Thủ tướng Đức cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp đồng nhiệm Macedonia Zoran Zaev tại Berlin, ngày 21/02/2018 (ảnh: REUTERS/Axel Schmidt)

(Lời người post)  Hành động hung hăng và mộng bá quyền của Trung Cộng đã “lòi đuôi chồn” nên Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang lên phương án triệt nó. Từ  ba trăm năm (1800-2000) lại đây. Thế giới đã chứng minh cho ta thấy rằng không  một chế độ, hay một liên minh nào mang chất độc tài phi nhân mà có khả năng xâm lăng thế giới. Cụ thể như nước Đức trong Đệ Nhất Thế Chiến, Hitler lập Phe Trục Đức-Ý-Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến, Đế chế Cộng Sản gần đây. Tất cả đó đều bị gục ngã trước sức mạnh yêu chuộng tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân loại. Ngày nay, trước thế kỷ thứ 21 Trung Cộng với tư tưởng bành trướng Hán Tộc mang chất độc tài Toàn Trị Cộng Sản nhất định sẽ bị đánh bại thê thảm. Đó là quy luật.

Tại châu Âu ngày 21/02/2018:

Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm 21/02/2018 đã không ngần ngại nêu tên Trung Cộng khi nhắc nhở rằng không nên gắn liền các khoản đầu tư vào các nước châu Âu với những yêu sách chính trị.

Trong một cuộc họp báo chung tại Berlin với thủ tướng Macedonia Zoran Zaev, bà Angela Merkel xác định rõ : “Tôi không phản đối việc Trung Cộng muốn thúc đẩy thương mại… và đầu tư. Chúng ta gắn bó với thương mại tự do… nhưng phải trên cơ sở có đi có lại”.  Đối với thủ tướng Đức, thái độ cởi mở, thông thoáng về mặt thương mại không thể chỉ một chiều, mà phải đến từ mọi phía [Bà Markel chống Trump mà bây giờ đã lập lại chiến lược của Trump]

Và người lãnh đạo một trong hai đầu tầu của châu Âu nhắc nhở : “Câu hỏi đặt ra là … các quan hệ kinh tế có bị gắn liền với các vấn đề chính trị hay không ? vì nếu như vậy, bà Merkel nhấn mạnh : “Điều đó không nằm trong tinh thần tự do thương mại”.

Theo hãng tin Pháp AFP, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào sáng kiến ​​khổng lồ gọi là “Những Con Đường Tơ Lụa Mới” trong đó có trục Á-Âu nối liền Trung Cộng với châu Âu. Sáng kiến này đã khiến châu Âu thêm lo ngại về ảnh hưởng chính trị đang tăng lên của Bắc Kinh.

Trung Cộng đã tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng tại có tính cách chiến lược tại châu Âu, mà ví dụ điển hình là việc mua cảng Piraeus ở Hy Lạp lợi dụng thời cơ Athens bị khủng hoảng tài chánh. Hy Lạp nằm trong số các nước Nam Âu và Đông Âu sẵn sàng nhận tiền đầu tư của Trung Cộng, kể cả vào các lãnh vực chiến lược.

Một cách cụ thể, nhiều quốc gia châu Âu sợ rằng các nước Balkan, vì được hưởng lợi từ đầu tư Trung Cộng, cho nên sẽ có xu hướng bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

Trong chuyến thăm Trung Cộng gần đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng lên tiếng cảnh báo về việc một số nước châu Âu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Cộng, mà “đôi khi làm tổn hại đến quyền lợi của châu Âu”.

Trước đó, vào tháng Tám năm 2017, ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã cảnh báo tại Paris rằng : “Nếu chúng ta không xây dựng một chiến lược châu Âu chung (để đối phó với Trung Cộng) thì Trung Cộng sẽ thành công trong việc chia rẽ châu Âu”. Đây cũng là mong muốn của Paris.

 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt