Tập Cận Bình muốn thể hiện như một ông hoàng lớn
Báo Libération có bài “Tập Cận Bình đóng vai ông hoàng ‘đại đại’”. Sự thay đổi đặc biệt tại quốc gia cộng sản này bắt đầu với một bài viết dài trên tờ Nhân dân Nhật báo, ngày 16/10/2014. Trong đó, danh từ “Tập Đa đa” (Xi Ta Ta) đã được nhắc lại đến 23 lần. Theo một số nhà sử học thì “Đại đại” (Ta Ta) là danh gọi trang trọng từng được dùng để gọi các hoàng thân triều Mãn Thanh, trước khi sụp đổ năm 1911.
Truyền thông Nhà nước Trung Cộng từ giờ gọi lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình là “Đại đại” hay “Đức ông”. Việc sử dụng một ngôn từ phong kiến cũ để nói về Tập Cận Bình khiến nhiều nhà ly khai lo ngại, khi mà từ hơn hai năm nay, đàn áp nhắm vào những người hoạt động dân chủ gia tăng (theo một số nhà báo Trung Quốc, “Đại đại” dùng để chỉ người anh của bố, tức bác, vốn được dùng riêng trong hoàng tộc nhà Thanh tại Bắc Kinh, sau đó phổ biến ra xã hội như một cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng, tại những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa Bắc Kinh – ndr). – “Bác” này Hồ Chí Minh học để xưng “Bác” với người dân Việt Nam (sic).
Việc sử dụng từ “Đại đại” thật ra không phải là bắt buộc, nhưng xảy ra thường xuyên. Điều này cũng giống như việc Tập thể hiện sự gắn bó với một loạt các thủ lĩnh và các nhà tư tưởng trong quá khứ, Libération bình luận như trên.
Báo Libération điểm lại, từ khi lên nắm quyền, Tập đã đặt hoa tại tượng cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, hành hương về quê Khổng Tử, người mà Mao Trạch Đông rất ghét. Gần đây, Tập Cận Bình tuyên bố “tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác-Lê ninh, tư tưởng Mao và chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, nhưng đồng thời khẳng định không phủ nhận các giá trị văn hóa và thờ ơ với lịch sử.
Cũng như chế độ hiện hành, ông Tập Cận Bình thích trích dẫn Khổng Tử. Nói chuyện với các cán bộ đảng, Chủ tịch Trung Cộng họ Tập lặp lại lời nhà triết học thời cổ đại : “Người trị vì có đạo đức giống như ngôi sao bắc đẩu bất động, mà muôn sao đều hướng về”…thật lếu láo, trong khi Tập là hiện thân của sự bất ổn biển Đông và mối đe dọa hòa bình thế giới.