Thảm họa đập bùn đỏ bauxite bị vỡ tại Hungary
Hình ảnh hồ bùn đỏ bauxite bị vỡ gây tại nạn lũ lụt ở Hungary 7/10/2010
Thảm họa của việc khai thác Bauxite…
hồ chứa Bùn đỏ bị vỡ tại Hungary
Việc khai thác Beuxite để lại một di hại khôn lường đó là loại bùn đỏ (red mud) thải ra trong tiến trình khai thác bauxite như trong bài Trung Cộng Khai Thác Bauxite tại Tây Nguyên của tác giả Lê Thành Nhân có đoạn: trích “Tác hại thứ 4: Bùn đỏ (red-mud) nguy nhất, tác hại tột cùng: Bùn đỏ là chất thải ra nhiều nhất trong tiến trình tinh luyện từ bauxite đến Alumina đó là một loại pha trộn chất độc hóa học mang màu đỏ sền sệt như bùn cho nên gọi là bùn đỏ. Phân chất trong bùn đỏ này thì nó chứa những hoá chất độc hại như:
– 30-60% Helmatic (Fe2O3),
– 10-20% Trihydrate Aluminium(Al2O2),
– 3-50% Silicon Dioxide (SiO2),
– 2-10% Sodium Oxide (Na2O),
– 2-8% Calcium Oxide (CaO),
– 2-50% Titanium dioxide (TiO2),
– Cùng một số chất hóa học khác nữa như, Nitrogen, Potasium, Zinc,Chromium v.v…… (1) Đặc biệt bùn đỏ này không khử trừ được, không tiêu diệt được, nó tồn tại mãi mãi, nó trơ ra, nhưng mà hễ nó đụng vào đâu là hủy diệt môi trường sống ở đó.
Bùn đỏ (red mud) thải ra từ hảng Bauxite… hồ bên cạnh là dùng chứa bùn đỏ |
Hiện nay trên thế giới chưa có một quốc gia tân tiến nào có thể giải quyết chất bùn đỏ này kể cả Hoa Kỳ cũng chưa có cách hủy diệt nó, cho nên Hoa Kỳ có những mỏ bauxite ở nhiều tiểu bang nhưng họ không khai thác vì sợ ô nhiễm môi trường sống. Người Mỹ chỉ đi mua Alumina của thế giới đem về tinh chế ra nhôm (aluminium) để dùng trong kỹ nghệ. Hiện nay Úc Đại Lợi là nước khai thác mõ bauxite lớn nhất thế giới và có độ an toàn cao, vì họ có nhiều lợi thế để cất dấu lớp bùn đỏ độc hại đó, nhờ địa hình của nước Úc bằng phẳng, ở dưới có lớp đá ngầm bảo vệ, dân cư những vùng có mỏ bauxite rất thưa thớt cho nên thuận lợi cho việc chế biến Alumina từ bauxite tại chỗ. Một vài quốc gia khác thì dùng những phương pháp chôn dấu bùn đỏ cạnh bờ biển, và những hố chôn bảo vệ kỹ lưỡng.
Còn tại Việt Nam thì công ty bauxite làm ngay tại Đắc Nông và hàng triệu tấn bùn đỏ này sẽ được chôn cất trong lòng đất Tây Nguyên. Như vậy với những hoá chất trộn lẫn đó có tác hại như một loại bom bẩn hủy hoại con người và môi trường sống. Lượng bùn đỏ ở Tây Nguyên thẩy vào hố chứa trung bình là 1733 tấn/1 ngày (****)
Hồ chứa bùn đỏ, và chất bùn đỏ này không bao giờ trừ khử được nó trơ ra và mang chất độc tác hại lâu dài |
Dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường: 826.944m3/năm, lượng bùn oxalate thải ra môi trường 28.800m3/năm, lượng nước độc thải ra từ nhà máy 4,625 triệu m3/năm. Khối lượng quặng bauxite khai thác của dự án này lên tới 2,32 triệu m3/năm, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải tích tụ trên cao nguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90 triệu m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu m3, số bùn đỏ còn lại không biết chứa ở đâu?” chắc chắn rằng sẽ chảy vòng vòng trên miền Cao Nguyên Trung Phần hoặc theo sông Đồng nai và sông Serepok về dưới hạ nguồn nuôi sống người dân!”hết trích-toàn bài đọc tại: https://www.vietquoc.org/modules.php?name=News&file=article&sid=855
Tai hại vừa qua ở Hungary một hồ chứ bùn đỏ này bị vỡ, cả thế giới phải kinh hoàng đài RFI đã đưa tin và bình luận “Tại Hungary, bùn đỏ độc hại đã tràn đến sông Danube” như sau:
“Sáng 07/10/2010, thác lũ bùn đỏ do tại nạn công nghiệp tại Hungary đã tràn đến sông Danube, đe dọa hệ sinh thái của con sông. Hôm thứ hai 04/10, bồn chứa bùn đỏ của nhà máy sản xuất nhôm Alumin TP ở thành phố Ajka, cách thủ đô Budapest khoảng 160 km về phía tây đã bị vỡ, làm trào hơn 1 triệu mét khối bùn đỏ ra ngoài. Bùn đỏ là sản phẩm phụ của quá trình chế biến nhôm từ quặng bauxite.
Thác lũ bùn độc hại tràn đến các con sống Raab và Danube. Theo các giới chức địa phương, tỷ lệ chất kiềm trong nước của con sông Danube hiện lên tới 9,07%, cao hơn mức trung bình là 8,96%. Vẫn theo AFP, bùn đỏ đã được hòa trong nước sông cho nên gần như là người ta không trông thấy nước sông có đổi màu.
Trong suốt những ngày qua, các toán cứu hộ đa nỗ lực đắp đê, và đổ thạch cao xuống sông để ngăn chặn thác bùn chảy ra sông Danube. Về mặt môi trường, bản thân chất kiềm không có tác động lâu dài tới môi sinh vì sẽ bị loãng đi khi hòa tan vào nước, tuy nhiên, theo các chuyên gia, chất kiềm trong bùn đỏ có thể tiêu diệt một phần sinh, thực vật.
Tai nạn công nghiêp nghiêm trong nhất trong lịch sử Hungary đang đe dọa toàn bộ hệ sinh thái của dòng Danube, con sông lớn thứ nhì tại châu Âu, dài hơn 3000 km, chảy qua bảy quốc gia trước khi đổ ra Hắc Hải. Từ Budepest, Thông tín viên Hoàng Nguyễn phân tích thêm về các hiểm họa đối với thiên nhiên và con người.
Hiểm họa môi sinh:
3 giờ sáng hôm nay, lũ bùn đỏ đã tràn tới sông Rába và gần 10 giờ, tới đoạn ở tỉnh Moson của sông Danube (ở TP Győr, phía biên giới Áo) – như vậy, các nhánh sông chính của Danube đã bị nhiễm bùn đỏ. Tuy nhiên, chỉ số kiềm trong chất thải tại đó là 9,3, tức là đã giảm rất nhiều so với tại nơi xảy ra tai nạn.
Các chuyên gia vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm lượng kiềm trong cơn lốc bùn đỏ, mục tiêu là chế ngự và để hàm lượng kiềm ở dưới mức 10 (tính theo độ pH). Giới chức Hungary đặt hy vọng rằng những nhánh sông lớn sẽ tiếp tục khiến dung dịch bùn đỏ bị loãng ra và thảm họa sinh thái có thể tránh khỏi.
Đồng thời, Cục Phòng chống Thiên tai Quốc gia Hungary cũng cho biết: con sông nhỏ Marcal – nơi cơn lũ bùn đỏ tràn ra đầu tiên vào ngày thứ Hai – đã hoàn toàn biến thành sông chết bởi hàm lượng kiềm rất lớn trong bùn đỏ lúc đó.
Thiệt hại vật chất:
Sáng thứ Tư 6-10, gần một ngàn cư dân làng Kolontár – nơi xảy ra tai nạn và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất – khi trở lại làng, đã bàng hoàng trước khung cảnh một bãi hoang gợi nhớ cảnh Hiroshima sau khi bị bỏ bom nguyên tử.
Tất cả dân làng đều cho biết họ sẽ không tiếp tục sống ở đây và yêu cầu được cấp kinh phí và giúp đỡ để tái định cư tại nơi khác. Một vụ kiện tập thể cũng đã được thống nhất tiến hành. Khoản hỗ trợ nhanh 100.000 Ft (tương đương 500 USD) mà Tập đoàn Nhôm Hungary đề xuất cấp cho mọi gia đình lâm nạn bị coi là quá bèo bọt và bị cư dân cười nhạo.
Mong muốn của dân làng Kolontár cũng được thủ tướng Orbán Viktor đồng tình khi ông cho rằng, không thể tái thiết những khu vực bị bùn đỏ tràn qua trong làng. Trong buổi thị sát hiện trường 3 ngày sau khi thảm kịch môi sinh xảy ra, ông Orbán tuyên bố: “Khả năng là cần mở một khu cư dân mới trong làng, còn khu cũ cần rào lại, như một memento vĩnh viễn”.
Ông cho biết chính phủ sẽ hỏi từng gia đình gặp nạn xem họ có muốn tiếp tục sống ở làng nữa không, và dù có hay không, chính phủ sẽ hỗ trợ họ trong việc tái lập đời sống mới. “Đây là một tấn thảm kịch thiên nhiên chưa từng có tại Hungary, nếu nó xảy ra vào ban đêm thì không ai có thể sống sót. Đây là một sự vô trách nhiệm không lời nào tả xiết”, thủ tướng khẳng định, và nhắc lại một nghi vấn trước đó của ông, rằng theo ông sự cẩu thả của con người là lý do của tai nạn.
Theo thủ tướng Orbán Viktor, có thể loại trừ việc một bức tường chắn như thế lại có thể đột ngột sụp đổ, chắc chắn đó là hậu quả của một quá trình dài mà lẽ ra các bên có liên quan phải nhận ra.
Ông Orbán Viktor cũng cho rằng, Hungary đủ mạnh để có thể ngăn chặn những hậu quả của một thảm kịch sinh thái như vậy: “nghĩa là chúng ta không cần sự hỗ trợ tài chính của nước ngoài”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ông muốn đàm phán với George Pataki, cựu thống đốc (gốc Hungary) của bang New York về việc lập ra một quỹ để những Hung kiều khá giả có thể ủng hộ quê hương.
Ông cũng nói thêm rằng chính EU cũng có những quỹ được mở cho các dịp thiên tai như vậy và Hungary cũng sẽ sử dụng, “vì chúng ta có quyền làm điều đó”.
Vấn đề trách nhiệm đối với tập đoàn Nhôm Hungary
Trong khi đa số đoan chắc rằng tập đoàn Nhôm Hungary là cơ sở phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ này, thì doanh nghiệp nói trên vẫn tiếp tục tìm cách biện minh cho lập luận của họ, rằng đây là một sự cố ngoài ý muốn và không thể tính trước được.
Ngày hôm qua, người đứng đầu tập đoàn, ông Bakonyi Zoltán, sau khi cho biết đã 48 tiếng ông không hề chợp mắt, đã có một buổi trình diễn ngoạn mục ngay tại hiện trường trước báo giới ngay tại hiện trường tai nạn, để chứng tỏ rằng họ đã làm tất cả để đảm bảo việc lưu giữ bùn đỏ. Các ký giả mô tả quang cảnh tan hoang của bể chứa bùn đỏ bị vỡ khiến họ hình dung như đang đi trên Mặt Trăng hay Sao Hỏa.
“Có hai điều chắc chắn: quá khứ và vách ngăn bùn đỏ” – ông Bakonyi tuyên bố, và khẳng định vách chắn của bề chứa bùn đỏ – có độ dày 40-50m, những nơi dày nhất là 65m – “là biểu tượng, là định nghĩa của sức mạnh”. Chủ tịch Tập đoàn Nhôm Hungary cho rằng việc vỡ vách chắn là đi ngược lại mọi định luật vật lý, và phủ nhận dư luận của cư dân các vùng bị lũ bùn đỏ hủy diệt, theo đó, trước đây bùn đỏ đã rò rỉ tại bế chứa số 10 định mệnh.
Ngay tại bể chứa bị vỡ, ông Bakonyi cho hay: “10 rưỡi sáng thứ Hai, kiểm tra viên của chúng tôi còn có mặt tại đây và không nhận ra bất cứ bất thường gì về vật lý hay hóa học. Vách chắn không bị rò rỉ, hàm lượng kiềm của bùn đỏ ở mức thích hợp theo quy định. Chất lượng của vách chắn đã thông qua kiểm tra cách đây 1 tháng. Cũng không phải do chúng tôi để nhiệt độ quá cao. Chắc chắn là không ai phạm lỗi ở đây”.
Ông Bakonyi nói thêm, mọi lo ngại là vô cơ sở vì chất bùn đỏ đều lắng xuống và đọng lại trong bể chứa, đa phần chỉ có nước bị thoát ra. Ông cũng cho hay, tập đoàn đã sửa lại phần vách chắn bị vỡ, nhưng còn phải chờ xem chính phủ có cho phép tiếp tục hoạt động hay không – theo ông, một doanh nghiệp có chừng 1.100 nhân công như Tập đoàn Nhôm Hungary, nếu được hoạt động, sẽ có khả năng chi trả mọi khoản bồi hoàn và thiệt hại.
Yếu tố môi trường bị xem nhẹ:
Giới ký giả cho rằng màn thuyết trình khoa học thực địa của người đứng đầu Tập đoàn Nhôm Hungary có thể thuyết phục được họ trong một chừng mực nào đó, khiến họ tin rằng “đây là một sự “thông đồng” của các yếu tố thiên nhiên mà khi thiết kế không thể lường trước được”, như diễn đạt của Chủ tịch Tập đoàn Nhôm Hungary.
Tuy nhiên, bản chất của vấn đề đã được họ phanh phui: nguyên nhân chính là yếu tố bảo vệ môi sinh đã bị xem thường, coi nhẹ. Cho dù trách nhiệm của Tập đoàn Nhôm Hungary là không thể phủ nhận, nhưng đây không phải là doanh nghiệp duy nhất có thể gây ra những thảm họa sinh thái trong quá trình hoạt động của mình.
Bản thân việc các bể chứa bùn đỏ – cũng như rất nhiều khu chứa chất thải công nghiệp khác – được đặt rất gần các khu cư dân hoặc nguồn nước uống, gây ô nhiễm, đã cho thấy sự bất cẩn của chính quyền.
Sự tự tin bị coi là trâng tráo của Tập đoàn Nhôm Hungary trong các tuyên bố đầu tiên của họ – rằng bùn đỏ không hề nguy hiểm, rửa đi là xong hết -, theo báo chí Hungary, là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, trong hai thập niên qua, sự tồn tại của những doanh nghiệp lớn như vậy, tạo dựng cơ hội làm việc cho rất nhiều nhân công đóng thuế, là rất quan trọng đối với chính quyền địa phương, với tỉnh và nhà nước – nghĩa là đối với chính giới.
Cho dù sau tấn thảm kịch này, đâu đâu cũng nhắc đến những tác hại của rác thải đối với môi trường, rằng sự ô nhiệm công nghiệp và nguy hại, nhưng trước đó chính quyền và các cơ quan chức năng đã nhắm mắt làm ngơ trước điều này. Hoặc nếu có, cũng chỉ là động thái “giơ cao đánh khẽ”: chưa một doanh nghiệp lớn nào cũng Hungary bị khoản phạt đáng kể trong vấn đề môi trường.
Ngay cả việc Tập đoàn Nhôm Hungary chỉ có bảo hiểm 10 triệu Ft (50 ngàn USD) cho bể chứa bùn đỏ của họ cũng cho thấy, họ chưa bao giờ nghĩ tới việc sẽ có gì xảy ra. Bởi lẽ nếu có gì đi nữa, theo thông lệ từ 20 năm nay tại Hungary, cũng không làm sao. Ai cũng có thể cao giọng về bảo vệ môi sinh, nhưng không ai thực hiện điều đó một cách nghiêm túc.
Bài học từ vấn đề bùn đỏ Hungary:
Cạnh đó, báo chí Hungary cho rằng, trên bình diện thế giới, những chủ đề xa xôi như hiệu ứng nhà kính, hố ozon… luôn được nhấn mạnh và lưu ý, làm chìm đi rất nhiều nỗi lo thường nhật và thực tế hơn như ô nhiễm nước uống, ô nhiễm đất đai… Như thế, các trọng tâm trong vấn đề môi sinh đã bị đặt sai lầm. Nhũng gì quan trọng và “sát sườn” nhất với đời sống cư dân và môi trường đã không được nhắc đến và chú tâm ở mức độ thích hợp.
Trong tấn thảm kịch hiện tại, những vấn nạn của hai thập niên qua cũng được thể hiện trong một chừng mực nào đó. Nền công nghiệp chế biến bauxite – Alumin, niềm tự hào một thời của nước Hungary XHCN, nhưng đồng thời cũng là ngạch gây nguy hại trầm trọng đến môi trường, đã rơi rớt lại một cách vô ý thức sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Nhà nước và các cơ quan chức năng Hungary đã tỏ ra thiển cận và thiếu nghiêm túc trong vấn đề này: không hề có một bộ phận chuyên trách để tiến hành những cuộc kiểm tra thường xuyên và đi vào thực chất. Cạnh đó, yếu tố lợi nhuận bằng mọi giá và những lợi ích ngắn hạn đã chiến thắng tất cả: quan niệm chủ đạo nói trên của doanh nghiệp và nhà nước đã củng cố lẫn nhau và khiến hiểm họa càng được gia tăng.
Một bài học có thể rút ra: khi một tấn thảm kịch ở quy mô lớn xảy ra, những quy luật cũ lập tức bị thay đổi và giới chính khách có thể theo sát điều này hơn các doanh nghiệp. Cũng tương tự như ở vụ tràn dầu tại vịnh Mexico, thoạt tiên, các tập đoàn công nghiệp tỏ ra rất bình thản khi đối thoại với công luận và cái giá phải trả đối với họ rất đắt: không chỉ phải móc sâu vào túi để bồi thường mà họ còn phải đối mặt với cả hệ thống chính giới.
Tại Hungary, tất cả các chính khách đều công phẫn và lên án gay gắt thủ phạm giả định của sự cố vừa qua. Cũng nhân dịp này, mọi vấn nạn của vấn đề môi sinh mới được dưa ra mổ xẻ một cách rốt ráo và thực chất hơn. Báo chí Hungary cho rằng, sự đồng thuận của công luận và quyết tâm chính trị của chính giới trong vụ bùn đỏ là điều đáng mừng trong một thảm họa.
Chỉ còn lại điều cuối cùng, nhưng cũng là then chốt trong vấn đề này: nhà nước có khả năng thực hiện những gì họ muốn (nếu họ thực sự muốn), cũng như những gì họ nói hay không. Đó vẫn là là câu hỏi của tương lai…
Như vậy việc khai thách Bauxite ở Tây Nguyên do Trung Cộng đấu thầu với kỷ thuật khai thác không bảo đảm, lại còn dùng quỷ kế độc hại giết dần giết mòn dân tộc ta của quân xâm lược Đại Hán. Liệu rằng rồi đây những tỉnh ở miền Trung, Cao Nguyên và cư dân hạ nguồn sông Đồng Nai v.v… hằng ngày uống nước trộn với “bùn đỏ” của bauxite không? Và một ngày nào đó lâm vào thảm cảnh của dân Hungary ngày hôm nay?!?