Tàu Cộng yêu cầu Nhật Bản “đứng ngoài” Biển Đông
Tàu Cộng hù dọa hay lo ngại sức mạnh của Hải quân Nhật ? Theo Kyodo, một tướng lãnh hải quân Tàu Cộng yêu cầu Tokyo đứng ngoài vòng tranh chấp tại Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là biển Nam Hải.
Nhân khóa họp của cơ quan tham vấn Chính Hiệp của Tàu Cộng, Phó Đô đốc Doãn Trác (Yin Zhuo) kêu gọi Nhật Bản phải giảm bớt tham vọng hải quân và chấm dứt công kích các hoạt động thăm dò dầu khí của Tàu Cộng ở vùng biển quốc tế.
Theo Kyodo, cụ thể, tướng Doãn Trác tuyên bố Nhật Bản “không nên can thiệp quá xa, điển hình là gây xáo trộn tại biển Nam Hải”.
Chưa hết, viên tướng có chủ trương thiết lập một căn cứ hải quân của Tàu Cộng tại Somalia, còn cảnh báo Nhật Bản “chấm dứt thái độ thiếu trách nhiệm” khi lên án Tàu Cộng lấn chiếm biển Đông Nam Á.
Doãn Trác cũng lên án Hoa Kỳ gây ra cuộc “chạy đua vũ trang” với các hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn tại châu Á Thái Bình dương.
Doãn Trác từng theo học tại đại học Paris, đảng viên đảng Cộng sản, thành viên cơ quan tham vấn Chính Hiệp mà giới quan sát Tây phương gọi là “thượng viện” của Tàu Cộng, với nhiệm vụ “tin học hóa” Hải quân Tàu Cộng.
Tướng Doãn Trác đưa ra những lời tuyên bố bực tức trên đây sau khi Nhật Bản tuyên bố ý định cho không quân trang bị máy bay mới P-1 tuần tra từ Hoa Đông xuống tận Biển Đông. Ngay sau đó, ngày 29/01, tư lệnh Đệ thất hạm đội Mỹ, đô đốc Robert Thomas hoan nghênh sáng kiến của Tokyo mà ông cho rằng sẽ được “các nước bạn trong khu vực tin cậy như một tác nhân bảo đảm ổn định trước sức mạnh vượt trội của Hải quân và đoàn tàu đánh cá của Tàu Cộng”.
Việt Nam, qua phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, kêu gọi Tàu Cộng tôn trọng chủ quyền Việt nam, chấm dứt hành động xây dựng trên một số đảo thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam, trong lời tuyên bố hôm thứ Năm, 05/03.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Tàu Cộng đang xây phi trường quân sự có thể đe dọa giao thông hàng hải quốc tế và an ninh cho chính Việt Nam.
Cảm nhận Singapore cũng bị đe dọa, hôm qua, dân biểu Gerald Giam chất vấn Ngoại trưởng K Shanmugam rằng liệu quyền tự do hàng hải, huyết mạch kinh tế của Singapore sẽ ra sao ? Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam tỏ ra thận trọng, không dám cả quyết.
Ông dẫn lời tuyên bố trấn an từ phía chính quyền Bắc Kinh sẽ “tôn trọng tự do hàng hải” nhưng nói thêm là tất cả tùy thuộc vào thái độ của Tàu Cộng có tính “mở rộng vùng đặc quyền kinh tế” hay không.
Theo Tin RFI