Tân đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam

Ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc đặc trách Á Châu sự vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia

Toà Bạch Ốc vừa loan báo rằng sẽ đề cử ông Daniel Kritenbrink là tân đại sứ tại Việt Nam thay thế ông Ted Osius đã hết nhiệm kỳ ba năm. Ông Kritenbrink là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, gần 25 năm hoạt dộng trong ngành ngoại giao về châu Á. Hiện ông đang là Cố vấn cấp cao về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington. Ông Kritenbrink là ai? Kinh nghiệm có đủ bản lãnh để đối với tập đoàn CSVN vốn gian manh xảo trá không? 

Hôm qua 27/07, Tờ Omaha World Heral (Thủ phủ tiểu bang sản xuất thịt bò Nabraska) hãnh diện đưa tin “Trump picks Nebraska native Daniel Kritenbrink to be U.S. ambassador to Vietnam” (Trump chọn dân sinh ra ở Nebraska – Danial Kitenbrink là đại sứ của Mỹ tại Việt Nam)

Đúng vậy, ông Daniel Kritenbrink sinh năm 1968 và lớn lên tại một nông trại ở ngoại ô thị trấn Ashland, đây là một thị trấn nhỏ với dân số 2453 người theo thống kê năm 2010. Ở đó ông phát triển sự ưa thích về ngành ngoại giao và lớn lên ông học về khoa Chính Trị Khoa Học (Politiach Science) tại đại học Kearneyra của tiểu bang Nabraska. Sau đó ông đến tiểu bang Virginia và tốt nghiệp Master tại Đại Học tiểu bang Virginia năm 1994. 

Những lời nói của Danial về một con người ở nông trại của Mỹ: “cho rằng ông đã hấp thụ những giá trị Mỹ tốt đẹp nhờ lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở vùng trung tây nước Mỹ”

Giáo sư Thomas Magstadt nói về cậu học trò say mê môn sử học và chính trị như sau: “Thời đó Kritenbrink có tham vọng trở thành một chuyên gia về Liên Bang Xô Viết”

Thế nhưng, ông lại đi sang một ngã rẽ khác, bắt đầu sự nghiệp ngoại giao tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 1994, và phục vụ tại toà đại dứ Hoa Kỳ ở Tokyo thủ đô Nhật Bản năm 1994-1995, ở đây cơ duyên đưa đến, ông gặp một cô gái người Nhật tên Nami, cả hai mới vào nghề ngoại giao sau khi tốt nghiệp đại học, họ đã yêu nhau và lập gia đình năm 1996. 

Năm 1995-1997 ông phục vụ toà đại sứ Sapporo một thành phố phía Bắc Nhật Bản, rồi chuyển qua toà đại sứ của Mỹ ở Kuwait Trung Đông năm 1997-1999. Có lẽ vì yêu xứ Phù Tang nên ông trở lại toà đại sứ Hoa Kỳ ở Tokyo vào năn 2000-2004 và sau đó ông phục vụ tạo toà đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc  Kinh 2004-2009. Từ 2009 ông trở về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với những nhiệm vụ ngoại giao cao cấp.

Trong ngành ngoại giao ông đã trải qua những chức vụ:

Phụ tá Bộ Trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương phụ trách về Trung Cộng, Mông Cổ và Đài Loan.
Giám Đốc đặc trách ngoại giao về Trung Cộng và Mông Cổ
Đặc trách chính trị toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh (Phó Đại Sứ)
Cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại Giao Hoà Kỳ
Cố vấn cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gai Hoa Kỳ 

Ông Daniel Kritenbrink là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông phục vụ dưới các đời Tổng Thống của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà.

Đại sứ Ted Osius nói ông và ông Daniel Kritenbrink đã biết nhau từ lâu. Ngay sau khi Tổng thống Trump loan báo ý định đề cử ông Kritenbrink, ông Osius viết trên trang Facebook cá nhân:

“Tôi nghĩ không thể có một nhà ngoại giao nào tốt hơn ông Kritenbrink để tiếp nối các động lực tích cực cho mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ và Việt Nam”.

Trong cương vị cố vấn cao cấp đặc trách các vấn đề Á Châu tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng Thống Obama, ông Kritenbrink có mặt trên phi cơ Tổng thống -Air Force One, trên chuyến bay đi Hà Nội khi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam vào năm 2016.

Daniel Kritenbrink (trái), đang cố vấn cho TT Barack Obama trên phi cơ Air Force One đường đi Hà nội năm 2016. Các cố vấn khác và phụ tá ngồi chung quanh cùng bàn với TT Obama. Từ trái sang phải: Adewale Adeyemo, Ben Rhodes, Michael Donovan, Mike Froman and Cố Vấn An Ninh Quốc Gia bà Susan Rice.

Phóng viên Joseph Morton của World Herald Bureau tường thuật rằng trên chuyến bay trở về nước sau chuyến công du Châu Á của ông Obama, có tin Bắc Hàn vừa thử nghiệm thêm một quả bom hạt nhân.

Ông Daniel Kritenbrink đã tận lực làm việc trong suốt chặng cuối cùng của chuyến bay, tức thời dàn xếp các cuộc điện đàm trên đường dây nóng để Tổng Thống Obama có thể trấn an các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc rằng Hoa Kỳ sát cánh với họ trước hành động khiêu khích của Bắc Hàn.

Theo đài VOA thì Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế tại Việt Nam cũng khen ngợi không hết lời nhà ngoại giao chuyên nghệp này: “Trong những ngày tới, 3 cường quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, và thêm cả Nga nữa, là 4 siêu cường của vành đai Thái Bình Dương. Mà theo tôi thế kỷ này, Thái Bình Dương sẽ quan trọng hơn mặt Đại Tây Dương, thành ra một người hiểu biết khá cặn kẽ về Á châu, nói thạo tiếng Nhật và tiếng Trung, và có nhiều năm ở Trung Quốc, thì có lẽ là một người thực thi chính sách ngoại giao và an ninh, thì đây tôi nghĩ là một người thích hợp để thi hành đường lối chính sách của ông Donald Trump.”

Đó là những gì về ứng viên Kritenbrink trong chức Đại Sứ Hoa kỳ tại Việt Nam. Nay chỉ mới được Tổng thống Trump đề cử. Sau khi có thông cáo chính thức của Tổng thống, ông sẽ phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi sang Việt Nam trình quốc thư cho Chủ tịch nước và chính thức trở thành Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Đặc biệt, việc đề cử đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam mà nhiều báo và đài truyền hình Mỹ đưa tin “hot”. Điều đó chứng tỏ rằng sự bang giao Việt-Mỹ trong những ngày tới mang một tầm quan trọng. Thông thường các cơ quan truyền thông của Mỹ “đánh hơi” rất nhạy bén, nhưng việc truyền thông đồng loạt đưa lên mang một tầm vóc nào đó trong tương lai.

Vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt