Tập bị phản đòn khi đánh giá sai lầm xu thế thời đại!

Hình minh họa Tập lên ngôi hoành đế nước Tàu

Đằng sau việc Tập Cận Bình thường xuyên nhắc đến “biến động lớn trăm năm mới gặp”

Ngày 28/12/2017, Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” tại cuộc họp năm 2017 của các đặc phái viên ngoại giao thường trú ở nước ngoài. Sau đó, Trung Cộng đã bắt đầu quảng bá lời tuyên bố này một cách cao độ, và hàng nghìn bài báo của các bình luận, học giả đã theo đó mà phụ họa. Còn những lời nói của quan chức Trung Cộng thì như một đàn ngỗng kêu to theo tiếng nổ của Tập Cận Bình.

Vào tháng 06/2018, Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Hội nghị công tác đối ngoại của Ban chấp hành Trung ương Trung Cộng rằng “thế giới đang ở vào tình thế mà trong 100 năm qua chưa từng có, và hai điều này đồng thời đan xen và tác động qua lại lẫn nhau”. Tháng 12 cùng năm, ông lại nêu ra luận điểm này tại Hội nghị công tác Kinh tế Trung ương. Trong năm 2019 và 2020, ông cũng đã có những phát biểu tương tự.

Như vào ngày 29/06/2020, tại lớp học tập trung của Bộ Chính trị Trung Cộng, Tập đã nhắc lại “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ.”

Vào ngày 11/01/2021, tại lễ khai giảng lớp học đặc biệt của Trung Cộng, Tập Cận Bình lại nhắc lại quan điểm của mình về “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ”, đồng thời nhấn mạnh rằng “thời gian và tình thế” đều đứng về phía Trung Cộng và phải “dám đấu tranh”.

Tuy nhiên, Tập đã không giải thích hàm ý cụ thể của “sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” là gì và rốt cuộc những gì đang thay đổi lớn thì Tập không nói rõ. Trong giai đoạn này, có thể tìm thấy một số manh mối từ bài phát biểu của các học giả của Trung Cộng.

Vào tháng 11/2018, Diêm Học Thông, một chuyên gia tư vấn của Trung Cộng và là hiệu trưởng của Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, tin rằng bây giờ là cơ hội chiến lược tốt nhất cho Trung Cộng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Ngô Tân Ba, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải cũng nhận định rằng năm 2018 “xu hướng suy giảm” của Hoa Kỳ đang tăng tốc và trở nên xấu hơn, “làm suy yếu đáng kể vị thế và ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ.”

Tại một hội thảo học thuật vào tháng 3/2019, Vương Tương Tuệ, một giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh cho biết, lập luận của Tập nói ở một trình độ cao thì chính là đề cập đến xu hướng bên này giảm thì bên kia tăng. “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” chính là thế giới phương Tây do Hoa Kỳ làm đại diện và hệ thống toàn cầu hóa do Hoa Kỳ thống trị đang đi đến hồi kết thúc, trong khi Trung Quốc hay các quốc gia mới nổi ở phía Đông và phía Nam đang trỗi dậy, đây chính là xu thế của thế giới ngày nay.

Kim Xán Vinh, một cố vấn khác của Trung Cộng lại cho rằng, đó là đang nói đến hai siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ, cộng với một số nước lớn khác.

Những tuyên bố tương tự có thể được bắt nguồn từ cuốn sách “Hoa Kỳ chống lại Hoa Kỳ” của Vương Hộ Ninh xuất bản năm 1991. Trong cuốn sách này, Vương Hộ Ninh nhận định “Thể chế của Hoa Kỳ nói chung dựa trên chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa dân chủ, nhưng rõ ràng nó đang thua một thể chế chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa vô tư quên mình và chủ nghĩa tập trung quyền lực.”

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất nói, “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” có thật là sự suy tàn của Hoa Kỳ và sự mạnh tăng lên của Trung Cộng hay không? Kỳ thực, đây là một đánh giá sai lầm của Tập và Trung Cộng. Năm 2017 là năm Trump lên nắm quyền và trên thế giới đã xuất hiện một phong trào chống cộng quy mô lớn. Trung Cộng tự cho rằng Hoa Kỳ đang suy tàn, trên thực tế những biểu hiện khác nhau đang thể hiện trước mắt của Hoa Kỳ là phản ánh sự bắt đầu quá trình thanh lọc bản thân Hoa Kỳ khỏi tệ nạn trong nhiều năm gắn bó và hòa trộn vào với Trung Cộng và chủ nghĩa cộng sản.

Lý Lâm Nhất cho rằng ai mạnh ai yếu là do lòng dân quyết định chứ không thể hoàn toàn quyết định bằng quân sự và kinh tế. Hiện nay người dân trên thế giới, bao gồm cả người Hoa, ngày càng nhìn rõ được bản chất xấu xa của Trung Cộng. “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” này có thể được áp dụng cho bản thân Trung Cộng, chính là sự suy tàn và giải thể mà trong một trăm năm qua Trung Cộng chưa gặp.

Các cố vấn của Chính phủ Hoa Kỳ: Điểm quyết định về chiến lược của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ trong ba giai đoạn

Trong chính phủ Hoa Kỳ, có không ít người nhận định rằng Trung Cộng đã chế định chính sách bành trướng ra bên ngoài là dựa trên căn cứ “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ”.

Rush Doshi, Giám đốc cấp cao của Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, đã viết một bài báo trên tạp chí “Chính sách ngoại giao” vào tháng 10 năm ngoái, cho rằng Trung Cộng đã thực hiện ba điều chỉnh về chính sách chiến lược đối với Hoa Kỳ.

Lần điều chỉnh đầu tiên là sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, khi đó Liên Xô tan rã, khiến Trung Cộng coi Hoa Kỳ là một đối thủ hùng mạnh, lại có sự đe dọa về mặt ý thức hệ. Theo đó, các nhà lãnh đạo Trung Cộng như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đã khuyến khích Trung Cộng “ẩn mình chờ thời.”

Sự thay đổi chiến lược thứ hai là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khiến Trung Cộng tin rằng Hoa Kỳ đang suy yếu. Lãnh đạo Trung Cộng lúc ấy là Hồ Cẩm Đào đã sửa đổi chiến lược của Đặng Tiểu Bình, nhấn mạnh “tích cực hữu vi.” Trung Cộng bắt đầu thiết lập trật tự khu vực.

Hiện nó đang trải qua sự thay đổi chiến lược thứ ba của Trung Cộng. Quá trình này bắt đầu cách đây 4 năm, khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu và Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ.

Đỗ Như Tùng từng là Giám đốc kế hoạch chiến lược Trung quốc tại Viện Brookings, một tổ chức chuyên nghiên cứu về chiến lược toàn cầu của Trung Cộng.

Julian Gewirtz, Giám đốc phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc mới được bổ nhiệm, cũng có cùng quan điểm.

Gewitz tin rằng dự đoán của Trung Cộng về Hoa Kỳ đang đi xuống đã khiến họ dám áp dụng “kiểu công kích hung hăng hơn.”

Trung Cộng dưới sự lãnh đạo của Tập đã chủ động xuất kích và làm xấu đi mối quan hệ với các nước khác

Tuyên bố của Đỗ Như Tùng và Geweiz  là có cơ sở.

Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, đã chủ động tấn công trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vào tháng 11/2012, ngay sau khi Tập nhậm chức, ông đã dẫn các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ đến thăm triển lãm “Con đường phục hưng” tại Bảo tàng Quốc gia, và công bố “Giấc mộng Trung Hoa” của mình.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Alaska vào tháng 09/2015, năm tàu chiến Trung Quốc đã đi về phía eo biển Bering trên vùng biển quốc tế gần Alaska sau khi tham gia một cuộc diễn tập hải quân Trung-Nga. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ phát hiện quân đội Trung Cộng xuất hiện ở eo biển Bering.

Năm 2015, Trung Cộng đã ra mắt “Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Á châu” (AIIB, Asian Infrastructure Investment Bank). Đồng thời, Trung Cộng cũng đề xuất sáng kiến ​​“Một vành đai, một con đường”, nhằm lôi kéo được một số nước Á châu, Âu châu và Phi châu.

Đồng thời, Trung Cộng bắt đầu khai triển các lực lượng quân sự toàn cầu, chẳng hạn như mua cảng quân sự của Sri Lanka và đầu tư vào Cảng Gwadar của Pakistan; trực tiếp thách thức sức mạnh tài chính của Hoa Kỳ bằng một loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền, giành được quyền lãnh đạo của một số cơ quan ở trong Liên Hợp Quốc, và còn thực hiện chiến lược “Một vành đai, một con đường” và công khai cạnh tranh kỹ thuật công nghệ với Hoa Kỳ, v.v.

Đồng thời, Trung Cộng đã đưa ra lời đe dọa quân sự đối với Hoa Kỳ. Ví dụ, vào tháng 1 năm ngoái, Trung Cộng đã cử một hạm đội tinh nhuệ mới của hải quân khu vực miền nam đến tập trận tại vùng biển của đảo Midway. Vào ngày 21/02 năm đó, trang tuyên truyền đối ngoại “dwnews.com” rõ ràng là đe dọa Hoa Kỳ: “Nếu phóng một tên lửa hành trình ở đây, thì có thể trực tiếp đe dọa tới Hawaii.”

Vào tháng 3 năm ngoái, Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố đe dọa là ở Nam Hải đã sẵn sàng một “trận địa tấn công” có thể tiến hành phóng tên lửa hạt nhân chống lại Hoa Kỳ.

Vào tháng 8 cùng năm, Trung Cộng đã cao giọng tuyên bố rằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu “Bắc đẩu số 3” chính thức được khai trương, có nghĩa là có thể thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chính xác trên toàn bộ lãnh thổ của Hoa Kỳ.

Vào cuối năm 2019, virus Vũ Hán (coronavirus) bùng phát trước tiên ở thành phố Vũ Hán, sau đó Trung Cộng đã che giấu sự thật vì nhiều lý do và cuối cùng nó lan rộng ra toàn cầu. Kể từ đó, Trung Cộng đã “chủ động xuất kích”, một mặt đổ lỗi về nguồn gốc của dịch bệnh cho nhiều quốc gia, đồng thời sử dụng “phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh quốc gia” để thay đổi triệt để chính sách “một quốc gia, hai chế độ” đã được Trung Cộng hứa hẹn với người dân Hồng Kông.

Tại nước Tàu, Tập tiếp tục “củng cố sự lãnh đạo của đảng” đối với 1.4 tỉ dân Tàu, tăng cường kiểm soát đối với nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sau khi Tập xóa bỏ giới hạn thời gian làm chủ tịch nước, chính quyền Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với Trung Cộng. Mối quan hệ giữa Trung Cộng và các quốc gia khác trên thế giới đã có một bước chuyển biến đột ngột.

Phân tích: Các viện chiến lược của Hoa Kỳ chỉ ra rằng đánh giá sai lầm của Tập Cận Bình đang dần bị phản đòn

Vào ngày 28/01, Viện chiến lược Hội đồng Đại Tây Dương của Hoa Kỳ đã phát hành một báo cáo dài của “các cựu quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ”: “Bức điện dài hơn hướng tới một chiến lược Trung Quốc mới của Hoa Kỳ” ám chỉ đối phó Tập Cận Bình.

Báo cáo cho rằng chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng phải nhắm vào Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình, bởi vì “Trong thế kỷ 21, thách thức quan trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt là sự trỗi dậy của một Trung Cộng ngày càng độc tài dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình”. “Tập Cận Bình không chỉ là vấn đề mà Hoa Kỳ phải đối mặt. Ông ấy còn đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với toàn bộ thế giới dân chủ.”

Báo cáo cho rằng mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng là thay thế các nhà lãnh đạo hiện tại.

Văn kiện này cho rằng mục tiêu chiến lược thay đổi người lãnh đạo của Trung Cộng là khả thi bởi vì sự bất mãn với năng lực lãnh đạo và dã tâm của Tập Cận Bình đã khiến Trung Cộng bị chia rẽ nghiêm trọng. “Các quan chức cao cấp của Trung Cộng rất lo lắng về phương hướng chính sách của Tập và cảm thấy tức giận vì Tập luôn yêu cầu phải tuyệt đối trung thành.”

Hội đồng Đại Tây Dương là một trong những viện chiến lược của chính quyền Hoa Thịnh Đốn và là một trong những viện chiến lược có ảnh hưởng trong lĩnh vực an ninh toàn cầu, được thành lập vào năm 1961.

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất nhận định từ các bài phát biểu gần đây của Biden, cho thấy rằng giới hạn cuối cùng được vạch ra cho Trung Cộng đa số phù hợp với 5 gạch đỏ được đề xuất trong tài liệu “Bức điện dài hơn” của Hội đồng Đại Tây Dương vào cuối tháng trước. Nói cách khác, chiến lược chống lại chính cá nhân Tập do Hội đồng Đại Tây Dương đề xuất ít nhất cũng cung cấp cho Biden một sự lựa chọn trong các công cụ chính sách đối phó Trung Cộng.

Lý Lâm Nhất chỉ ra rằng mặc dù báo cáo này không đạt được sự đồng thuận ở Hoa Kỳ, nhưng nó đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong giới chính trị. Ý tưởng lật đổ nhắm vào cá nhân Tập Cận Bình như vậy, tuy là ít gặp, nhưng liệu trong tương lai nó có thể thành hiện thực và đạt được sự thỏa thuận ngầm với các thế lực phản Tập trong nội bộ Trung Cộng hay không, thì dù sao những điều này cũng đang khiến Tập lo lắng nhất.

Lý Lâm Nhất nhận định sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới là một xu thế. Việc Tập không muốn từ bỏ Trung Cộng và nhận định sai lầm về thế cục sẽ dẫn đến sự phản đòn nhắm vào ông ta. Vào ngày 09/02 năm nay, Tập đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh online “17 + 1” giữa lãnh đạo Trung Cộng và các nước Trung và Đông Âu, đã có ít nhất hai nước cử bộ trưởng đi tham dự, thể hiện sự lạnh nhạt đối với Tập Cận Bình.

Do Ye Ziming thực hiện
Sương Sương biên dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt