Tập Cận Bình: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào”
Lời người post: Tàu Cộng đi cướp Biển Đông của Việt Nam làm điểm xuất phát cho chiến lược bành trướng Hán Tộc “Một Vành Đai, Một Con Dường”. Tự vẽ đường “lưỡi Bò” chín đoạn rồi cho là vùng biển thuộc chủ quyền của mình để uy hiếp con đường hàng hải huyết mạch của thế giới… Xây thành đắp lũy với những ổ vũ khí uy hiếp hàng không, hàng hải quốc tế. Dĩ nhiên, trong đó quyền lợi của Mỹ bị tổn thương. Mấy ngày qua, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đến Bắc Kinh yêu cầu Trung Cộng chấm dứt hành động xâm lược phi pháp trên Biển Đông. Nhưng Tập Cận Bình tuyên bố: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào” thật là ngỗ ngáo và phi lý hết sức… Chiến tranh thế nào cũng phải nổ ra để giải quyết toàn bộ vấn đề.
Trung Cộng cam kết duy trì hòa bình nhưng không thể từ bỏ “một tấc đất” nào mà tổ tiên để lại, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình nhấn mạnh với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm thứ Tư ngày 27/6.
Phát biểu của ông Tập thể hiện rõ những vấn đề gây căng thẳng đã ăn sâu trong quan hệ Mỹ-Trung, nhất là đối với quan điểm của Ngũ Giác Đài là Bắc Kinh đang quân sự hóa Biển Đông, một tuyến đường hàng hải quan trọng trong giao thương quốc tế.
Bắc Kinh cũng hết sức ngờ vực ý định của Mỹ đối với hòn đảo tự trị và theo thể chế dân chủ Đài Loan vốn được Mỹ trang bị vũ khí. Trung Cộng xem Đài Loan là một phần lãnh thổ thiêng liêng của họ.
Tiếp ông Mattis đang đến thăm Trung Cộng tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ông Tập nói với ông Mattis rằng Trung Cộng “chỉ có ý định hòa bình” và “không muốn gây hỗn loạn”, đài truyền hình trung ương nước này tường thuật.
Lợi ích chung giữa hai nước vượt xa những khác biệt, ông Tập nói, nhưng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì không thể có nhượng bộ. Tuy nhiên, ông Tập không nói cụ thể khu vực nào.
“Chúng tôi không thể để mất cho dù chỉ là một tấc đất lãnh thổ do tổ tiên để lại. Những gì thuộc sở hữu của người khác, chúng tôi không hề tham muốn,” ông Tập được dẫn lời nói.
Về phần mình, ông Mattis nói với báo giới rằng các cuộc hội đàm của ông ở Trung Cộng đã diễn ra “rất, rất tốt”.
“Tôi vui mừng được đến Trung Cộng và chúng tôi cũng xem mối quan hệ quân sự với Trung Cộng là có tầm quan trọng cao,” ông Mattis nói.
Các quốc chức quốc phòng Mỹ đi cùng với ông Mattis cho biết các cuộc hội đàm nhìn chung diễn ra tích cực và chân thành. Mặc dù hai bên thừa nhận những điểm va chạm, họ cũng tìm cách tập trung vào những điểm có lợi ích chung – bao gồm việc cùng chia sẻ mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc hội đàm trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa nói với ông Mattis rằng chỉ thông qua việc tôn trọng lẫn nhau và tránh đối đầu thì Mỹ và Trung Cộng có thể cùng nhau phát triển.
“Trung Cộng và Mỹ chỉ có thể phát triển cùng nhau nếu chúng ta không có xung đột, không có đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng,” ông Ngụy nói.
“Quân đội hai nước Trung-Mỹ phải thực hiện sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước, tăng cường tin cậy lẫn nhau, củng cố hợp tác và quản lý rủi ro để đưa quan hệ giữa hai quân đội trở thành một nhân tố giúp tạo ổn định trong quan hệ song phương,” ông Ngụy nói.
Ông Mattis là người đứng đầu Ngũ Giác Đài đầu tiên đến thăm Trung Cộng từ năm 2014. Ông nói với ông Mattis ông mong đợi các cuộc thảo luận của ông ở Bắc Kinh sẽ “cởi mở và chân thành”.
“Quan hệ giữa hai quân đội có vai trò quan trọng trong mối quan hệ nói chung giữa hai nước,” ông Mattis nói.
Ông Mattis cũng đã mời ông Ngụy đến thăm Ngũ Giác Đài.
Mối quan hệ quân sự giữa hai nước đã bị thử thách trong những tháng vừa qua. Hồi tháng Năm, Ngũ Giác Đài đã rút lại lại lời mời Trung Cộng tham gia một cuộc tập trận hải quân đa quốc gia với lý do là các hành động quân sự của Trung Cộng trên Biển Đông. Quyết định của Mỹ đã khiến Trung Cộng bực tức và được nêu lên trong các cuộc hội đàm với ông Mattis, Reuters dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
“Các vấn đề bất đồng được xác định nhưng không nhất thiết được đi sâu vào bàn thảo,” ông Randall Schriver, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương nói. Ông Schriver cho biết thêm rằng hai bên đồng ý tiếp tục đối thoại về Biển Đông.
Ông Ngụy cũng có thái độ lạc quan tương tự trong những phát biểu của ông.
“Chuyến thăm của Ngài đến Trung Cộng lần này…là một nhân tố tích cực mới trong mối quan hệ giữa hai quân đội và hai nhà nước,” ông Ngụy, người chỉ mới nhậm chức hồi tháng Ba, nói.
Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Cộng chỉ đề cập thoáng qua về Biển Đông, Đài Loan và Bắc Triều Tiên và dẫn lời ông Ngụy nói với ông Mattis về lập trường của Trung Cộng đối với những vấn đề trên.
Khi ông Mattis đến Trung Cộng, truyền thông Nhà nước cho biết một đội tàu chiến của Trung Cộng đã tổ chức diễn tập chiến đấu hàng ngày ở vùng biển gần Đài Loan và không quân Trung Cộng cũng thường xuyên tập trận gần hòn đảo này.
Tin VOA