Thái Lan nghiêng về Trung Cộng là một cơn ác mộng
Từ lâu, Thái Lan là nước đồng minh thân cận với Hoa Kỳ, trong vài thập niên gần đây, càng ngày Thái Lan càng có khuynh hướng xích gần với Trung Cộng qua giao thương và quốc phòng… Nhất là qua hai đời thủ tướng gốc Hoa giòng họ Shinawatra: Thaksin Shinawatra (2001-2006) và em gái là Yingluck Shinawatra (2011-2014) đã đẩy Thái Lan gần hơn với Trung Cộng.
Hy vọng cuộc bầu cử tháng 7/2023 tại Thái Lan, một tân thủ tướng bầu lên thân tây phương, không ngờ “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Tân thủ tướng là Srettha Thavisin lại là thân tín của gia đình Shinawatra. Srettha Thavisin nhậm chức thủ tướng ngày 5/09 vừa rồi.
Srettha Thavisin sinh ngày 15 tháng 2 năm 1962 tại Bangkok, Thái Lan. Tốt nghiệp Cử Nhân ở Đại Học Bangkok. Du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Massachusetts Amherst và Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (MBA) về Tài chính tại Đại học Claremont Graduate. Srettha có liên quan đến 5 gia đình kinh doanh lớn người Thái gốc Hoa: Yip ở Tsoi, Chakkapak, Jutrakul, Lamsam và Buranasiri.
Srettha thuộc đảng chính trị Pheu Thái. Một đảng chính trị được thành lập bởi Thaksin Shinawatra vào năm 2007. Như vậy đảng Pheu Thái xuất phát từ gia tộc Shinawatra.
Khi ông Srettha Thavisin được chính thức bầu vào Thủ Tướng Thái ngày 22/08, thì cũng trong ngày hôm đó cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ năm 2006, sau hơn 15 năm sống lưu vong ở nước ngoài về nước. Ngay sau khi trở về Thái Lan, Thaksin Shinawatra đã bị tuyên án 8 năm tù nhưng sau đó được can thiệp giảm án còn 1 năm tù.
Theo Bangkok Post, cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV hôm 20/9 ở New York, Hoa Kỳ, nơi ông Srettha Thavisin đang tham dự kỳ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đương kim thủ tướng Thái Lan nói rằng:
“Ông ấy [Thaksin] đã và có lẽ vẫn là vị thủ tướng được ủng hộ nhiều nhất trong lịch sử chính trị Thái Lan”, ông [Thaksin] vẫn đang được xem là chiến lược gia chủ chốt đứng sau đảng Pheu Thai.
Thủ tướng Srettha còn cho biết thêm: “Rõ ràng, chuyện đó hẳn phải có lý do chính đáng và nếu ông ấy [Thaksin] được tự do, sẽ không khôn ngoan nếu cá nhân tôi không lắng nghe ý kiến của ông ấy [Thaksin] cũng như các (cựu) thủ tướng khác”,
Như vậy, tân thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin vẫn đi theo đường mòn lối cũ nghiêng về Trung Cộng. Nếu một ngày nào đó Thái Lan bổ hẳn về Trung Cộng thì tình hình của bán đảo Đông Dương [Việt, Campuchia, Lào] sẽ không bao giờ được yên ổn.
Hiện nay Campuchia xem như chư hầu của Trung Cộng, Lào đang trong giai đoạn vỡ nợ mà chủ nợ là Trung Cộng, Miến Điện đang bị Trung Cộng điều khiển, Thái Lan thì nghiêng ngửa… Nhìn trên bản đồ phía Đông-Nam Châu Á như một đàn ong vỡ tổ.
Tân thủ tướng này lại bổ nhiệm một ông Bộ Trưởng Quốc Phòng không một kinh nghiệm quân sự tên là Sutin Klungsang. Ở Thái Lan chưa từng có một bộ trưởng quốc phòng không phải là một sĩ quan quân đội được trao tặng những huy chương cao quý hay một nhà lãnh đạo dân sự với quyền lực chính trị cao cấp để chỉ huy quân đội. Sutin lại không có một chút kiến thức hoặc cơ bản quốc phòng nào để phù hợp với ngành quốc phòng. Trong số 63 bộ trưởng quốc phòng của Thái Lan trước đây, chỉ có 5 người là dân sự nhưng cả 5 đều là Thủ Tướng kiêm nhiệm Bộ Trưởng Quốc Phòng.
Ở Thái Lan, những cuộc lật đổ chính phủ, truất phế thủ tướng thường xảy ra. Luật pháp Thái Lan là Quân Đội dưới quyền điều động của Quốc Vương Thái Lan chứ không phải từ chính phủ Thủ Tướng. Việc bổ nhiệm một người đứng đầu Bộ Quốc Phòng là một tín hiệu thay đổi chính trị quan trọng.
Sutin đến từ tỉnh nhỏ Maha Sarakham ở phía Đông Bắc Thái Lan, là một giáo viên khiêm tốn, tham gia chính trị vào năm 2001 vào đảng Pheu Thái. Ông dần thăng tiến trong hàng ngũ đảng. Đáng chú ý là vùng Đông Bắc Thái Lan, nơi có lịch sử lâu đời về “không phục tùng” và có khuynh hướng thân Cộng sản.
Sutin là người ủng hộ trung thành của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, từng lãnh đạo chủ chốt của phe “áo đỏ” – lực lượng trung thành với Thaksin Shinawatra tham gia đối đầu trực tiếp với quân đội trong cuộc đàn áp biểu tình đẫm máu ở Bangkok năm 2010.
Srettha Thavisin đưa Sutin lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan để ngăn chặn một cuộc đảo chính khác để bảo đảm sự trường tồn của đảng Pheu Thai cầm đầu Thái Lan và cũng để bảo vệ gia đình Shinawatra, dường như là ưu tiên hàng đầu của Srettha và Sutin.
Việc bổ nhiệm Sutin sẽ ảnh hưởng chính sách mua vũ khí của Thái Lan?
Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) đã quyết định chấp nhận lời đề nghị của Trung Cộng về việc sử dụng động cơ sản xuất trong nước cho chiếc đầu tiên trong số 3 tàu ngầm lớp S26T Yuan thay vì động cơ của Đức trong hợp đồng năm 2017.
Đức đã từ chối bán động cơ này cho Trung Cộng vì ngầm ủng hộ Nga kể từ khi nước này xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Ban đầu, RTN không hào hứng với động cơ của Trung Cộng vì nó chạy không êm như động cơ sản xuất ở châu Âu, như thế tàu ngầm dễ bị phát hiện hơn vì tiếng ồn của động cơ. Tuy nhiên, cuối cùng RTN đã chấp thuận động cơ thay thế sau khi nhà máy đóng tàu Trung Quốc đồng ý cung cấp bảo trì kéo dài và đền bù cho sự chậm trễ trong quá trình giao hàng.
Một vấn đề cấp bách hơn liên quan đến máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế phi đội F-16 do Mỹ sản xuất đã cũ của Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF).
Đầu năm nay, Washington đã từ chối yêu cầu của Thái Lan cung cấp F-35 Lightning II cho RTAF, nhưng giảm nhẹ bằng cách đề nghị bán F-15EX Eagle II hoặc phiên bản mới nhất của F-16. Nếu Bangkok quyết định mua hàng của Mỹ, điều này sẽ củng cố liên minh Mỹ-Thái vốn đã giằng co trong nhiều năm. Nhưng Thái Lan có thể không đủ khả năng chi trả mức giá đó, nên có thể mua hàng của Trung Cộng.
Ngoài ra, RTA có thể chọn mua thêm máy bay chiến đấu Gripen từ Thụy Điển với giá rẻ hơn máy bay do Mỹ sản xuất và quá đủ cho môi trường an ninh có ít mối đe dọa ở Thái Lan. Năm 2013, Thái Lan đã nhận 12 máy bay chiến đấu Gripen.
Cuối cùng, quyết định mua sắm đó và các quyết định mua sắm khác sẽ là kết quả của cuộc đấu tranh căng thẳng giữa Sutin và những người đứng đầu quân đội về quy mô ngân sách quốc phòng và sự sẵn sàng của họ để thực hiện các cải cách cơ cấu đã quá hạn lâu.
Thai Lan đóng một vị thế khá quan trọng ở Đông Nam Á. Trước đây là trung tâm tình báo của châu Á, Mỹ để mất Thái Lan là một lỗ hổng khó thay thế trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương vì lãnh thổ Thái Lan tiếp giáp rất gần với eo biển chiến lược Malacca.
Admin htttps://vietquoc.org