Tạp chí Khoa Học Mỹ gỡ bản đồ “lưỡi bò chín đoạn” khi bị phản đối từ Việt Nam
Một tạp chí khoa học danh tiếng [danh tiếng khoa học kiểu gì vậy?] của Mỹ vừa gỡ bỏ một tấm hình tải trên mạng xã hội về một nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn từ Tung Cộng, có chứa bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông sau khi vấp phải sự phản đối từ phía Việt Nam.
Trang Facebook chính thức của tạp chí khoa học Science Advances, do hiệp hội khoa học lớn nhất của Mỹ (AAAS) xuất bản, hôm 28/8 đăng tải một nghiên cứu mới đính kèm bản đồ minh họa có hình ảnh nước Tàu và đường chín đoạn, thường được biết là đường “lưỡi bò”.
Tuy nhiên, bài đăng tải này đã nhận “hàng trăm bình luận của người dùng Việt Nam phản đối hình ảnh” mà toàn thể người Việt trong và ngoài nước cho là “vi phạm chủ quyền biển đảo” của Việt Nam và cũng đã bị một toà trọng tài quốc tế bác bỏ cách đây 5 năm.
Bài đăng của tạp chí Mỹ chia sẻ nghiên cứu của 14 nhà khoa học, trong đó có 11 từ Trung Cộng và ba người còn lại từ Mỹ, Úc và Nam Phi, về sự phát triển nhanh chóng của thảm thực vật mùa xuân trong thời gian áp dụng hạn chế vì đại dịch Cúm Tàu Vũ Hán ở Trung Cộng để liên hệ tới biến đổi khí hậu. Kèm theo đó là hình ảnh hai bản đồ Trung Cộng với đường 9 đoạn thể hiện các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông chồng lấn với lãnh hải của các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam.
Tờ báo khoa học danh tiếng bậc nhất thế giới hôm 30/8 cho biết rằng một đăng tải của họ trước đó trên trang Facebook chính thức có tên Science về nghiên cứu kể trên “đã bị gỡ bỏ sau khi có những lo ngại về các bản đồ được tham chiếu trong bài báo.”
Trước đó, theo truyền thông, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã gửi thư yêu cầu tạp chí này rút lại bài báo nêu trên.
Mặc dù Science gỡ bỏ đăng tải trên trang Facebook nhưng nghiên cứu đăng trên trang web chính thức của tạp chí khoa học này vẫn có các bản đồ tham chiếu về Trung Cộng với đường 9 đoạn.
Đây không phải lần đầu tiên tờ báo khoa học, được xuất bản hàng tuần và có lượng độc giả thường xuyên lên đến 1 triệu người, đăng bài kèm bản đồ của Trung Cộng với đường lưỡi bò. Một số báo ra hồi tháng 7/2011 về một bài viết của một tác giả người Trung Cộng phân tích về vấn đề dân số của nước này cũng có đính kèm bản đồ với hình lưỡi bò 9 đoạn.
Tiến sỹ Trương Ngọc Kiểm, người cùng các nhà khoa học Việt Nam gửi thư phản đối đến tạp chí Science, nói với các ơ quan thông tin rằng ông thường xuyên nhìn thấy sự xuất hiện của bản đồ có chứa đường lưỡi bò trên báo cáo của các nhà khoa học Trung Cộng dù bản đồ này không hề liên quan đến nội dụng của nghiên cứu” khi tham dự nhiều sự kiện hoa học quốc tế.
Một nghiên cứu của tác giả Nguyen Thuy Anh, đăng tải trên Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, cho biết có tới 260 bài viết khoa học được phát hiện có sử dụng đường 9 đoạn đăng tải trên 20 tạp chí khoa học danh tiếng của các nhà phát hành nổi tiếng khác nhau gồm cả Science. Theo CSIS, Trung Cộng không chỉ tìm cách thay đổi thực địa trên Biển Đông mà còn đang tìm cách dần thay đổi suy nghĩ của thế giới về các tuyên bố chủ quyền của họ ở khu việc biển đầy tranh chấp này.
Trong vụ kiện của Philippines trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên vùng biển tranh chấp với quốc gia Đông Nam Á này, toà trọng tài quốc tế ở La Haye, Hà Lan, hồi tháng 7/2016 bác bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn mà Trung Cộng đưa ra. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn phủ nhận phán quyết này.
“Science Advances đánh giá cao các phản hồi này và đang xem xét các mối quan ngại liên quan cũng như các bước tiếp theo,” tạp chí của Mỹ cho biết trong đăng tải trên Facebook hôm 30/8 khi thông báo về việc gỡ bài có bản đồ và đường chín đoạn của Trung Cộng.
Thoe tin tức VOA, Reuters