Tăng năng lực nhờ 9 thói quen (habit) hằng ngày…
Chín thói quen (habit) dùng để nâng cao năng lượng hàng ngày trong cơ thể con người:
Càng lớn tuổi, theo thời gian với số tuổi năng lực con người sút kém, do đó năng lực (năng lượng) trong cơ thể con người về già sẽ kém đi. Theo các nghiên cứu khoa học cho chúng ta một thứ thuốc giúp cho sự tồn trữ năng lượng bằng thói quen (habit) hằng ngày của con người...
Thói quen số 1: Đi ngủ sớm lúc 10 giờ đêm.
Giấc ngủ ban đêm là thời gian gian để lấy lại (re-charge) năng lượng của chúng ta sau một ngày làm việc. Nếu đêm không ngủ đủ giờ giấc, thì hôm sau con người như lảo đảo… trí nhớ không minh bạch… Khoa học cũng cho biết phải ngủ bảy (7) đến tám (8) giờ là điều bắt buộc nếu chúng ta muốn duy trì khả năng suy nghĩ sáng suốt và có sức khỏe làm việc cho cả ngày sau.
Giấc ngủ là lấy lại năng lượng của chúng ta sau một ngày làm việc. Nếu chúng ta không ngủ đủ giờ giấc, chúng ta sẽ bắt đầu làm việc kém hiệu quả.
Thói quen số 2: Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục là sự đầu tư lâu dài vào cho mức năng lượng của chúng ta. Thật dễ dàng để cắt giảm trong thời gian ngắn, nhưng theo thời gian, chúng ta sẽ giảm thể lực tổng thể, khiến chúng ta khó suy nghĩ chín chắn và có sức khỏe cả ngày.
Nếu khó khăn có thời gian để đến phòng tập (gym). Đừng nghĩ rằng việc đến phòng tập thể dục là điều kiện tiên quyết. Chúng ta tạo một thói quen sau khi ngủ dậy, khởi động một số động tác thể dục buổi sáng như hít 10 hít đất chẳng hạn sẽ làm lưu thông máu trong cơ thể giúp chúng ta nguồn năng lực tốt hơn đẻ làm việc trong ngày. Thói quen cơ bản này, dù nhỏ mà là một đầu tư không nhỏ giúp năng lượng chúng ta tốt hơn và trí tuệ nhạy bén hơn.
Hãy hít 10 hít đất hoặc nhiều hơn vào buổi sáng ngủ dậy.
Thói quen thứ 3: Hãy ngủ trưa 20 phút
Có một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa sẽ mang lại (re-charge) cho chúng ta nhiều lợi ích về nhận thức. Sau giấc ngủ ngắn có thể giúp ích cho trí nhớ rất nhiều.
Một giấc ngủ ngắn có thể giúp chúng ta tiếp tục làm việc vào buổi chiều, khi bình thường chúng ta đã thấy thấm mệt. Một số đông người Mỹ áp dụng ngủ trưa rất bài bản: họ đem theo cơm trưa, ăn trưa xong, tắt đèn ngồi trên ghế làm việc ngủ chừng 20 phút rồi thức dậy làm việc thấy họ bình tĩnh và thoải mái hơn. Đó là cách tích trữ lại năng lương. Điều quan trọng là chỉ ngủ trưa ngắn 20 phút, đừng ngủ lâu sẽ khiến chúng ta buồn ngủ. Cần đồng hồ báo thức để đánh thức chúng ta sau 20 phút.
Hãy ngủ trưa 20 phút sau khi ăn trưa để phục hồi năng lượng cho buổi chiều.
Thói quen thứ 4: Làm việc quan trọng trong buổi sáng
Hãy đặt mục tiêu hoàn thành công những việc quan trọng nhất của chúng ta trong bốn giờ đầu tiên của buổi sáng trong ngày làm việc, bắt đầu càng sớm càng tốt.
Lợi dụng buổi sáng năng lượng của chúng ta còn đầy và tinh thần tỉnh táo hơn., làm việc c1o kết quả cao hơn. Nếu lãng phí thời gian vào email, lướt phone sẽ không tạo ra được điều gì có giá trị, mà tiêu pha hết năng lương. Tốt hơn nên tập trung những việc quan trọng vào một khoảng thời gian có nhiều năng lượng rồi là chèn nó một vài công việc ngẫu nhiên nhỏ vào các khoảng thời gian.
Hãy biến bốn giờ đầu tiên của buổi sáng thành một khoảng thời gian làm việc tập trung vào những việc khó khăn và quan trọng giải quyết.
Thói quen thứ 5: Đặt mục tiêu làm việc ngày mai
Năng lực tiến triển theo tỉ lệ thuận với động lực. Kế hoạch vững vàng là động lực và nó sẽ thúc đẩy năng lực. Một kế hoạch rõ ràng dứt khoát tức là sắp xếp công việc cho ngày mai trong cuối ngày hôm nay sẽ đễ thành công hơn là lu bu không biết việc gì trước, việc gì sau rồi cuối cùng chẳng có việc gì xong cả. Những ngày tới còn công việc hôm qua chưa giải quyết xong đưa chúng ta vào trạng thái hối thúc gây nên áp lực (stress) trong chúng ta. Như vậy là viết ra chi tiết ngày mai làm gì từ đêm hôm trước hoặc ít nhất những phút đầu tiên của một ngày. Khiến nó diễn ra trước mắt chúng ta thúc đẩy động lực của chúng ta.
Trước khi đi ngủ, hãy hình dung công việc và viết ra kế hoạch thực hiện cho ngày mai.
Thói quen thứ 6: Phải hoàn thành mục tiêu của chúng ta đã đặt ra
Nhiều người trong chúng ta thật lạ, thậm chí có hai thói quen trong người trái ngước nhau: Một là họ thực sự giỏi thuyết phục người khác làm tất cả những việc mà họ sẽ không làm, nhưng chính bản thân họ không có khả năng tạo động cơ cho chính mình làm những việc phải làm.
Chúng ta phải trở thành cả hai: vạch chương trình cho chính mình và chính chúng ta phải thực hiện nó hoàn hảo. Phải tự nhắc nhở bản thân.
Hãy dành ra ít phút mỗi ngày để suy nghĩ về những hành động ngày hôm nay đang giúp chúng ta hướng tới.
Thói quen thứ 7: có thêm bạn tốt
Bạn có thể không chọn được cha mẹ, đồng nghiệp hay manager của mình. Nhưng chúng ta có quyền chọn lựa bạn bè trong cuộc sống của chúng ta.
“Chọn bạn mà chơi” như thế nào tùy thuộc vào kinh nghiệm sống của chúng ta. Thế giới chúng ta đang sống đôi khi cần một bờ vai để khóc, nhưng một số người sẽ mong đợi chúng ta là bờ vai của họ.
Hãy giới hạn thời gian cho những người khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức.
Thói quen thứ 8: Đọc những cuốn sách tốt hơn
Một trong những lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách không chỉ đơn giản là cung cấp cho chúng ta ý tưởng và tin tức hữu ích. Những cuốn sách hay nhất không phải là những cuốn sách dạy chúng ta thay đổi toàn bộ cách suy nghĩ một cách tinh tế hơn.
Audio books có thể rất hữu ích cho việc đọc sách, vì chúng ta có thể nghe đi nghe lại khi đang di chuyển mỗi ngày trong xe. Một cuốn sách hay cho vấn đề này là cuốn sách mà khi chúng ta nghe nó, nó sẽ tự động điều chỉnh suy nghĩ của chúng ta về những điều chúng ta cần phải cố gắng thực hiện. Giống như một bài hát hay có thể là nền tảng cho một cảm xúc nào đó thì một cuốn sách hay có thể là nền tảng cho suy nghĩ điều gì đó.
Hãy luôn có một cuốn sách tốt bằng Audio để tạo động lực cho chúng ta thực hiện mục tiêu của mình muốn.
Thói quen sau cùng, thứ 9: Sắp xếp cuộc sống của chúng ta
Thói quen cuối cùng không phải là quá trình thực hiện một lần mà là nỗ lực không ngừng để đưa các yếu tố khác nhau trong cuộc sống của chúng ta ra khỏi va chạm với nhau hàng ngày.
Rất nhiều năng lượng bị lãng phí vì các sự việc khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, làm đảo lộn từ trong ra ngoài. Hãy dành chút thời gian gát tay lên tráng để suy nghĩ giải quyết (mà phải giải quyết – để càng lâu va=càng nguy cho sức khỏe) những xung đột trong cuộc sống để phân tích sự hóa giải chúng như thế nào?! Đôi khi điều đó có thể được thực hiện trong thời gian ngắn. Đôi khi, nó đòi hỏi một kế hoạch dài hạn để thoát khỏi môi trường độc hại, vòng tròn xã hội hoặc hệ thống niềm tin đang cản trở chúng ta. “The good life is a good balancing”.
Hãy ngồi xuống trong một giờ và suy nghĩ về tất cả những điều hỗ trợ cho mục tiêu của chúng ta cũng như tất cả những điều đang cản trở chúng ta. Bạn có thể giải quyết những căng thẳng đó bằng cách nào?
Https://vietquoc.org sưu tầm