Tay Tạng (Tabet) bị Trung Cộng đàn áp đãm máu
Ngày thứ Sáu, 14 tháng 03 vừa qua, nhân dân Tây Tạng (Tabet) đã xuống đường và bị Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) đàn áp đẫm máu, nhận thấy cuộc đấu tranh dành độc lập của Tây Tạng là cuộc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ chống lại sự cai trị độc tài của Trung Cộng xâm lược.Trang nhà www.vietquoc.org xin chân gửi đến qúy vị những diễn biến liên quan đến Trung Cộng đàn áp nhân dân Tây Tạng để lấy kinh nghiệm đấu tranh tự do dân chủ tại Việt Nam.
Tây Tạng (Tabet)
Diện tích 2.540.000 km2.
Thủ đô Lhassa.
Kinh tế tập trung vào chăn nuôi cừu, dê và yack, trồng ngũ cốc, khai thác gỗ. Ngoài ra du lịch đang phát triển để trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Tây Tạng.
Theo thống kê của Trung Quốc, Tây Tạng có 5.240.000 người. Nhưng chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala (Ấn Độ) ước lượng khoảng 6.000.000. Thêm vào đó, có khoảng 150.000 người đang lánh nạn tại Ấn Độ.
Theo tin tức từ chính phủ lưu vong Tây Tạng, hơn 1.200.000 người Tây Tạng đã tử thương trực tiếp hay gián tiếp do cuộc xâm lăng của Trung Cộng từ năm 1949 tới năm 1979.
Tiếng nói của dân bản xứ là tibéto–birmane.
Phần đông dân theo đạo Phật hệ phái Vajrayâna.
Trang sử đẫm máu của dân tộc Tây Tạng
– Ngày 13/03/1950, 80.000 quân của Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng. Chế độ Bắc Kinh muốn dứt điểm chính thể Tây Tạng mà Trung Cộng xem là phong kiến và lạc hậu.
Miền đất này thật ra là một vùng chiếu lược, vùng trái độn giữa hai quốc gia khổng lồ thù hằn nhau từ lâu: Ấn Độ và Trung Cộng.
Vào năm 1951, Tây Tạng ký phục tòng Trung Cộng. Nhưng sự “giải phóng” dân tộc Tây Tạng tỏ ra ngay là một áp chế, và từ năm 1956 các cuộc nổi dậy đầu tiên chống Trung Cộng bùng nổ. Vào tháng 03/1959, tại thủ đô Lhassa, quân đội Trung Cộng đàn áp các cuộc nổi loạn. Ngày 17/03, Đức Đạt Lai Lat Ma lánh nạn qua Ấn Độ.
– Từ năm 1966 tới năm 1976, trong cuộc cách mạng văn hóa Trung Cộng, đã có những cuộc đàn áp tôn giáo tại Tây Tạng. Theo báo cáo của chính phủ lưu vong Tây Tạng, khoảng hơn một triệu rưỡi dân Tây Tạng đã chết (chiếm chừng 1/6 số dân Tây Tạng).
Truớc năm 1949, Tây Tạng có tới 6000 thiền viện và dinh thự lịch sử, đến năm 1979 chỉ còn lại 13 cái chưa bị tàn phá.
Đức Đạt Lai Lạt Ma – Vài nét về sự đầu thai của Bụt Đà Avalokitesvara:
Ngài sinh ngày 06/07/1935 và được đặt tên là Lhano Dhondrub trong một gia đình nông dân tại làng Takster về phía bắc của Tây Tạng.
Khi hai tuổi, theo truyền thống Tây Tạng, ngài được công nhận như đầu thai của tiền nhiệm thứ 13 Đạt Lai Lạt Ma và từ sự kiện ấy là đầu thai của Avalokitesvara, Bụt Đà của lân tuất và chiếm vị thứ 14 của giòng Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso, là quốc trưởng và lãnh tụ tinh thần của dân Tây Tạng.
Tất cả Đạt Lai Lạt Ma là những xuất hiện của Bodhisattva (Bụt Đà) lân tuất chọn đầu thai để cứu sinh độ thế dân tộc. Nhân danh Đạt Lai Lạt Ma, ngài Lhamo Dhondrub đã được đặt tên là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso (tức là Thánh Chúa – Lân Tuất, Người bảo vệ đức tin, Đại Dương khôn ngoan).
Người Tây Tạng thường thường trông vào sự thánh thiện của ngài với danh hiệu Yeshe Norbu, hay là Kundun
Cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho dân tộc ngài.
– Ngày 17/11/1950, sau khi 80.000 quân Trung Cộng xấm chiếm lãnh thổ, Ngài được trao toàn quyền chính trị để điều khiển quốc gia.
– Vào năm 1954, ngài tới Bắc Kinh thương thuyết với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Vào năm 1956, khi còn ở Ấn Độ, Ngài cũng có lên tiếng với Thủ tướng Nehru về tình trạng nhân quyền tệ hại tại Tây Tạng. Tuy nhiên, tất cả các cố gắng của Ngài để tìm giải pháp ôn hòa cho tranh chấp giữa Tây Tạng – Trung Cộng đều thất bại.
– Các biến cố sau đó đã đưa con số tị nạn của dân Tây Tạng tăng lên đến 120.000 người. Từ năm 1960, Ngài cư trú tại Dharamsala – Ấn Độ, còn được gọi là “Little Lhassa” vì đây được xem là thủ phủ của chính phủ lưu vong Tây Tạng.
– Vào những năm đầu tiên lưu vong, Ngài đã kêu gọi Liên Hiệp quốc về vấn đề Tây Tạng. Kết quả là Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc đã biểu quyết ba nghị quyết vào năm 1959, 1961 và 1965 đòi Trung Cộng tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của dân tộc này. Vào năm 1963, Ngài ban hành Hiến Pháp Dân Chủ dựa trên các nguyên tắc nhà Phật và tuyên ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp quốc như một kiểu mẫu cho một Tây Tạng tự do, một chính thể dân chủ với các phương thức dân chủ cho chính phủ lưu vong.
– Vào năm 1987 ở Hoa Thịnh Đốn, Ngài đề nghị với Đại Hội Nhân Quyền một đề án gồm 5 điểm liên quan tới quy chế cho một Tây Tạng tương lai. Kêu gọi phải xem Tây Tạng là vùng hòa bình, Trung Hoa phải chấm dứt di dân sang Tây Tạng, tái lập các quyền con Người căn bản và các quyền tự do dân chủ, đòi Trung Cộng hủy bỏ việc dùng Tây Tạng để chế khí giới nguyên tử và thải các chất phóng xạ, đòi Trung Cộng phải thương thuyết nghiêm chỉnh về tương lai của Tây Tạng.
– Khởi sự từ năm 1967, Ngài đã đi đến 46 quốc gia để vận động cho xứ sở của Ngài trong đó có Lithuanie (1991), Vatican (1973, 1980, 1982,1986, 1988, 1990) để gặp GH Jean–Paul VI (1973) và Jean–Paul II, Anh quốc (1981)…
Sự đón nhận của thế giới và các giải thưởng
– Năm 1973, một trường Đại học và tổ chức đã trao cho Ngài giải thưởng Hòa Bình và bằng cấp tiến–sĩ danh dự để tỏ lòng biết ơn đối với ngài về các tác phẩm triết lý nhà Phật và tư cách của ngài trong tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp quốc tế, kết luận Nhân quyền và các vấn đề môi trường.
– Năm 1989, Ngài được trao giải Nobel Hòa Bình. Ngày 10/12/1989 Ngài được ghi trong danh sách nhân danh những người bị áp bức.
Nợ nước chưa xong…
Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyasto, vị Phật đầu thai thứ XIV, thích nhắc nhở “Tôi là một kẻ tu hành”. Năm nay Ngài đã 73 tuổi, cuộc chiến đấu không ngưng nghỉ, bất bạo động của Ngài vẫn không được Bắc Kinh lắng nghe nhưng Ngài vẫn tiếp tục kiên nhẫn tiếp tục thương thuyết một quy chế đặc biệt cho quê hương ngài trong ý thức về cuộc chiến đấu cho hòa bình còn dài lâu và đầy khó khăn. Quê hương ngài có thể chấp nhận sự hiện diện của Trung Cộng, nhưng quy chế ấy phải cho phép dân tộc ngài có quyền tự do thờ phượng và tín ngưỡng, một đòi hỏi cho nước Phật.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng mong rằng các quốc gia dân chủ ủng hộ Tây Tạng bằng cách không ngừng nhắc nhở về tình trạng người Tây Tạng bị đàn áp và vi phạm nhân quyền một cách thê thảm hiện nay.
Sức mạnh kinh tế của Trung Cộng trong bàn cờ ngoại giao quốc tế
– Năm 1991, khi chính quyền cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu cáo chung thì Trung Cộng vẫn chưa có một vị trí kinh tế có thể làm áp lực ngoại giao. Trong thời điểm này, Ngài luôn được các nước Tây Âu đón tiếp như một quốc trưởng. Sự kiện ấy nay đã thay đổi khá nhiều. Với sự lớn mạnh về giao thương kinh tế, Trung Cộng đã tạo áp lực yêu cầu các chính phủ không được đón tiếp Đức Lạt Lai Lạt Ma trong tư thế một quốc trưởng. Chính nghĩa của cuộc chiến đấu cho công bằng và lẽ phải của Ngài đãi bị các nước đặt thấp hơn quyền lợi kinh tế của họ.
Nhà ngoại giao Zhang Qiyue của Trung Cộng đã đập bàn nói:
“Các ngài nói rằng ông ấy tới đây để nói chuyện tôn giáo và Phật học, nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy luôn muốn tách rời Tây Tạng, một phần lãnh thổ của Trung Cộng từ nhiều năm qua. Chính phủ và sự vẹn toàn lãnh thổ của xứ sở Trung Cộng rất quan trọng, đó là trái tim của nhân dân Trung Hoa. Vì lý do ấy, chúng tôi chống các lý lẽ và các hành vi phân ly”.
– Một số quốc gia đã làm vừa lòng Trung Cộng sau những lời phản đối này. Nga từ chối cấp chiếu khán hai lần. Thủ tướng John Howard và trưởng khối đối lập Kelvin Rudd không tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bỉ yêu cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ cuộc viếng thăm Bruxelles đã được hoạch định từ lâu. Nam Hàn từ chối cấp chiếu khán vào dịp tổ chức trao giải thưởng Nobel Hòa Bình. Thụy Sĩ tiếp Đức Lạt Lai Lạt Ma ở tư thế một lãnh đạo tinh thần tại một nơi ngoài trụ sở chính phủ và Thủ Tướng dưới danh hiệu bộ trưởng kinh tế.
– Tuy nhiên, Anglela Merkel đã công khai chống lại những áp lực của Trung Cộng. Trong dịp thămTrung Cộng, bà đã lên án áp lực của chính phủ Trung Cộng và nói thẳng với TT Wen Jiabao trong một dịp họp báo rằng “Nhân Quyền” là một vấn đề quan trọng trong mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Đức. “Đó là một vấn đề quan trọng của đối thoại”. Bà sẽ tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách một quốc trưởng ở trụ sở Thủ Tướng.
Bên cạnh đó, chủ tịch Quốc hội Âu Châu, ông Hans–Gert Pottering đã yêu cầu chính phủ Bỉ giải thích về việc hủy bỏ cuộc viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Quốc Hội Ý yêu cầu công nhận chính phủ lưu vong Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngoài ra còn nhiều hoạt động của các hội đoàn thể thao phản đối và biểu tình tại Pháp.
(Tổng hợp từ các nguồn trên mạng-chủ yếu của nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Khải)