Thời Trump 2.0 và các nước Đông Nam Á (ASEAN)?

Donald Trump and JD Vance sẵn sàng đương đầu chưa?

Đông Nam Á gồm 10 nước thuộc khối ASEAN (Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Miến Điện, Indonesia, Mã Lai, Philippines, Brunei và Singapore), khu vực này vốn đã hoài nghi và giảm độ tin cậy vào Washington từ khi Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà (Nam Việt Nam) năm 1975; sau đó có cả hàng thập niên lơ là, lãnh đạo Hoa Kỳ thường vắng bóng ở các diễn đàn quan trọng của khối ASEAN. Mãi cho đến năm 2010 khi chính sách “xoay trục” Đông Nam Á được Mỹ đề xướng mới hâm nóng trở lại. Nay ông Trump trở lại nắm quyền vào năm 2025 tình khối ASEAN sẽ ra sao?

Có nhiều người cho rằng hiện nay quá sớm để nói chuyện TT Trump 2.0 đối với Đông Nam Á. Nói như vậy cũng không sai, nhưng chỉ đúng đối với những những người đứng nhìn thế sự xoay vần đến đâu! Những người đấu tranh cần có viễn kiến (vision) và dự đoán trước tình thế diễn ra như thế nào để lèo lái con thuyền đừng lạc vào vùng bảo tố hoặc tránh hành động như những kẻ “ngồi chờ sung rụng” hoặc chờ “nước đến chân mới nhảy”… thành vô trách nhiệm và luôn hỏng việc! Tuy vậy, dự đoán phải có cơ sở không mang cảm tính cá nhân hoặc lệ thuộc vào phe phái.

Chắc hẳn chúng ta đều biết thế giới hiện nay có những vùng như châu Âu (Ukraine ảnh hưởng châu Âu), Trung Đông đều có quyền lợi tương tác rất lớn đối với Hoa Kỳ so với khu vực Đông Nam Á. Khi Trump 2.0 trở lại Toà Bạch Ốc, trong suốt thời gian vận động tranh cử, cũng như những bài nói chuyện “thao thao bất tuyệt” trước quần chúng, dường như Đông Nam Á không phải là trọng tâm của Tổng thống Trump. Từ đó dẫn đến các bộ phận khác của trong guồng máy Trump 2.0 như Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều vận hành theo mệnh lệnh của Toà Bạch Ốc đối với khu vực ASEAN.

Trong về vấn đề tái cân bằng các liên minh, không có một quốc gia Đông Nam Á nào nằm trong khuôn khổ liên minh truyền thống của Hoa Kỳ.

Một quan điểm chung chung mà ai cũng có thể thấy được ASEAN là khu vực tự coi mình ít phụ thuộc vào Hoa Kỳ hơn so với Châu Âu, Nhật Bản, Nam Hàn và Úc. Đối với các nước ASEAN, Hoa Kỳ là một cường quốc xa xôi, với sự tham gia không nhất quán kể từ khi Chiến Tranh Lạnh (Cold War) kết thúc. Đặc biệt khu vực này có sự hiện diện các quốc gia Hồi Giáo, đa số người theo đạo Hồi Giáo thường có mặc cảm với Washington. Đối với những nước có nền cai trị độc tài trong khối ASEAN tỏ ra thích thú hơn, vì trong nhiệm kỳ đầu của Trump 1.0 ít khi đặt điều kiện về vi phạm nhân quyền và tự do dân chủ. Nên họ cảm thấy khá yên tâm khi ông Donald Trump trở lại Toà Bạch Ốc.

Điểm đặc biệt, trong một thời gian dài Hoa Kỳ lơ là vùng Đông Nam Á thì Trung Cộng chú tâm vào khu vực này, xâm chiếm những nơi mà Trung Cộng cho là lợi ích của họ, bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp lẽ phải, bất chấp đạo đức!

Đối với các nước ASEAN rất e ngại về chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, vì họ sợ bị kéo theo bên này hay bên kia. Việc chính quyền Joe Biden cố gắng xây dựng các mối quan hệ với Bắc Kinh để tránh chiến tranh bùng phát trong những ngày gần đây rất là hợp ý với một số nước ở Đông Nam Á sợ chiến tranh.

Trong chính quyền Trump 1.0 đã áp dụng các chính sách “cứng rắn với Trung Cộng”, nhờ thế đã có những ​​sự gia tăng sáng kiến ​​lợi ích cho khu vực ASEAN. Những sáng kiến ​​này cũng đem lại một mối lợi cho Hoa Kỳ, bao gồm Mỹ cố gắng thuyết phục các nước Đông Nam Á cấm công ty điện thoại Hoa Vi (Huawei) thiết lập mạng 5G, và tài trợ cho một chiến dịch thông tin trên mạng xã hội để làm mất uy tín của vắc-xin Covid-19 của Trung Cộng.

Philippines là quốc gia ngoại lệ.

Philippines là một quốc gia ASEAN nhưng được xếp vào ngoại lệ trong bức tranh toàn cảnh nói trên. Không giống như phần lớn các nước ASEAN tiếp tục muốn đi hàng hai giữa Bắc Kinh và Washington, Philippines dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ngày nay đã xiết chặt đồng minh thân cận với Hoa Kỳ. Vì nước này đang gặp khó khăn từ Trung Cộng luôn luôn có ý đồ xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, đặc biệt là ở Bãi Cạn Thomas thứ hai. Một hiệp ước đáng tin cậy của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh là hiệp ước bất tương xâm được ký năm 1951 giữa Philippines-Hoa Kỳ, đó là phần cốt lõi trong chiến lược của Manila hiện nay. Nếu chính quyền Trump 2.0 đưa tín hiệu muốn đóng vai trò tích cực hơn ở Biển Đông so với thời Joe Biden, Philippines vui vẻ chấp nhận tín hiệu và dễ dàng cho quân đội Hoa Kỳ hiện ở các căn cứ quân sự trên đất Philippines.

Việt Nam có nhiều thứ để mất trong chủ trương thương mại của Hoa Kỳ.

Về thương mại ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, nước Mỹ trong thời kỳ Donald Trump 2.0 đối với Đông Nam Á, hình như ít có kỳ vọng Mỹ bỏ tiền ra giúp đỡ để kích thích kinh tế cho khu vực này. Chính sách của Trump 2.0 nhất định “đứng ngoài” Hiệp Ước Kinh Tế Thịnh Vượng Thái Bình Dương IPEF (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity) và ông Trump đã nhanh chóng rút lui trong nhiệm kỳ đầu. Trong khi một số quốc gia ASEAN đặt kỳ vọng IPEF là phương tiện hữu ích để giữ cho Hoa Kỳ đàm phán và trao đổi về thương mại. Việc tham gia kinh tế của Hoa Kỳ dưới thời Trump 2.0 sẽ không có nhiều hỗ trợ về mặt kinh tế cho khối ASEAN, tuy nhiên Trump 2.0 muốn duy trì các công ty tư nhân Hoa Kỳ đang hoạt động trong khu vực này.

Hơn thế nữa, chính sách “MAGA” sẽ gia tăng thuế quan gây khó khăm thương mại cho các quốc gia khối ASEAN. Trong đó Việt Nam có thể là mục tiêu mà Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan cao hơn, và là đối tượng cần lấp đầy thặng dư thương mại Mỹ-Việt (Việt Nam bán qua Mỹ nhiều hơn 10 lần nhập hàng từ Mỹ).

Có đi và có lại, Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ, hưởng lợi nhiều nhất trong việc “dãn” chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ ra khỏi Trung Cộng do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lần thứ nhất của chính quyền Trump 1.0 và sẽ tiếp tục chủ trương đẩy mạnh hơn ở thời Trump 2.0.

Người dân Đông Nam Á bình tĩnh trước ý tưởng Trump trở lại.

Nhìn chung ASEAN trong nhiệm kỳ Trump 2.0 có nhiều thay đổi, sở trường của Donald Trump là “một cú doạ bằng ba cú đánh” – ông Trump doạ đứng trên thế mạnh và đang sở hữu cái búa hù doạ nên ai cũng ớn. Chưa tới ngày đăng quang (20/01/25) mà nhiều nơi đều đến xin tiếp kiến, như Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Mark Rutte sợ ông Trump chủ trương rời bỏ NATO châu Âu… Thủ tướng Canada (vốn không ưa ông Trump) cũng vội vàng bay đến điền trang Mar-a-Lago để tiếp kiến Trump vì lời ông Trump doạ sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu Canada 25% v.v… Còn các nước ASEAN thì qua các cuộc điện đàm, tư cách cách nói năng cũng dịu dàng, nồng ấm nếu không nói nịnh bợ… để có chuyện dễ dàng làm ăn sau này.

Texas, ngày 30 tháng 11 năm 2024

Lê Hoành Sơn 

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt