Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?

Tập Cận Bình

Tập Cận Bình “lý thuyết gia” của chiến lược “một vành đai, một con đường” (One-belt, One-road). Đó là tham vọng Đại Hán thống trị thế giới trong thế kỷ thứ 21 – Trong Đại Hội Bắc Đới Hà chủ yều bàn về nhân sự cho đại hội tới của Đảng Cộng sản Trung Hoa và bàn đến những vấn đề căn bản lý luận. Toàn hội nghị đều đồng ý “đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình” – như vậy là đảng Cộng sản Trung Hoa tôn vinh Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình là tên chủ trương chiếm cho được Biển Đông làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch “Một Vành Đai, Một Con Đường”….

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được sự đồng thuận về việc đưa tư tưởng mang tên ông vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc tại cuộc họp kín của các lãnh đạo cùng các nguyên lão trong Đảng tại Bắc Đới Hà, các nguồn tin cho biết.

Như vậy với hành động này, địa vị của ông Tập trong Đảng Cộng sản đã được nâng lên ngang hàng với cố Chủ tịch đảng CSTH Mao Trạch Đông, người duy nhất cho đến nay được ghi tư tưởng của mình vào Điều lệ Đảng tại Đại hội 7 hồi năm 1945.

Theo hãng truyền thông AsiaToday thì hội nghị Bắc Đới Hà hồi tuần trước “gần như chắc chắn” đồng ý đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng. Hãng truyền thông dẫn lời một số nguồn tin phương Tây ở Bắc Kinh cho biết quyết định này đã được thông qua mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào. Hãng tin AP cũng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng ông Tập sẽ thực hiện điều này tại Đại hội 19.

Nếu như việc này được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào cuối năm nay thì vị thế của ông Tập đã vượt qua những người tiền nhiệm của ông là các cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Theo Điều lệ hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì Đảng này hoạt động theo đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình.

Cũng tại hội nghị Bắc Đới Hà, những nhân vật thân cận của ông Tập cũng được xác nhận là những ứng viên hàng đầu được đề bạt vào Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 19.

Theo đó, nếu các tình huống được xem xét thì ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương, người được xem là đồng minh thân cận nhất của ông Tập và cánh tay mặt của ông trong cuộc chiến chống tham nhũng, nhiều khả năng sẽ tiếp tục được giữ lại trong Thường vụ Bộ Chính trị bất chấp việc ông Vương đã quá tuổi.

Ngoài ra, các ông Lưu Hạc, Chánh văn phòng Tiểu tổ Các vấn đề Kinh tế và Tài chính của Bộ Chính trị, Lật Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, và Trần Mẫn Nhĩ, người vừa được điều về làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh rất có thể sẽ có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực hoặc ít nhất là vào Bộ Chính trị, cũng theo AsiaToday.

Như vậy thì những người thuộc phe cánh của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua.

Điều này cũng làm dấy lên đồn đoán rằng tại Đại hội 9 sắp tới, ông Tập sẽ sửa đổi quy luật bất thành văn về số nhiệm kỳ tại nhiệm để cho phép ông tiếp tục nắm quyền sau khi nhiệm kỳ thứ hai của ông kết thúc vào năm 2022. Trước đây, các ông Giang và ông Hồ đều phải rút lui sau 10 năm cầm quyền.

“Điểm khác biệt tại (hội nghị Bắc Đới Hà) lần này là có ít ‘trao đổi’ giữa các phe phái và phần nhiều là phục tùng uy quyền của lãnh đạo tối cao,” ông Vũ Mậu Xuân, giáo sư về chính trị Trung Quốc tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nhận định với hãng tin AP.

Trong một bình luận mới đây, ông Giang Kiến Quốc, giám đốc Văn phòng Thông tin của Quốc vụ viện, dường như đã úp mở về khả năng Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ được đưa vào Điều lệ Đảng khi ông dành lời khen có cánh cho tư tưởng của ông Tập, AP cho biết.

“Đó là học thuyết mà đại bộ phận người dân Trung Quốc đã quán triệt và đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Trung Quốc. Nó cũng trở thành một nguồn lực có thể thay đổi thế giới,” ông Giang nói, “Do đó việc tổng kết lại hệ thống tư tưởng này một cách chính xác hơn và khoa học hơn cũng là điều bình thường.”

Tại một hội nghị trung ương mới đây, ông Tập đã xác định mình là “lãnh đạo hạt nhân” của Đảng Cộng sản Trung Quốc thay cho quy chế lãnh đạo tập thể dưới thời ông Hồ Cẩm Đào. Ông cũng giới hạn quyền lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường, đồng minh của ông Hồ, trong vai trò truyền thống là giám sát nền kinh tế. Ngoài ra, ông cũng làm suy yếu ảnh hưởng của Đoàn phái, tức Đoàn thanh niên cộng sản, vốn là cơ sở quyền lực của các ông Hồ và Lý.

Những động thái này cho thấy “không ai có thể thách thức quyền lực của ông Tập,” ông Trần Đạo Ngân, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải, nói với AP. Những ai không thề trung thành với sự lãnh đạo của ông Tập sẽ đối mặt với nguy hiểm, ông Trần nói thêm.

“Thông điệp được đưa ra tại Bắc Đới Hà về vấn đề nhân sự chỉ là thông báo với hội nghị về những gì mà ông Tập đã quyết định bất chấp người khác có đồng ý hay không,” ông Trần nói.

Hội nghị Bắc Đới Hà, diễn ra trên bờ biển của thị trấn Bắc Đới Hà thuộc tỉnh Hà Bắc, thực chất là kỳ nghỉ hè thường niên của các lãnh đạo cao cấp đương nhiệm lẫn về hưu. Thông tin về hội nghị không được công bố và hội nghị năm nay diễn ra trước thềm Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc nên được cho là có vai trò rất quan trọng.

AsiaToday cho rằng hội nghị Bắc Đới Hà năm này là hội nghị “của ông Tập, bởi ông Tập và vì ông Tập”.

The Asia Times

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt