Thơ 30 tháng 4 Đen của Vĩnh Nhất Tâm
Tưởng niệm 35 năm mất nước thi sĩ Vĩnh Nhất Tâm bày tỏ tâm sự của mình trong những ngày tháng Tư đen qua những vần thơ ….
35 NĂM MẤT ĐẤT
Vĩnh Nhất-Tâm
MÀU VONG QUỐC
Màu Vong Quốc vẫn trùm lên nước Việt
Dải biên thùy: Bản Giốc, ải Nam Quan.
Nay Hoàng Trường thuộc hải phận Nam bang
Ðã vùi dập theo “công hàm bán nước”
Con dân Việt kẻ theo sau tiếp trước
Giữ cơ đồ là bổn phận thiêng liêng
Không làm ngơ lúc tình thế đảo điên
Do phỉ cộng rước voi dày đất tổ.
Những Người Trẻ đang ngậm hờn khốn khổ
Trong ngục tù đòi hơi thở tự do
Cho toàn dân quyền sống với cơm no,
Ðã mất mấy mươi năm trời chịu đựng.
Bọn man rợ thứ hung đồ bất xứng
Phản giống nòi: tội bán nước, buôn dân
Không thể nào để chịu những hàm oan
Hãy chung sức trong ngoài lo cứu quốc.
26.01.08 (Thi tập: Cõi Lòng)
NAM QUAN
Ôi thương thay mảnh cơ đồ
Chỉ còn danh nghĩa, đất hờ ấy thôi.
Nam Quan nay đã mất rồi
Chúng đem dâng hiến để “ngồi” cho yên
Nước Nam từ thuở khai thiên
Chưa bao giờ đến ngả nghiêng thế này
Con dân chịu cảnh đọa đày
Một bầy lang sói ra oai trị vì.
Vĩnh Nhất-Tâm (2000)
HÁN TẶC
Hán tặc tràn sang trên đất Việt,
Chủ quyền lơ lững nước về đâu?
Nghiệp xưa, ai làm mờ danh tiết?
Phải lũ hung đồ đi rước Mao?
“Thống nhất” giang sơn, nay đã rõ,
Hồ, Đồng; Chính, Giáp: bán non sông
Giết bao thế hệ tô cờ đỏ,
Phản bội tiền nhân, hại giống dòng.
Sử Việt ngàn thu lưu sử sách;
Trưng..,Ngô, Lê; Lý, Nguyễn; Lê, Trần
Đuổi quân xâm lược tan hồn phách,
Giữ vững cơ đồ, một cõi Nam.
Việt Cộng: rước voi giày mả tổ,
Tức thù truyền kiếp của xưa nay..
Qủa là một lũ làm tôi tớ!
Trơ mặt, cúi đầu nhục chửa hay!
Dân Việt trong ngoài không quên lãng,
Bao nhiêu công khó dựng cơ đồ.
(Tiền nhân, từng lớp phơi xương trắng
Dân Việt ngàn năm đổ máu đào).
Cửa ải nước Nam nay đã mất,
Côn đồ phỉ cộng đã đem dâng.
Còn trân mắt thịt nhìn lơ láo,
Thái thú đầy trong Bắc phủ đình.
Vĩnh Nhất-Tâm 5.3..2010
VIỆT TỘC VÙNG LÊN
Nước Nam lừng lẫy thời hưng quốc
Dấu ấn ngàn năm đuổi Bắc phương
Uy dũng oai phong lưu sách sử
Lằn ranh Việt, Hán! Nhớ Trưng Vương.
Dẹp yên phương Bắc, nhưng chưa dứt
Nghiệp lớn còn đang…đâu đã xong!
Ðại-đế Quang Trung vì sớm thác…
Ngậm ngùi non nước lại tang thương .
Trời Nam, sau đó màu dâu bể,
Nguyễn Ánh thừa cơ rước Pháp về
Non nước thêm lần nhơ quốc thể
Trăm năm giặc Pháp hại thảm thê.
Chẳng may, vận nước còn tăm tối
Gặp kẻ gian hùng hại núi sông
Mang kẻ thù chung về phản bội
Nằm hang Pác-pó hại giang sơn.
Bốn Lăm (1945), thủa ấy muôn dân đợi
Non nước cờ thiêng giống Lạc Hồng
Từ Bắc chí Nam bay phất phới
Ai ngờ bến hải một dòng sông…
Chia đôi đất Mẹ. Làm tôi tớ…
Quốc Hận Năm Tư (1954) đâu dễ quên.
Hồ tặc rước voi dày đất tổ;
Tàu, Nga. Chủ thuyết Mác, Lê-nin.
Bảy Lăm Quốc Hận (1975) loang màu máu
Lịch sử quay cuồng, xương trắng phơi
Tù ngục mọc đầy ai chịu thấu
Oan hồn rên xiết khắp trùng khơi.
Nước Nam hoang phế, thành trơ trụi
Một đám hung đồ đâu hiểu chi?
Hán Cộng sai đâu nghe tới đấy,
Làm sao mệnh nước chẳng suy vi.
Bao giờ Việt-tộc vươn lên nhỉ!
Chẳng lẽ ngồi xem Bắc thuộc sao?
Hán Cộng bây giờ ghê tởm lắm!
Tần… xưa, nay lại tái sanh Mao.
Vĩnh Nhất-Tâm30-4-2000 (Thi tập Cõi Lòng)
TỘI PHẢN QUỐC
Hai mươi năm lẻ *1 đánh thuê,
Nhân danh chủ nghĩa: “Mác Lê đại đồng”.
Các ngươi *2 đi bán non sông,
Hô hào chống Pháp cướp công: Cao Trào *3.
Đi làm đầy tớ cho Mao,
Kẻ thù truyền kiếp, khác nào Hán xưa.
Hồ, tên phản quốc có thừa,
Đồng tình một lũ toàn là bọ hung *4.
Phản cha ông, chẳng ngại ngùng,
Sau ngày cắt đất *5, sai Đồng *6 đem dâng.
Hoàng Trường Sa của nước Nam,
Công hàm bán nước *7, rõ ràng chẳng sai.
Nhớ ngàn năm sử đã ghi:
Trưng Vương Nhị Vị… đến thời Ngô Vương.
Nam bang lừng lẫy một phương,
Ngọn cờ độc lập, con đường *8 quốc gia.
Trải bao triều đại Nước Nhà,
Trưng, Ngô; Lê, Lý; Trần, Lê; Nguyễn triều *9
Trước sau cùng đuổi Hán triều,
Giang sơn Đại Việt riêng bầu trời Nam.
Bây giờ Bắc bộ Việt gian,
Khác nào thái thú, tay chân của Tàu.
Đồng bào ơi, hãy cùng nhau,
Nhìn chung một điểm: nỗi đau vĩnh trường.
Nếu không phân rõ phong cương *10,
Tính từng tấc đất Viêm phương *11 bao đời.
Đến khi Tàu đạt chữ “thời” *12,
Về sau con cháu từng đời chung thân?
Vĩnh Nhất-Tâm 16.1.2010
*1- 1954-1975
*2- Chỉ Hồ, Đồng, Chinh, Giáp…
*3- Những cao trào chống Pháp từ năm 1865 đến 1945.
*4- Chỉ loại bọ cánh cứng, sống ở rừng ẩm, thân tròn và đen, có mùi hôi, thúi thường chui rúc dưới đất, hoặc nơi có phân, tro.
*5- Chỉ ngày cắt đất nước ra làm hai mảnh (20.07.1954)
*6- Chỉ PhạmVăn Đồng. Độc giả muốn hiểu thêm về tên tuổi của Phạm Văn Đồng là ai, thì vào nghe: lời tâm tình và kêu gọi của cựu Đại tá Cộng Sản Đào Văn Nghệ đối với đảng viên Cộng Sản VN đứng lên lật đổ chế độ CS.
*7- Theo đài: BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.”
*8- Chủ quyền quốc gia
*9- Hai Bà Trưng mở đầu kỷ nguyên đánh đuổi Hán tức là Đông Hán, lập nên Nhà Trưng; Ngô Quyền thủy táng trăm ngàn quân Nam Hán, chưa lập nên Nhà Ngô, thì Ngài đã qua đời; và không quên công nghiệp thống nhất giang sơn về một mối của Vạn Thắng Vương tức là Đinh Bộ Lĩnh và lập nên nhà Đinh; Lê Hoàn lên ngôi tức là Lê Đại hành, mở kỷ nguyên phá Tống, bình Chiêm, và lập nên Nhà Tiền Lê; Lý Công Uẩn tiếp nối Nhà Tiền Lê, lập nên Nhà Hậu Lý và từ Hoa Lư dời đô về Thăng Long. Tiếp tục cuộc hưng quốc trong việc phá Tống, bình Chiêm của Tể phụ Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân Đại Việt vào thời Nhà Trần, đã ba lần Ngài đánh bạt quân Mông Cổ ra khỏi đất nước (xin xem bài thơ: Trận Thư Hùng kèm theo) ; Lê Lợi và Mưu thần Nguyễn Trãi, mười năm kháng chiến đánh đuổi giặc Minh, lấy lại nước, sử gọi là thời Minh thuộc, và lập nên Nhà Hậu Lê; Nguyễn Huệ (Nguyễn triều: chỉ triều đại Nguyễn Tây Sơn, sau khi toàn thắng gần ba trăm ngàn quân Mãn Thanh) trước khi lên đường ra Bắc để đánh đuổi gần ba trăm ngàn quân xâm lăng của Mãn Thanh trong vòng bảy ngày, Ngài tự lên ngôi là Hoàng Đế Quang Trung.
Chúng tôi xin đôi dòng tóm tắt về sự nghiệp của Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ như sau:
Khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi chúa Nguyễn, và đã đến lúc thời vận chúa bắt đầu vào giai đoạn suy vi, và cộng thêm tên quyền thần Trương Phúc Loan, đã làm những điều bại hoại, dân chúng không chịu nổi nếu không muốn nói là ngóc đầu lên không nổi với tên quyền thần Trương Phúc Loan này. Vì sự tham ô bạo ngược không sao kể xiết được. Cũng chính trong thời điểm này nhờ vận mệnh đất nước lại sinh ra một ngôi sao sáng tức là anh hùng Nguyễn Huệ (cùng người anh là Nguyễn Nhạc, và người em Nguyễn Lữ). Trong một thời gian ngắn sau đó, Ngài trở thành một Hoàng Đế, phải nói là một vị Hoàng Đế tài ba lỗi lạc, và cũng là một thiên tài quân sự về mặt thần tốc, bước vào sự nghiệp thật to tát: “Binh Nam Chỉnh Bắc”. Công cuộc Bình Nam Chỉnh Bắc của Ngài phát xuất từ tiền đề: Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài non hai thế kỷ (1600- 1765, tính từ Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm vào trấn mặt Nam cho đến khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời).
Lúc bấy giờ Mãn Thanh đang trên đà đánh chiếm Tàu tức vào thời nhà Minh. Khi Mãn Thanh chiếm được nước Tàu thì phương Nam, sự phân tranh của Nguyễn Trịnh chưa chấm dứt. Vua Càn Long vừa là một vị vua giỏi của Mãn Thanh, đã đủ thế lực sau một thời gian khá dài khi chiếm được nước Tàu, và đã yên bề một đế quốc, thì gặp lúc Lê Chiêu Thống sang cầu cứu quân Mãn Thanh về chuyện đánh Nguyện Huệ. Nguyên nhân không cần suy diễn cũng biết vua Lê Chiêu Thống chỉ nghĩ đến ngôi báu của nhà Lê, và cho chính bản thân mình, hơn là sự nguy hại đối với tiền đồ đất nước và chủ quyền của dân tộc. Như mọi người, ai từng nghĩ đến sự sống còn của dân tộc cũng đều thấy rõ như ban ngày. Là nước Tàu đã trải qua bao nhiêu triều đại, đều nhắm về phương Nam tức là nước Đại Việt ta để hòng xâm lăng và thống trị, bằng mọi cách, và dưới mọi hình thức, mà lịch sư đã minh chứng một cách rõ ràng.
(Đặc biệt chú thích này, chúng tôi xin mạn phép dành riêng cho các bạn Trẻ trong và ngoài nước).
*10- Chỉ bờ cõi.
*11- Chỉ nòi giống ta từ thời tiền Việt tức vua Viên Đế mở nước.
*12- Chũ thời ý tác giả muốn nói rõ là khi đến thời điểm chín mùi chúng trở bàn tay, thì khác nào Tây Tạng trong bối cảnh ngày nay.