Thuế quan của Tổng Thống Trump ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

Kể từ khi nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 vào ngày 20/01/2025, ông Trump 2.0 đã đưa ra một loạt các biện pháp thuế quan (tariff). Đầu tiên, nhắm vào các nước có giao thương lớn nhất đối với Mỹ, không kể bạn hay thù như Canada, Mexico, Trung Cộng và toàn thể các quốc gia xuất khẩu thép/nhôm vào nước Mỹ đều bị áp thuế 25%. Các quan sát viên kinh tế cho rằng TT Trump lên thuế thép/nhôm với hai mục đích: 
1) Bảo vệ các công ty sản xuất thép/nhôm tại nội địa nước Mỹ; Đặc biệt trong Thông Điệp Liên Bang ngày 5/03/2025, ông Trump có mời một người thợ luyện thép để vinh danh, đó phải chăng là đề cao sản xuất nhôm thép/nhôm tại Mỹ. 
2) Giải quyết phần nào những hoạt động thương mại không công bằng.

Năm 2024, Việt Nam đứng hàng thứ 5 xuất khẩu thép/nhôm vào Hoa Kỳ. Theo dữ liệu của International Trade Administration (ITA), năm 2024, Việt Nam xuất khẩu đến Mỹ 1.2 triệu tấn thép, trị giá 1.13 tỉ USD.

Việc đánh thuế trên thép/nhôm xem như một quy luật của Trump 2.0 không nước nào tránh khỏi, Việt Nam muốn bán thép/nhôm đến Mỹ phải chịu chung số phận là đóng thuế 25%. Nhưng với số tiền bán thép/nhôm là 1.13 tỉ USD không làm ảnh hưởng nhiều cho nền kinh tế Việt Nam.

Điều mà người Việt Nam trong và ngoài nước muốn biết thuế quan của Trump 2.0 có ảnh hưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thế nào?

Những hiện tượng:

Sự im lặng và thái độ “bợ đỡ” của lãnh đạo CSVN đối với vị Tổng Thống khó lường Donald Trump; Có lẽ vì vậy trong gần hai tháng nay, không nghe Washington đề cập đến thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ. Phía nhà cầm quyền CSVN xem thị trường Hoa Kỳ như con bò sửa và bằng mọi cách họ cần “lướt qua” ngọn núi thuế quan đầy gian nan nguy hiểm này.

Thương mại Mỹ-Việt Nam năm 2024:

Năm 2024, Hoa Kỳ có nền thương mại thứ nhất đối với Việt Nam. Trong khi Việt Nam đứng thứ 8 đối với Hoa Kỳ. Theo Văn Phòng Thương Mại Quốc Tế (ITA/International Trade Administration), tổng sản lượng giao thương năm 2024 của Mỹ-Việt là 149.6 tỉ USD. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ là 123.5 tỉ USD.

Theo US Department of Commerce: những mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gồm:

Loại hàng

Giá (billion USD)

Máy móc đồ dùng điện

41.7 tỉ USD

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi

28.8 tỉ USD

Nội thất, đồ phòng ngủ

13.2 tỉ USD

Dày dép

8.8 tỉ USD

Áo quần…

8.2 tỉ USD

Trong khi những mặt hàng chính nhập khẩu từ Hoa Kỳ đến Việt Nam năm 2024 gồm:

Loại hàng

Giá (billion USD)

Máy móc

4.1 tỉ USD

Nhựa và các sản phẩm từ nhựa

0.8 tỉ USD

Ngũ cốc có dầu

0.69 tỉ USD

Chất thải và dư lượng của ngành công nghiệp thực phẩm

0.7 tỉ USD

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi và máy móc

0.59 tỉ USD

Qua những số liệu trên, mức thâm thụt thương mại nghiêm trọng Việt-Mỹ đã thấy rõ. Những con số sừng sững khó thoát khỏi cặp mắt cú vọ của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ!

Tại Washington DC, ngày 13/02/2025, TT Trump đã ký một bản ghi nhớ (memorandum) với nội dung ra lệnh các bộ trưởng dưới quyền thực hiện kế hoạch áp “thuế quan qua lại” đối với tất cả các nước có giao thương với Mỹ. “Thuế quan qua lại” là loại thuế áp dụng cho “Kế Hoạch Công Bằng và Có Đi Có Lại” (Fair and Reciprocal Plan), ở đó sẽ xem xét riêng các nước giao thương với Mỹ tùy từng trường hợp để áp thuế quan.
Có một điều nữa đáng chú ý về giao thương giữa Mỹ-Việt khá quan trọng, vào tháng 8/2024 Bộ Thương mại Hoa Kỳ đóng nhãn hiệu Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (NME/Non-Market Economy). Như vậy, theo luật thương mại của Hoa kỳ, Việt Nam phải chịu đánh thuế chống phá giá của chính quyền Trump 2.0 không thoát được vì đó là luật còn hiệu nghiệm.

Điều liên hệ khắng khít giữa địa chính trị và thương mại: hiện nay Mỹ xem Trung Cộng là kẻ thù số 1, nên Việt Nam được Mỹ “vuốt ve” và hình như có một thỏa thuận ngầm nào đó cho Việt Nam là nước đặc biệt về thuế quan. Mục đích để Mỹ lấy lòng Việt Nam nhằm dẫn dắt Việt Nam vào quỹ đạo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương do Mỹ chủ xướng.

Vấn đề này được bật mí phần nào khi đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper đến thăm bộ thương mại Việt Nam ngày 14/02, có tuyên bố: “chính sách thương mại của Hoa Kỳ không nhắm mục tiêu cụ thể vào Việt Nam”. Ông Knapper còn kêu gọi Việt Nam “thúc đẩy khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ đầu tư vào các lĩnh vực mới bao gồm năng lượng, chất bán dẫn, AI và hàng không”.

Với lời đại sứ Knapper, Việt Nam ngoan ngoãn hứa hẹn nhượng bộ bằng cách mua thêm hàng hóa của Hoa Kỳ, mở rộng cho Mỹ đầu tư vào Việt Nam, tạo những điều kiện dễ dàng đối với các doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam… Một phép tính đơn giản đó là “có qua có lại” để Việt Nam giảm đi gánh nặng thuế quan của Tổng Thống Trump 2.0.

Việt Nam đã làm và hứa gì trong hai tháng qua để đáp ứng “có qua có lại”

Trong những tháng qua lãnh đạo CSVN như ngồi trên bếp lửa xem chuyện thuế quan đến, nếu thuế quan ập tới quá nặng thì tương lai kinh tế Việt Nam sẽ đi về đâu?! Phía Việt Nam, họ phải cũng cố gắng hết sức để có những giải pháp mong TT Trump nhẹ tay váp thuế.

Trên cơ bản đó CSVN đã có nhiều hứa hẹn với Hoa kỳ:

– Các giới chức Việt Nam đã nhiều lần thảo luận và hứa hẹn với giới chức Hoa Kỳ về khả năng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG/Liquefied Natural Gas), nhưng chỉ là lời hứa, chưa đi vào cụ thể khi nào thì mua bán bắt đầu.
– Việt Nam hứa hẹn sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm bao gồm xe hơi và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa kỳ.
– Vào tháng 2/2025, Quốc Hội Việt Nam đã phê duyệt cho phép công ty vệ tinh Starlink của Elon Musk cung cấp internet vệ tinh và an ninh tại Việt Nam.
– Hãng Hàng Không VietJet của Việt Nam hứa mua 200 máy bay Boeing trong đó có Boeing 737 MAX. Hãng VietJet này đã từng ký giao kèo với Boeing lần đầu năm 2016. Cho đến nay, đã 8 năm chưa mua một chiếc máy bay nào của hãng Boeing!
– Hãng Hàng Không Vietnam Airlines cũng hứa và ký thỏa thuận mua 50 máy bay Boeing 737 Max.
– Nhượng bộ về gía cả tiền tệ, Adam Samdin tại Oxford Economics cho biết: Trước đây Bộ Tài Chính Hoa Kỳ lên án Việt Nam thao túng tiền tệ. Hiện tại, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về thao túng tiền tệ! Trong hai tháng gần đây, Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam cho phép hạ giá “Đồng Việt Nam” so với USD và thậm chí còn xuống thêm nữa nếu cần, đó là có thiện ý chấp nhận một đồng tiền yếu kém so với USD.
– Vào tháng 10/2024 Trump Organization đã ký phát triển sân Golf và khu giải trí trị giá 1,5 tỉ đô la tại tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.
– Việt Nam nhanh chóng chấp nhận cấp thông hành cho công dân Việt Nam di trú bất hợp pháp bị giam giữ ở Mỹ để về nước, lưu ý rằng Hà Nội đã đồng ý giải quyết yêu cầu của Hoa Kỳ nhanh nhất nhất so với các nước khác sau khi Hoa Kỳ đe dọa áp thuế và trừng phạt về việc này.
– Hãng tin Reuter đưa tin: Sau nhiều tuần Việt Nam gửi thông điệp hòa giải tới Washington nhằm ngăn chặn thuế quan của chính quyền Trump, ngày 13/03, một phái đoàn cầm đầu bởi Bộ Trưởng Thương Mại CSVN Nguyễn Hồng Diên đến Washington gặp Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Giới quan sát quốc tế đánh giá chuyến đi này của ông Diên sẽ đưa cho Mỹ những hứa hẹn về việc tăng thêm hàng nhập khẩu từ Mỹ để điều chỉnh cán cân mậu dịch, cũng như thương thuyết các thỏa thuận để tránh các mức thuế mới của Tổng Thống Trump.

Tất cả những điều đưa ra để lấy lòng Hoa Kỳ, có một số việc việc đã bắt đầu. Nhưng phần lớn chỉ là lời hứa hẹn; Những hứa hẹn đó như là CSVN dùng mánh lới để làm vừa lòng Hoa Kỳ với bản chất “dối trá” và “lừa lọc”. Tất cả mọi thỏa thuận mà CSVN “đã hứa” mục đích vượt qua được cơn lốc áp thuế quan của Mỹ trong lúc này. Nhưng trong tướng lai vẫn có thể chỉ là “con ma nhà họ Hứa”.

Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 3 năm 2025

Lê Thành Nhân

 

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt