Tàu Cộng lẫn Tàu Đài Loan Lấn chiến Trường Sa
Trong tháng 11/2007 này, Việt Nam, Trung Cộng và Đài Loan đều lên tiếng tranh dành quần đảo Trường Sa. Lời qua tiếng lại nhằm tranh chủ quyền quần đảo này. Yếu tố lịch sử và quy luật biển của quốc tế đều chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, nếu không có những túi dầu thô dưới thềm lục địa thì những quần đảo này chẳng có giá trị lớn. Nhưng gần đây càng ngày các hảng dầu khám phá ra những tài nguyên dưới biển nên “tất biển là tất vàng”. CSVN trước đây tin tưởng đồng chí và anh em “môi hở răng lạnh”, nhờ Trung Cộng giúp đở xâm lăng miền Nam bành trướng chế độ Cộng Sản. Do đó, năm 1958 Phạm Văn Đồng lỡ dại tin “đồng chí” của mình đã ký một công hàm dâng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng, nên nay con cháu Hồ mở miệng mắc quai (xem công hàm trang kế), trong bản đồ bên cạnh, 9 gạch (dash) màu đỏ bao quanh của vùng biển xanh đậm là phần mà ông Phạm Văn Đồng đã ký trao vùng biển này cho Trung Cộng.
Dưới đây là toàn bộ công hàm của Thủ Tướng CSVN ký chấp nhận điều kiện giao vùng biển Việt Nam cho Trung Cộng.
Đó là chuyện của cách gần 49 năm (1958-2007), 49 năm qua Trung Cộng cứ đương nhiên coi vùng biển đó là của mình. Trong vài tuần lại đây lại có sự va chạm qua lại đánh “võ mồm”
Giữa Trung Cộng và Việt Nam:
Ngày 23 tháng 11, 2007 Việt Nam lên tiếng:
Thông tấn xã Việt Nam trích lời người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Dũng nói việc Trung Cộng tiến hành tập trận tại khu vực này ngày 16 đến 23/11 là “vi phạm chủ quyền Việt Nam”. Ông Lê Dũng được trích lời nói: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (tin BBC)
Rồi lại vuốt đuôi: Ông nói sự kiện mới này “không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước”.
Thật ra đây phải là lần đầu tiên đâu đây là lần thứ bao nhiêu rồi bộ Ngoại Giao hai nước anh em chỉ nói có chừng đó thôi, rồi im đi và vài tháng nữa lại làm tiếp.
Trung Cộng cũng đáp lại y hệt từ trước tới nay:
Hôm 27/11/2007, Trung Cộng lên tiếng bác bỏ lời phản đối của Việt Nam về chuyện hải quân nước họ tập trận ở Hoàng Sa.
Theo bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã hôm 27.11.2007, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng, ông Tần Cương đã nói việc Việt Nam phản đối là “thiếu cơ sở” (groundless).
Theo ông, “Cuộc tập trận của hải quân Trung Cộng ở các đảo Tây Sa là hoạt động bình thường trong vùng lãnh hải của Trung Cộng,”
Ông cũng nói “Trung Cộng có chủ quyền không ai có thể chối cãi được với các đảo Tây Sa và vùng nước kế cận.”
Theo ông, “tranh chấp về vùng này giữa Trung Cộng và Việt Nam là hoàn toàn không có”.
Giữa Đài Loan và Việt Nam;
Ngày 15/11/2007 Việt Nam lại lên án Đài Loan vi phạm chủ quyền quần đảo Trường Sa:
“Việt Nam phản đối việc Đài Loan nối lại kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam”.
Ông Lê Dũng cũng: “yêu cầu Đài Loan chấm dứt triển khai kế hoạch nói trên cũng như những hành động tương tự tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam,”
Trước đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, vẫn trong phần trả lời câu hỏi của các phóng viên, đã tuyên bố rằng:
“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ông Dũng nói hoạt động của Đài Loan vừa rồi là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý”.
Nhưng không nói biện pháp như thế nào để BẢO VỆ chủ quyền đó
Ngày 20/11/2007 Đài Loan lại lên tiến bác bỏ như sau:
Bộ Ngoại giao Đài Loan ra thông cáo trong đó có đoạn: “Về mặt lịch sử và địa lý, Trường Sa là lãnh thổ truyền thống của Đài Loan. Chủ quyền và quyền hạn trên các hòn đảo ở đây là không thể tranh cãi”.
Tuyên bố cũng cho biết rằng Đài Loan đã triển khai lính tới đảo Taiping (Ba Bình) nhiều năm nay và đã xây một đường băng nhằm vận chuyển các nhu yếu phẩm tới đây.
Hãng tin DPA trích lời các nghị sĩ đối lập Đài Loan cho biết, đường băng được mở rộng trên đảo Ba Bình nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của người đứng đầu chính quyền Trần Thủy Biển tới đảo này, trước khi nhiệm kỳ hai của ông này kết thúc vào tháng Năm năm 2008.
Không biết rồi đây vùng quần đảo này sẽ ra sao? Nhưng có điều chắc chắn rằng Việt Nam với tình trạng kinh tế, quân sự như hiện nay thì chỉ lên án cho có lệ, chứ chẳng dám làm gì? Còn Trung Cộng và Đài Loan thì quân sự vượt trội và cứ thế lầm lì mà lấn tới.