Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu “tùy thuộc vào nhân quyền”
Sau khi TPP bị Mỹ giết chết…Cộng Sản Việt Nam 10 năm nuôi mộng chờ thời TPP cũng chết theo… Chúng đi tìm con đường sống chạy qua cầu cứu châu Âu là nơi “bạn tình tạm thời” với Cộng Sản Hà Nội trong cuộc chiến tranh lạnh, vì châu Âu không có thiện cảm với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Đầu năm 2016, châu Âu công bố toàn văn bản hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được Ủy Ban Châu Âu công bố trên Internet để cho mọi người tham khảo. Công khai hóa văn kiện thể hiện quyết tâm minh bạch hóa các hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu và định đem ra biểu quyết và phê chuẩn đầu năm tới.
Thế nhưng gần đây, Việt Cộng cho người qua Bá Linh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đem về Hà Nội, hành vi này tự tố mình hình xử như kẻ khủng bố, lại thêm gần đây bắt bới, goiam cầm những người bất đồng chính kiến nhiều lên của CSVN…nên hôm nay một viên chức cao cấp của Châu Âu lên tiếng: Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu “tùy thuộc vào nhân quyền”.
Tin RFI
Ngày 15/09/2017, một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo hiệp định tự do mậu dịch giữa khối này với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương.
Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, cho biết các cuộc đàm phán hiện nay đặt trong tâm vào vấn đề lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được Hà Nội và Bruxelles ký vào năm 2015 và có thể được phê chuẩn ngay từ năm tới sau khi xem xét về khía cạnh pháp lý. Nếu có hiệu lực, thỏa thuận mậu dịch này sẽ cắt giảm hầu như toàn bộ các thuế quan giữa hai nước và đặc biệt sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.
Châu Âu hiện đã là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam.
Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được xem là yếu tố trọng tâm trong tiến trình phê chuẩn hiệp định này. Trong những tháng gần, Việt Nam đã bị lên án vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, đồng thời mở chiến dịch đánh vào những quan chức tham nhũng.
Vào tháng trước, chính phủ Đức tố cáo Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch công ty PVC, ngay tại Berlin. Vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có nguy cơ cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu.
Thanh Phương