Tên, tuổi, họ của đồng chí Chu Tử Kỳ

Lão đồng chí Chu Tử Kỳ

Lê Thành Nhân
lethanhnhan@vietquoc.org

Đồng chí Chu Tử Kỳ tên thật là Ngô Quốc Tượng, sinh ra tại tỉnh Sơn Tây miền Bắc Việt Nam, Ở đó có núi Ba Vì. Những địa danh mà nhà thơ tiền chiến nổi danh Quang Dũng đã mô tả trong bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây” với những vần thơ đậm tình quê hương thoáng nét lãng mạn.
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
……………………
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây….
Trong mấy ngày nay, có những người bạn thân của lão đồng chí Chu Tử Kỳ, anh Lý Đại Nguyên và một số lão đồng chí đều thắc mắc rằng “anh Kỳ hơn tôi vài tuổi” thì năm nay tôi 88 thì “anh Chu Tử Kỳ” 90 chứ 91 là cùng, chứ sao đến 97 tuổi?
Để làm sáng tỏ vấn đề tên, tuổi của một chiến sĩ cách mạng, một nhà yêu nước, một lãnh đạo kiệt xuất VNQDĐ, suốt đời tận tụy với lý tưởng Dân Tộc Độc Lập – Dân Quyền Tự Do- Dân Sinh Hạnh Phúc, chúng tôi xin làm rõ về tên tuổi của một vị lãnh đạo VNQDĐ, dù người đã khuất bóng. Người chết, nhưng tiếng vẫn còn.

Đúng như lời của Bình luận gia Lý Đại Nguyên nói về tuổi lão đồng chí Chu Tử Kỳ, tuổi thật không sai là 92. Nhưng trong cáo php1 đề 97 là có nguyên nhân của nó. Trước khi đi vào noi rõ tên, tuổi của lão đồng chí Chu Tử Kỳ, tôi cần trở lại một vài sự liên hệ của đồng chí Chu Tử Kỳ với lịch sử của VNQDĐ thời 1945-1946. Tôi xin trích trích đoạn trong cuốn “Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại – VNQDĐ” của tác giả Việt Dân Hoàng Văn Đào, khi nói đến “Đệ Tam Chiến Khu của VNQDĐ” có đoạn nói về Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây VNQDĐ, nơi đồng chí Chu Tử Kỳ sống và chiến đấu thời thanh niên:

Trích:  Đã làm chủ được tình thế tỉnh Sơn Tây, CS ra lệnh bắt Tỉnh đoàn trưởng Thanh niên là Chính Lạc Sơn và Nguyễn Văn Phác (1) đem chôn sống.

Được ít ngày Cộng Sản đem quân đến đánh liên tiếp hàng tháng. Sợ bị bao vây chặt chẽ, Phùng Đặng Đống [lúc đo là lãnh đạo Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây] cùng các đồng chí VNQDĐ lại rút lui vào Hòa Lạc thuộc khu Xuân Mai giáp chân núi Bà (Hòa Bình) và núi Ba Vì (Sơn Tây), cách con sông Bồ, lập “Chiến Khu Thủ Hiểm”. Nhưng gặp phải thủy thổ lại quá độc, các đồng chí bị ốm, bị chết nhiều, thuốc men cũng như lương thực đều thiếu thốn lâm vào cô thế.

Trước hoàn cảnh bất lợi ấy, Khuất Duy Tiến (2) kéo đại đội binh mã CS đến tấn công liên tiếp. Nguyễn Khắc Trạch (3) [con trai cụ Xứ Nhu] bị tử trận, Phùng Đặng Đống (4) bị bắt trên giường bệnh: nhưng nhất định không chịu nhục; họ Phùng đã cắn lưỡi quyên sinh. Đỗ Văn Chính bị CS đón bắt thủ tiêu ngay trên đường xuyên rừng trở về Hà Nội. Một số bị công an CS bắt đi giam rồi thủ tiêu lần; nhưng một số lớn trốn thoát chạy đến hợp tác với các đồng chí ở chiến khu Việt Trì, Vĩnh Yên.  Hết trích

Phùng Đặng Đống trong đoạn sử nói trên tức cậu ruột của lão đồng chí Chu Tử Kỳ. Sau khi bộ tham mưu tỉnh Sơn Tây VNQDĐ  bị bắt thì đồng chí Ngô Quốc Tượng lúc đó mới 19 tuổi (vào đảng lúc 17 tuổi) lên lãnh đạo Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây của VNQDĐ.

Đảng Bộ VNQDĐ tỉnh Sơn Tây nhanh chóng phục hoạt, Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây VNQDĐ một tay đánh Pháp giành độc lập, một tay đánh Việt Minh Cộng Sản, lại thành lập đoàn kịch “Xứ Đoài” để tuyên truyền chống lý thuyết Cộng Sản.  Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây VNQDĐ đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho Pháp và Việt Minh Cộng Sản, do đó đồng chí Ngô Quốc Tượng bị vào sổ đen phong thần của Pháp lẫn Việt Cộng. Buộc đồng chí Ngô Quốc Tượng phải thay đổi họ tên, thay đổi ngày sinh, thay đổi tên cha mẹ, thay đổi nguyên quán để nếu lỡ bị sa vào tay giặc Pháp hoặc Việt Cộng thì vẫn còn đường sống chứ không bị tử hình như chúng đã hăm dọa “tử hình Ngô Quốc Tượng”.

Từ đó Ngô Quốc Tượng xem như đã chết, làm giấy khai sinh giả, sinh năm 1920 dưới tên Chu Giả (Giả có dấu hỏi chứ không phải Gia), bí danh Chu Tử Kỳ. Trong giấy khai sinh Chu Giả, đồng chí Chu Tử Kỳ đã khai sụt 5 tuổi. 

Sau năm 1954,  khi vào Nam, đồng chí Chu Tử Kỳ dùng giấy thông hành đã khai giả đó để sống, làm việc và hoạt động. Trên giấy tờ hợp lệ tại Việt Nam từ 1954-1975, sau năm 1975, và giấy thông hành qua định cư tại Mỹ là tên Chu Giả sinh năm 1920 (nhưng khi qua Mỹ, tên không có dấu, nên tên trong giấy Identification thành Chu Gia).

Ảnh chụp tháng 12/2015 ngoài tư gia đ/c Chu Tử Kỳ ở San Diego, Cali Từ trái sang phải: Cố Đồng chí Thanh Sơn, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên – Cố đồng chí Chu Tử Kỳ và Lão đồng chí Nguyễn Thị Lễ (chị Thúy)

Sở dĩ tôi biết rõ chuyện này là do một hôm đồng chí Chu Tử Kỳ nhờ tôi mua vé máy bay đi Seattle, Washington, tôi hỏi tên thì đồng chí đưa thẻ căn cước tên là Chu Gia, sinh năm 1920. Sau đó tôi tò mò hỏi thêm thì đồng chí Chu Tử Kỳ kể lại tường tận và còn nói rằng “tôi kể để chú biết làm chứng khi nào nói lại cho anh em về sau”.

– Trong chuyện kể của lão đồng chí Chu Tử Kỳ, có đôi khi tôi đùa rằng “sao anh không khai sụt tuổi cho trẻ mà khai lớn hơn?”

– Lão đ/c trả lời rằng “lúc đó chiến đấu, ăn uống cực khổ, nghủ ngê không đủ thì mình già đi hơn cả chục tuổi, anh khai mới già hơn năm tuổi thì đã trẻ lắm rồi, chú còn đòi gì nữa”

Trong cuộc đời hoạt động của các lão đồng chí VNQDĐ từ 1930-1975 có nhiều ẩn khúc, vì nhiều lý do khác nhau và mỗi một lý do đều do sự đấu tranh bảo mật của Đảng.  Như cố đồng chí Lê Hưng tên thật là Lê Văn Tư mà không ai biết, đến tháng 11/11/2002 khi đồng chí qua đời tôi vào nhà thương nhận xác, hỏi xác ông Lê Hưng thì nhân viên bệnh viện trả lời không có xác nào là Lê Hưng cả. Tôi chới với phải mất cả ngày, mới truy ra là đ/c Lê Hưng tên thật là Lê Văn Tư sau đó mới nhận xác được.

Đúng như đồng chí Chu Tử Kỳ dự đoán, khi đồng chí nằm xuống thì sẽ có người thắc mắc tên, tuổi… Vậy xin nói rõ một lần để quý đồng chí VNQDĐ, thân hữu, bạn bè xa gần khỏi thắc mắc tại sao gia đình, cáo phó và phân ưu của VNQDĐ lại sinh năm 1920 và năm nay 97 tuổi. Lý do là là vì lấy theo tên, tuổi trong giấy tờ hiện đang có tại Hoa Kỳ.

Lê Thành Nhân

Ngày 27 tháng 05, 2017

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt