Tân thủ tướng Anh: Liz Truss là ai?
Lời người post: Hoa Kỳ và Anh Quốc là hai quốc gia lúc nào cũng bên cạnh nhau trên chính trường quốc tế. Chính sách ngoại giao của Hoa kỳ có mạnh hay không cũng do “tiền hô hậu ủng” của Anh Quốc. Quan sát viên thế giới cho rằng Mỹ-Anh một cặp song sinh. Tạp chí Time Magazine ngày 5/09/2022 có bài “Những điều cần biết về tân Thủ Tướng Anh: Liz Truss” giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo về vị nữ tân thủ tướng trẻ đẹp này ra sao?
Tân thủ tướng Liz Truss là ai?
Bà tân Thủ Tướng nước Anh nổi tiếng là một con tắc kè đổi màu chính trị, Bà Truss đã từng đội những cái mũ tư tưởng chính trị màu sắc khác nhau trong quá khứ. Bà sinh ra ở Oxford, nước Anh trong một gia đình thiên tả; Thời thơ ấu, bà Truss thường cùng mẹ tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ giải trừ vũ khí nguyên tử và chống lại các lập trường Bảo Thủ của chính phủ Margaret Thatcher. Bà đã tổ chức các cuộc hội thảo đòi cải cách kinh tế sâu rộng về thị trường tự do… Khi còn là sinh viên tại Đại học Oxford, bà lãnh đạo hội sinh viên của Đảng Dân Chủ Tự Do (Liberal Democrats Party) và ủng hộ việc bãi bỏ chế độ quân chủ tại nước Anh.
Sau đó, bà chuyển qua trung thành với Đảng Bảo Thủ Anh – một vòng xoay 180 độ mà bà cho là do sự trưởng thành tạo nên (khi vận động tranh cử trong Đảng Bảo Thủ bà nói “Tất cả chúng ta đều có những hành vi sai trái ở lứa tuổi thanh thiếu niên”, còn đối với những cử tri khác bà lại dùng đảng Dân Chủ Tự Do để làm nền móng khai thác “Một số người đã quan hệ tình dục, ma túy và nhạc rock ‘n’ roll. Tôi có đảng Dân Chủ Tự do”).
Những tiết lộ rằng vào những năm đầu 2000 bà Truss có quan hệ tình cảm với một nhà lập pháp Đảng Bảo Thủ lớn hơn bà 10 tuổi đe dọa sẽ làm chệch hướng tham vọng nghị viện của bà. Nhưng bà đã được số phiếu bầu làm nghị sĩ vào năm 2010 và vượt qua các thành viên khác của Bảo Thủ và Truyền Thống. Vào năm 2014, Truss trở thành nữ bộ trưởng nội các trẻ nhất của chính phủ David Cameron với chức thư ký môi trường trong chính phủ và tiếp tục trong nội các của Theresa May và Boris Johnson.
Trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016, sáu năm trong nhiệm kỳ của bà với tư cách là một nghị viên quốc hội Bảo Thủ, Truss ủng hộ mạnh mẽ cho Anh ở lại Liên Hiệp Châu Âu (EU), Bà gọi Brexit là một “thảm kịch ba” được ủng hộ bởi những người “đầu trên mây, chân ở vùng đất cu gáy”.
Sáu năm sau, Truss là một người theo chủ nghĩa Brexiteer và mang đặc trưng tiêu chuẩn của cánh hữu chống lại sức mạnh kết hợp của Liên Hiệp Châu Âu, Ủng hộ chính sách kinh tế chính trị của cựu nữ thủ tướng Đảng Bảo Thủ Margaret Thacher – hành động khiến bà trở thành đứa con cưng của những người trung thành với Đảng Bảo Thủ. Bà mô tả bản thân là một sự tiến bộ “không ngừng”, điều này có thể giúp giải thích sự thăng tiến nhanh chóng của bà trong các cấp bậc của đảng Bảo Thủ. Bà cũng được coi là người trung thành với Boris Johnson, là một trong số ít các bộ trưởng không từ chức trong thời kỳ thất bại và đầy tai tiếng của cựu Thủ Tướng Boris Johnson. Tuy nhiên, đối với những người chỉ trích thì cho Bà Liz Truss là kẻ cơ hội chính trị.
Liz Truss so với Boris Johnson như thế nào?
Theo ông Gavin Barwell, cựu bộ trưởng Đảng Bảo Thủ và chánh văn phòng của cựu Thủ tướng Theresa May, nói về bà Truss rằng: “tất cả những gì Truss đã nói trong chiến dịch tranh cử, rõ ràng rằng bà Liz Truss là một Boris Johnson liên tục trên diện rộng” . Về các vấn đề chính sách đối ngoại, Truss hoàn có thể khác với người tiền nhiệm của mình, đặc biệt là việc ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, về chính sách kinh tế, Truss ủng hộ việc cắt giảm thuế và đưa ra một quan điểm khác xa hơn trong một số lĩnh vực – đặc biệt là khi nói đến chi tiêu xã hội, là điểm mà Boris Johnson đã phủ nhận quan niệm của Đảng Bảo Thủ về chính phủ hạn chế.
Giống như Johnson, Truss được biết đến là người có một chút ngốc nghếch trước quần chúng, một tính cách được thấy rõ nhất qua bài phát biểu lan truyền của Liz Truss trên các thị trường thịt lợn ở Anh. Tuy nhiên, điều còn phải xem là liệu Liz Truss có thể sánh ngang với sự nổi tiếng của Boris Johnson hay không, đặc biệt là trong giới Bảo Thủ Truyền Thống. Tim Bale, giáo sư chính trị tại Đại học Queen Mary ở London, và là người đứng đầu một dự án nghiên cứu tư cách thành viên của các đảng chính trị chính của Anh cho biết: “Rất ít người có thể sánh được với sức hấp dẫn của Boris Johnson. Liz Truss chắc chắn không thể”.
Có lẽ điểm chung quan trọng là liệu Truss có tiếp tục đi theo di sản của Boris Johnson hay là phá hoại các quy tắc và quy ước chính trị của nước Anh. Giống như Johnson, Truss đã cho biết có thể không chỉ định một cố vấn đạo đức mới, một vai trò trách nhiệm tư vấn cho Thủ tướng về đạo đức trong đời sống công cộng. Hai cố vấn cuối cùng đã bỏ cuộc vì chính phủ Boris Johnson không tuân thủ quy tắc ứng xử của bộ trưởng. Nhưng theo cách Truss nhìn nhận, chính phủ của Truss không cần giám sát như vậy. Bà từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử, “Tôi là một người luôn hành động chính trực – và đó là những gì tôi sẽ làm với tư cách là một Thủ Tướng Nước Anh”.
Những nhà lãnh đạo thế giới với tân Thủ Tướng Liz Truss thì sao?
Trước đây với tư cách là Ngoại trưởng, Truss đã có nhiều thời gian gặp gỡ các nhà lãnh đạo thế giới. Nhưng bà tân Thủ Tướng chắc chắn phải đối diện với những khó khăn to lớn hơn, đặc biệt là về mối quan hệ với các đồng minh châu Âu và mối quan hệ đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU) hồi đầu năm nay, sau khi Truss ban hành luật có nguy cơ đơn phương phá hủy các thỏa thuận thương mại sau Brexit trên đảo này, trong đó một phần là thành viên của EU. Với tư cách là một ứng cử viên, Truss cam kết đưa ra luật sẽ đơn phương hủy bỏ việc kiểm soát hàng hóa đi giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Anh, bất chấp sự lo ngại rằng nó có thể vi phạm luật quốc tế.
Truss đã có nhiều lời chỉ trích hơn nữa trong chiến dịch tranh cử khi nói rằng “ban giám khảo không có quyền” về việc liệu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là bạn hay thù của Anh Quốc (TT Pháp, Macron, trong một phản ứng bực tức, tái khẳng định rằng Anh là một quốc gia thân thiện, “bất chấp, và đôi khi bất chấp, những người lãnh đạo là ai”).
Peter Ricketts, một cựu giới chức ngoại giao Anh từng là đại sứ của Anh tại Pháp cho biết: “Điều đó phản ánh cảm giác thực sự của Liz Truss về việc đối phó với người châu Âu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến vào những vùng nước nóng [ý nói là bà Truss] khắc nghiệt hơn với người châu Âu, thậm chí còn hơn cả dưới thời Boris Johnson.”
Một mối quan hệ quan trọng khác cần để ý sẽ là với Tòa Bạch Ốc. Tân thủ tướng Liz Truss được cho là ít nhiệt tình hơn đối với “mối quan hệ đặc biệt” giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc so với các thủ tướng tiền nhiệm. Mặc dù bà chắc chắn sẽ phải tiếp tục hợp tác chặt chẽ giữa London và Washington trong những chính sách chung đối với Nga và Trung Cộng, nhưng chắc chắn sẽ có xích mích với chính quyền TT Joe Biden về kế hoạch tiến hành viết lại Nghị Định Thư Bắc Ireland.
Liz Truss đối diện với những khó khăn nào?
Tại thời điểm này, sẽ dễ dàng hơn để liệt kê những gì bà Liz Truss dù muốn dù không phải đối diện. Bà Truss phải giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng còn sót lại từ thời Johnson, trong đó khó khăn nhất là cuộc khủng hoảng về đời sống vật giá leo thang của dân Anh. Người Anh đang phải đối diện với một mùa đông trước mắt mà tiền sưởi ấm gia đình của họ có thể tăng 80%; Trong tháng 07/2022 lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm là 10.1%. Bà Liz Truss đã cam kết thông qua ngân sách khẩn cấp đầu tiên để giải quyết khủng hoảng này, mặc dù bà đang giữ kín ngân sách hỗ trợ là gì.
Ngoài những thách thức kinh tế của Anh mà bà đang đối diện, Truss cũng sẽ phải vất vả với các cuộc khủng hoảng chính trị đang rình rập, không những ở Bắc Ireland. Mà còn tại Scotland, Đảng Dân Tộc Scotland sẽ chờ phiên điều trần của Tòa Án Tối Cao Anh Quốc vào tháng tới về việc liệu chính phủ Scotland có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập mà không có sự đồng ý của Nghị Viện Anh hay không? Kết quả của cuộc trưng cầu này quyết định số phận của Liên Minh Anh và khả năng lãnh đạo của tân thủ tướng Liz Truss. Sự ủng hộ cho nền độc lập của Scotland đã tăng lên trong những năm sau khi nước Anh có Brexit. Scotland đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập đạt mức cao là 55% vào năm ngoái. Theo như nhà lập pháp Stewart McDonald lo ngại, chính phủ của bà Truss “sẽ vẫn là sự phản đối của cử tri đối với hầu hết mọi người ở Scotland”, giống như Boris Johnson đã từng làm.
Ngoài những cuộc khủng hoảng trên, bà Truss cũng phải tham gia vào một vấn đề nhỏ là thống nhất đảng của Liz Truss sau một chiến dịch lãnh đạo đầy cam go. Mặc dù điều này có thể không phải là quá nhiều thách thức khi phải làm hòa với các đối thủ lãnh đạo chính thức của Bà. Giống như các cựu Thủ Tướng khác, Boris Johnson sẽ tiếp tục vai trò của mình trong quốc hội với tư cách là một nghị sĩ cao cấp. Những kho khăn lớn của Johnson đối với Truss có thể không đến từ người ngồi chiếc bàn sau lưng ông. Theo Barwell cho rằng: “Tôi nghi ngờ Johnson sẽ quay lại viết một bài báo thông thường, và điều đó sẽ luôn có giá trị nếu anh ấy là người như thế nào. Và đó sẽ là một thách thức thực sự đối với tân Thủ Tướng”.
Liệu Truss sẽ tồn tại?
Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Anh sẽ không diễn ra cho đến cuối năm 2024 hoặc tháng Giêng năm 2025. Về mặt kỹ thuật, bà Truss có thể kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh trước thời điểm đó, mặc dù nó sẽ rất bất thường nếu Đảng Bảo Thủ chiếm đa số trong quốc hội quyết định. Nhưng điều đó không có nghĩa là Truss sẽ được bảo đảm kéo dài đến cuộc bầu cử tiếp theo – Đảng Bảo Thủ Truyền Thống có thói quen ủng hộ các nhà lãnh đạo. Ricketts nói: “Liz Truss có thể chứng tỏ là người cuối cùng trong hàng thủ tướng của Đảng Bảo Thủ”.
Phiên dịch: Lê Thành Nhân
Nguồn: Time Magazine
link: https://time.com/6210935/liz-truss-uk-prime-m