Theo sử liệu Trung Hoa thì Hoàng và Trường Sa của Việt Nam

Một phát hiện mới được làm chứng tích lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Đại Việt…mời qúy độc giả đọc tài liệu dưới đây.

HOÀNG SA-TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM THEO LỊCH SỬ TÀU

Một phát hiện mới được làm chứng tích lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Đại Việt…mời qúy độc giả đọc tài liệu dưới đây.
Một tấm bản đồ thế giới có tuổi đời hơn 400 năm, với Trung Quốc ở vị trí trung tâm, vừa được trưng bày tại thư viện quốc hội Mỹ.
China Daily cho biết, Matteo Ricci – một nhà truyền giáo người Italy – vẽ tấm bản đồ vào năm 1602 theo yêu cầu của vua Minh Thần Tông. Nó là một trong hai bản sao còn được giữ ở trạng thái tốt. Một người sưu tầm tại Nhật Bản đã giữ nó trong nhiều năm trước khi bán cho Quỹ James Ford Bell vào tháng 10 năm ngoái với giá 1 triệu USD. Với mức giá đó, nó trở thành tấm bản đồ đắt giá thứ hai từng được bán. Do đây là một trong những bản đồ quý và dễ hư hại nên nó đã được in lên 6 tờ giấy cỡ lớn.
Theo AP, tấm bản đồ có kích thước 3,65 m x 1,52 m. Chất liệu của tấm bản đồ này được làm bằng giấy hồ – một loại chất liệu được sử dụng rất phổ biến ở Trung Quốc vào thế kỷ 17.
Nó biểu thị nhiều khu vực trên thế giới bằng hình vẽ và lời chú giải. Ricci đề tên nhiều nước tại châu Mỹ, như Chih-Li (Chile), Wa-ti-ma-la (Guatemala) và Ka-na-ta (Canada). Bang Florida của Mỹ được mô tả là “vùng đất của các bông hoa”. Châu Phi được chú thích là “nơi có dãy núi cao nhất và dòng sông dài nhất thế giới”.
Ford W. Bell – một trong những người quản lý Quỹ James Ford Bell – nói với tờ Pittsburgh Tribune-Review rằng bản đồ được trưng bày trong thư viện quốc hội Mỹ là một trong số hai bản đồ cổ có chất lượng tốt nhất.
“Ricci là một nhà truyền giáo cực kỳ thông thái. Ông đặt Trung Quốc vào trung tâm của thế giới mới để ghi nhận sự quan trọng của đất nước này. Tất nhiên, Ricci là người phương Tây đầu tiên tới Bắc Kinh. Người Trung Quốc kính trọng Ricci và ông được chôn tại Trung Quốc”.
Không có bất kỳ phiên bản nào của tấm bản đồ Ricci được tìm thấy tại Trung Quốc. AP cho biết, chỉ có vài bản sao chép được lưu giữ trong các thư viện Tòa thánh Vatican và các nhà sưu tầm ở Pháp, Nhật Bản.

Theo kế hoạch tấm bản đồ của Ricci cũng sẽ được số hóa để đưa lên mạng.

Tiểu sử tác giả:

MR1
Hình ông Matteo Ricco bận trang phục cổ truynề Trung Hoa

Matteo Ricci (6 tháng 10 năm 155211 tháng 5 năm 1610), tên Hán Việt là Lợi Mã Đậu) là một thầy tu Thiên chúa giáo người Ý.

Matteo Ricci sinh năm 1552 tại Macerata, ông bắt đầu học thần học và luật tại trường Thiên chúa Giáo Roma. Năm 1577, ông đăng ký trở thành thành viên của một đoàn thám hiểm tới Ấn Độ và chuyến đi bắt đầu từ tháng 3 năm 1578 từ Lisboa, Bồ Đào Nha. Ông tới Goa, một thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, vào tháng 9 năm 1578 và bốn năm sau đó được đưa tới Trung Quốc.

Năm 1582, Ricci bắt đầu học tiếng về ngôn ngữ và phong tục Trung Quốc tại Ma Cao, một trạm giao thương của Bồ Đào Nha ở Nam Trung Hoa, và trở thành một học giả phương Tây hiếm có đã học được văn bản chữ viết cổ điển của Trung Quốc. Năm sau đó, thì Ricci bắt đầu du thám vào sâu đại lục, nhờ chuyến thăm tới Triệu Khánh thuộc Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây từ lời mời của tổng trấn Triệu Khánh thời đó là Wang P’an, người đã nghe về tài toán học và vẽ bản đồ của Ricci. Ông ở đó từ năm 1583 tới năm 1589 trước khi phải rời đi sau khi bị trấn tổng mới nơi này trục xuất. Chính tại Triệu Khánh, Ricci đã vẽ bản đồ thế giới đầu tiên bằng tiếng Hoa.

Trong các chuyến du hành sau đó, Ricci tới Nam KinhNam Xương năm 1595, Thông Châu năm 1598 và sau đó tới Bắc Kinh lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1598. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên vào thời điểm đó nên ông không được thăm cung điện hoàng gia. Sau hai tháng chờ đợi, Ricci rời Bắc Kinh để tới Nam Kinh và rồi dừng chân tại Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô.

Năm 1601, Ricci trở lại Bắc Kinh, tuy lần đầu ông không được diện kiến hoàng đế Trung Hoa nhưng sau khi tặng hoàng đế chiếc đồng hồ rung chuông, Ricci cuối cùng cũng được phép tận tay trao món quà cho hoàng đế Minh Thần Tông tại cung điện và Ricci cũng chính là người phương Tây đầu tiên được mời vào Tử Cấm Thành của Trung Quốc.

Dù cho Ricci được quyền tự do vào Tử Cấm Thành nhưng ông lại không được gặp mặt Minh Thần Tông, nhưng bù lại ông được Minh Thần Tông trao cho chức vụ tổng giám mục về Thiên chúa Giáo tại Trung Quốc. Nhờ đó mà Ricci có cơ hội được gặp nhiều quan chức cũng như các nhân vật hàng đầu về văn hóa tại Bắc Kinh thời đó.

Ricci học rất nhiều về lịch sử và văn hóa Trung Hoa và ông cũng là người phương Tây đầu tiên tìm hiểu về cộng đồng người Do Thái ở Trung Hoa. Ông từng được liên hệ riêng bởi một thành viên của cộng đồng dân Do Thái tại Bắc Kinh năm 1605. Dù không bao giờ gặp mặt cộng đồng này ở Hà Nam một cách chính thức nhưng Ricci cũng gửi một người truyền giáo tới đó ba năm sau vào năm 1608, đây là một trong rất nhiều nhiệm vụ được ủy quyền bởi nhà thờ.

Ricci sống tại Trung Quốc cho tới khi ông qua đời ngày 11 tháng 5 năm 1610 tại Bắc Kinh.

Một phát hiện mới

bd

Trong tấm bản đồ, phần lãnh thổ Việt Nam được Ricci chú thích, phần chú thích này rất quan trọng đối với việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên một phần biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Dịch nghĩa đoạn chú thích trên vùng biển Đông là:

“ Thanh danh văn vật [triều] Đại Minh thịnh vượng, nhiều nước trong bốn biển – ở khoảng 14 độ đến 42 độ – đều đến triều cống. [bức] tổng đồ này [chỉ] diễn tả chung về núi, sông, tỉnh, đạo. không thể vẽ tường tận cụ thể như [sách] Nhất thống chí, Tỉnh chí ghi chép…”

Dưới dòng chữ trên là là 4 chữ (dọc): Vạn lý trường sa

(Người dịch: Phạm Hoàng Quân)

Điều này có nghĩa là Vạn lý trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà nó thuộc về quốc gia Đại Việt.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt