Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha từ chức
Lời người post: Sự việc đưa ông Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gốc quân đội từ chức, có thể đây là ván cờ giữ Mỹ và Trung Cộng. Ông Prayuth nguyên là một tướng tư lệnh quân đội Thái Lan. Ông đảo chánh bà thủ tướng Yingluck Shinawatra, em ruột của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cả Yingluck and Thaksin là người Thái Lan gốc Hoa có khuynh hướng thân Trung Cộng.
Prayuth Chan-ocha năm nay 68 tuổi, từng là là cận vệ hoàng gia vào năm 1987. 13 năm sau, 2010, ông làm tổng tư lệnh quân đội Thái Lan. Ở địa vị này, ông tuyên bố rằng nhiệm vụ của ông sẽ là duy trì chủ quyền của Thái Lan và bảo vệ chế độ quân chủ (tức bảo vệ chế độ Hoàng Gia Thái).
Vào ngày 26/05/2014, Quốc Vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej tán thành cuộc đảo chính, chính thức bổ nhiệm Prayut “phụ trách hành chính công”. Sự tán thành của hoàng gia Thái được coi là chìa khóa để hợp pháp hóa cuộc đảo chính. Vào ngày 30/05/2014, Prayut đã có bài phát biểu đầu tiên trên đài truyền hình quốc gia giải thích các chính sách của chính phủ, cảnh cáo giới truyền thông ngừng truyền bá các quan điểm bất đồng và phàn nàn rằng mọi người không chú ý đến ông.
Tưởng rằng đảo chánh bà thủ tướng Yingluck ra khỏi chính trường Thái Lan, là loại được một thủ tướng người Thái gốc Hoa thân Trung Cộng. Nhưng sau 8 năm cầm quyền thủ tướng Prayuth Chan-ocha có khuynh hướng thân Trung Cộng càng ngày càng nhiều hơn.
Thái Lan là một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN có ký nhiều hiệp ước an ninh chung với Mỹ. Bangkok như là một thủ đô tình báo của Mỹ ở châu Á. Sự ra đi của thủ tướng Prayuth Chan-ocha không biết có thay đổi lập trường chính trị của Thái Lan không mà lâu nay nghiêng về phía Trung Cộng.
Tin Reuters, trong 8 năm, dường như không có gì có thể làm lung lay quyền lực của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 rồi vượt qua một cuộc bầu cử nóng bỏng năm 2019. Nay Những đợt biểu tình rầm rộ trên phố và 4 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã thay đổi tất cả.
Không lâu sau khi quân đội lật đổ chính phủ năm 2014, ông Prayuth kêu gọi người dân đề cao các giá trị văn hoá truyền thống về hoà hợp và tôn trọng hoàng gia.
Ông thậm chí còn phát hành thu âm bản ballad mà ông đã viết, mang tên “Trả lại hạnh phúc cho Thái Lan”, sau khi đảo chính diễn ra. Nó được phát trên đài quốc gia, với những ca từ như “Hôm nay đất nước đang đối mặt với mối đe doạ lớn. Ngọn lửa đang bùng lên. Hãy để chúng tôi là những người xông vào. Trước khi quá muộn”.
Đây là một trong ít nhất 10 bài hát mà ông đã phát hành trên cương vị lãnh đạo, nói về tình trạng bất ổn chính trị dai dẳng ở Thái Lan trong hơn 1 thập niên qua.
Trong nhiều năm, các tuyến phố ở thủ đô Bangkok thường xuyên tê liệt vì lực lượng biểu tình “áo đỏ” ủng hộ chính phủ dân túy bị lật đổ, và phe “áo vàng” ủng hộ hoàng gia Thái, cho rằng chính phủ tham nhũng và đe doạ thể chế quân chủ.
Cuộc đảo chính do ông Prayuth đứng đầu là cuộc đảo chính thứ 13 ở Thái Lan kể từ khi chấm dứt chế độ nhà vua tuyệt đối năm 1932. Những người ủng hộ Prayuth ca ngợi ông có công khôi phục trật tự và bảo vệ nền quân chủ.
Quân đội tuyên bố thiết quân luật và trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đưa hàng loạt nhà hoạt động vào trại cải tạo để “điều chỉnh thái độ”. Nhiều tháng sau, ông Prayuth được quốc hội chọn làm thủ tướng. Trong thời kỳ đầu, tính khí của ông hay nóng nảy bất thường, từng doạ rằng ông “có thể chỉ cần xử tử” các phóng viên.
“Chú Tu”
Vị tướng có biệt danh “Chú Tu” đã biến mình thành một ứng viên chính trị cho cuộc bầu cử thủ tướng năm 2019.
Đảng Palang Pracharat thân quân đội giành số ghế nhiều thứ hai trong Hạ Viện Thái Lan, chỉ sau đảng dân tuý Pheu Thai, và ông Prayuth đã lập chính phủ liên minh gồm hơn chục chính đảng.
Những người chỉ trích cho rằng quy định bầu cử thiên vị cho các đảng thân quân đội, một phần vì Thượng Viện tham gia chọn thủ tướng. Còn chính phủ của ông Prayuth khẳng định bầu cử diễn ra tự do và công bằng.
Ông Prayuth vận động dựa vào các giá trị truyền thống của người Thái, bao gồm sự tôn kính đối với Nhà Vua Maha Vajiralongkorn, người lên ngôi cùng năm bầu cử, sau khi vua cha qua đời cuối năm 2016.
Trong năm đầu tiên ông Prayuth làm thủ tướng dân sự, quyết định của tòa án về việc giải thể đảng đối lập tương lai phía trước dẫn đến làn sóng biểu tình ồ ạt của sinh viên.
Nay, những lời kêu gọi ông Prayuth từ chức sớm trở thành đòi hỏi cải tổ hoàng gia và chỉ trích công khai Nhà Vua Vajiralongkorn.
Cuối năm 2020, phong trào biểu tình gần như hằng ngày thu hút hàng chục ngàn người, khiến ông Prayuth cảnh báo rằng đất nước sẽ bị “nhấn chìm trong lửa”. Lực lượng an ninh dùng vòi rồng, hơi cay và đạn cao su để phá vỡ đám đông, đồng thời bắt các thủ lĩnh biểu tình. Biểu tình giảm dần trong năm 2021.
Các đảng đối lập trong quốc hội tìm cách làm suy yếu ông Prayuth bằng biện pháp chính trị và pháp lý.
Ông đối mặt với 4 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong quốc hội, gần đây nhất vào tháng trước, nhưng đều vượt qua nhờ đảng liên minh chiếm đa số.
Chiến thuật mới nhất của Pheu Thai là nộp đơn kiến nghị lên tòa án hiến pháp, cho rằng ông đã đến giới hạn nhiệm kỳ 8 năm vì được chính quyền quân sự bầu làm thủ tướng từ năm 2014.
Đơn kiến nghị đó dẫn đến việc ông Prayuth bị đình chỉ chức vụ thủ tướng ngày 24/8. Nhưng còn vài tuần nữa trước khi tòa án quyết định nhiệm kỳ của ông Prayuth bắt đầu từ năm 2014 hay từ cuộc bầu cử 2019.
Nếu tiếp tục cầm quyền, ông Prayuth có thể tiếp tục hát những bài hát của mình trên ghế thủ tướng, đến tận năm 2027, nếu ông chiến thắng một lần nữa cuộc bầu cử vào tháng 5/2023.