin tổng hợp https://vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt