Thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn gửi Đại Hội Giới Trẻ 2008
Trong thời gian gần đây có hai biến cố:
Một là, sự viên tịch của đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, sự ra đi của Ngài để lại bao nhiêu nuối tiếc không những cho người theo đạo Phật mà cả người ngoài đạo Phật, vì ngài suốt đới tận tụy cho nền đạo pháp chân chính và còn phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên định đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Cái chết của Ngài là một sự mất mát lớn lao vì trong lúc này dân tộc đang cần sự sống của NGÀI. Cũng như vài thập niên trước đây, cái chết của Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền cũng tương tự, ngài ra đi trong sự nuối tiếc của đạo hửu Thiên Chúa Giáo và đồng bào Việt Nam vì ngài không những là người con yêu qúy của Chúa mà còn là một công dân ưu tú của dân tộc luôn đứng bên lẽ phải của đồng bào chống lại bạo quyền CSVN.
Hai là, cách đây mấy tuần Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có ra một bức thư phổ biến trên hệ thống Internet, thoạt đầu nhiều người ngỡ rằng thư đó là do đảng Cộng Sản Việt Nam giả tung lên, nhưng cho đến nay thì đó là thư do Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết ra và phổ biến. Lá thư gây xáo trộn trong tín hữu và trong sinh hoạt cộng đồng trong và ngoài nước!….
Lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn (toàn văn ở dưới) viết cho ngày Đại Hội Giới Trẻ năm 2008 (World Youth Day 2008 – WYD) tổ chức tại Sydney, Úc Đại Lợi vào tháng 07/2008. Trong thư đoạn 2. viết: “2. WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung”.
Phần thứ 3. có đoạn: “……Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử nầy : người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá……..”
Như vậy, thì Hồng Y Phạm Minh Mẫn cho rằng cờ Vàng Ba Sọc Đó làm tắc nghẽn con đường hiệp thông, và đoạn 3. Hồng Y Phâm Minh Mẫn lòng vòng, nhập nhằng cho rằng cờ Vàng hay cờ Đỏ (của CSVN) cũng là cờ của (mẹ) Việt Nam cả…..Và khuyên tất cả thanh niên trên thế giới về dự Đại Hội Giới Trẻ 2008 không nên đem theo cờ Vàng vì sẽ là trở ngại to lớn trong sự hiệp thông.
– Thư của Hồng Ý Phạm Minh Mẫn gậy nhiều chống đối trong hàng giáo phẩm, linh mục người Việt Hải Ngoại, đặc biệt website http://www.tiengnoigiaodan.net/ lên án nặng nề Hồng y Phạm Minh Mẫn với rất nhiều bài viết liên tục phân giải và phản bác lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn.
Ở đây tôi xin nêu ra hai vấn đề trong lá thư này cùng với qúy vị bạn đọc:
1- Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ đầu tiên của tổ quốc Việt Nam có từ thời vua Thành Thái, sau này Việt Nam Cộng Hoà dùng lá cờ này để tiếp nối sự nghiệp tiền nhân đã dày công khai phá giang sơn từ Nam Quan đến mũi Cà Mâu, đồng thời lá Cờ Vàng ba Sọc Đỏ đã một thời là biểu tượng cho công cuộc chiến đấu bảo vệ tự do của quân dân miền Nam chống lại làn sóng xâm lăng độc tài Cộng sản. VẬY THÌ LÁ CỜ NÀY LÀM SAO TẮT NGHẼN HIỆP THÔNG ĐƯỢC MÀ CỜ ĐỎ SAO VÀNG CỦA BẠO QUYỀN CSVN MỚI LÀM TẮT NGHẼN HIỆP THÔNG. KHÔNG NHỮNG CỜ ĐỎ LÀM TẮT NGHẼN HIỆP THÔNG MÀ CÒN LÀM TẮT NGHẼN HƯỚNG ĐI CỦA TƯƠNG LAI CỦA DÂN TỘC!
2- “Mẹ Việt Nam lúc mặc áo vàng, lúc mặc áo đỏ….” Mẹ Việt Nam mặc áo vàng để chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc, từ hai Bà Trưng phất cờ Vàng đánh đuổi xâm lược Bắc Phương dành độc lập đến các thế hệ nối tiếp dương cờ Vàng và sẵn sàng chết dưới cờ để bảo vệ vẹn toàn quốc gia và Tự Do Dân Chủ. Còn mẹ Việt Nam bị “ép” mặc áo đỏ vì “Cờ Đò Sao Vàng” là “cờ máu”, là biểu tượng của một bộ phận Cộng sản Quốc Tế xâm lược…..chiếc áo Đỏ mà mẹ Việt Nam đang “bị mặc” (chứ không phải được mặc) là nỗi sợ hãi của dân tộc Việt Nam vì nó đồng nghĩa với trấn lột, độc tài, tàn bạo được du nhập từ Trung Cộng và Liên Sô….MẸ VIỆT NAM MẶC ÁO ĐỎ LÀ MẸ MÌN….
Xin qúy vị đọc hai bài sau đây trong https://vietquoc.org để tìm hiểu triết lý thấu đáo.
1) Hiện Tượng Hồng Y Phạm Minh Mẫn của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ
2) Đừng Để Sự Ác Chiền Thắng Các Con của Linh Mục Đinh Xuân Minh tại Đức
Hoàng Việt
Lá Thư Hồng Y Phạm Minh Mẫn:
Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 4, năm 2008
Kính gởi Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Mục vụ Giới Trẻ,
Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Giáo lý Đức tin,
Đức Cha Giuse, Giám mục Lạng Sơn
Thưa quý Đức Cha,
1. Đức Hồng Y G.Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008. Thấy không từ chối được, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài. Sau khi suy nghĩ mình phải làm gì đem lại lợi ích thiêng liêng cho các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ về một chỗ để cùng gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, để làm chứng cho niềm tin của mình, tôi muốn chia sẻ vài ý nghĩ với quý Đức Cha sẽ có mặt trong WYD. Mục đích là cùng nhau giúp cho các bạn trẻ, – là sức sống của Giáo Hội, của đất nước -, khai thông con đường hiệp thông với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông với nhau là con một Cha, là anh em một nhà. Một sự hiệp thông phong phú hoá, tăng lực cho sức sống trẻ của các bạn.
2. WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.
3. Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia… Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử nầy : người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức. (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ; Lá lành đùm lá rách…)
4. Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng; (2) một chủ nghĩa trần thế , dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.
5. Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Và đời sống hiệp thông của Giáo Hội chỉ có thể được xây đắp trên nền tảng một niềm tin, tin rằng Thiên Chúa là Cha trên trời giàu lòng từ bi bao dung, tin rằng mọi người là con một Cha, là anh em một nhà, tin rằng tình huynh đệ giữa đồng bào còn có thể phát huy trên cơ sở một sắc tộc và một nền văn hoá dân tộc.
6. Tôi thành tâm khẩn cầu cho quý Đức Cha, cho mọi người trong ban tổ chức WDY, cho các bạn trẻ VN quy tụ trong WDY nầy, cho người người lãnh nhận tràn đầy Thánh Thần là nguồn lực tình yêu, là sức mạnh đổi mới Giáo Hội cũng như xã hội. là ánh sáng soi lòng mở trí cho mọi người biết dùng cơ hội quy tụ nầy như con đường bồi đắp cho tình hiệp thông hiếu thảo với Chúa, cho tình hiệp thông huynh đệ với nhau, cho tinh thần hiệp thông liên đới huynh đệ tương thân tương trợ trong Giáo Hội Công Giáo tại VN cũng như trên thế giới toàn cầu hoá hôm nay. Ước mong mọi người cũng nhận được sự bình an của Chúa Kitô, và niềm vui của cuộc gặp gỡ giữa anh em một nhà.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục